[Tất Tần Tật] Các Tiêu Chuẩn ISO Về Khổ Giấy - In Đăng Nguyên

Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada. Trong bài viết này, Indangnguyen.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất tần tật tiêu chuẩn ISO về khổ giấy.

1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 216

Các loại giấy dùng trong in ấn rất đa dạng và khiến người tiêu dùng hoang mang trong việc lựa chọn kích thước phù hợp với nhu cầu. Do vậy, Tổ chức quốc tế ISO đã thống nhất theo một kích thước chuẩn. Đọc để hiểu rõ hơn nhé!

Về tổ chức ISO

tổ chức ISO

ISO là tên viết tắt của International Organization for Standardization, là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, là tổ chức độc lập, phi chính phủ. Hiện nay có trên 150 quốc gia là thành viên, bao gồm cả Việt Nam.

Đây là tổ chức được thành lập với nhiệm vụ xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Các tiêu chuẩn này giúp các tổ chức phát triển bền vững; các doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm với chất lượng đồng đều.

Tính tới thời điểm này, ISO đã ban hành khoảng 22.000 tiêu chuẩn. Bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất tới an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe. Một trong số đó là ISO 216 về khổ giấy trong lĩnh vực in ấn.

Tiêu chuẩn ISO 216 là gì?

ISO 216 là bộ quy định về khổ giấy, phân loại về các định dạng giấy khác nhau dựa trên các kích thước của bảng để tạo ra một tiêu chuẩn quốc tế. Chúng được xây dựng trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức.

tiêu chuẩn ISO 216

Việc đưa ra sự thống nhất về kích thước chuẩn của khổ giấy cho phép tất cả các quốc gia có thể có sự đồng nhất trong các sản phẩm in ấn trên giấy. Khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO 216 là phải đáp ứng các quy định sau:

  • Kích thước giấy luôn viết chiều ngắn hơn trước.
  • Tất cả các khổ A, B và C được sản xuất phải có hình chữ nhật. Tỉ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2 (~ 1,414).
  • Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh được xác định là 841 x 1189mm
  • Các khổ trong cùng dãy được sắp xếp theo thứ tự lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước.
  • Các khổ giấy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ A.
  • Các khổ giấy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ A và B tương ứng.

kích thước các khổ giấy tiêu chuẩn

khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO

Bạn có thắc mắc lí do tại sao ISO lại đưa ra sự thống nhất về kích thước giấy trong in ấn này không? Cùng tìm lời giải ngay dưới đây nhé!

Xem bài viết : 

Kích thước khổ giấy in : kích thước A5, kích thước A3, A4, A2, A1, A0, A6

Kích Thước Các Loại Sổ Còng Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tạo khổ giấy a4 trong photoshop – Kích thước a4 trong photoshop

2. Tại sao cần có tiêu chuẩn về khổ giấy?

Để in ấn ra giấy, các xưởng sản xuất cần sử dụng tới rất nhiều thiết bị in, máy photocopy. Mỗi một loại máy sẽ được trang bị, thiết lập cơ chế in ấn theo quy chuẩn riêng để tạo sự đồng bộ cao nhất.

Cụ thể như, để sản xuất ra tập khổ giấy A0 đều nhau, đồng bộ giữa tất cả các xưởng in. Muốn vậy thì kích thước khổ giấy phải được quy định theo một tiêu chuẩn sẵn để hỗ trợ quá trình in ấn cho từng loại thiết bị khác nhau.

Đối với người tiêu dùng, họ có thể chọn lựa cho mình khổ giấy phù hợp để sử dụng theo nhu cầu riêng. Ví dụ muốn in ấn văn bản, người ta dùng mẫu giấy A4 cho loại máy in tương ứng. Nếu in sách kiểu cũ, khổ giấy A5 là thích hợp nhất.

Đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực in ấn thì việc nắm rõ các kích thước khổ giấy là rất quan trọng. Bởi lẽ nhờ đó bạn mới ứng dụng đúng vào việc in ấn bằng máy in hoặc máy photocopy chuyên dụng.

Nói tóm lại, việc sử dụng khổ giấy theo tiêu chuẩn ISO là một việc làm bắt buộc. Bởi mỗi một loại máy in khác nhau sẽ cần đến một khổ giấy tương ứng.

Hiện nay, nhờ sự đa dạng của các loại máy in và khổ giấy. Các cơ sở in ấn có thể đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng một cách tốt nhất.

Nguồn : Wikipedia

Từ khóa » Khổ Giấy Theo Tc Iso Là