Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì? Mô Tả Công Việc Kiểm Toán Nội Bộ Chi Tiết

1. Bạn hiểu về kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ được biết đến là một trong những bộ phận rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là những người sẽ đảm nhiệm công việc tư vấn, đảm bảo sự độc lập, khách quan cho các vấn đề trong doanh nghiệp. Bộ phận này được thiết lập ra nhằm gia tăng các giá trị, các hiệu quả của doanh nghiệp, kiểm soát và quản trị rủi ro, giúp họ thực hiện được các mục tiêu phát triển thông qua những phương pháp tiếp cận cụ thể và được tổ chức theo hệ thống quy tắc nghiêm ngặt.

Bạn hiểu về kiểm toán nội bộ là gì
Bạn hiểu về kiểm toán nội bộ là gì?

Như vậy, các nhân viên kiểm toán nội bộ sẽ có vai trò chính là kiểm tra thông tin, quản lý hệ thống vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo mang đến sự chính xác và hiệu quả nhất trong các hoạt động phát triển. Và để hiểu rõ hơn về vị trí này, hãy cùng theo dõi bản mô tả công việc kiểm toán nội bộ chi tiết dưới đây.

Hé lộ: Chi tiết lương kiểm toán tại đây. Đừng bỏ lỡ!

2. Bản mô tả công việc kiểm toán nội bộ chi tiết nhất

2.1. Trách nhiệm chung của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

Kiểm toán cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kiểm toán cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kiểm toán cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các nhân viên kiểm toán nội bộ sẽ trực tiếp có nhiệm trong việc thiết lập ra các quy trình về kiểm toán nội bộ. Tại một số doanh nghiệp quy mô lớn thì công việc này sẽ do các Trưởng bộ phận kiểm toán thực hiện. Tuy nhiên, đối với một vài doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân sự ít hơn thì nhiệm vụ này sẽ do chính các nhân viên kiểm toán nội bộ đảm nhiệm.

Theo đó, việc vận hành quy trình kiểm toán trong doanh nghiệp sẽ cần phải được thực hiện một cách suôn sẻ, thuận lợi, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Toàn bộ những tài liệu liên quan đến quy trình kiểm toán sẽ cần phải dựa theo phạm vi, quy mô và mức độ phức tạp từ các hoạt động kiểm toán diễn ra tại doanh nghiệp. Bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình và chỉnh sửa lại các quy trình sao cho phù hợp và đáp ứng được những thay đổi của doanh nghiệp theo từng thời điểm.

Việc làm kiểm toán nội bộ

Thực hiện xây dựng, cải thiện cũng như giám sát hệ thống kiểm toán nội bộ doanh nghiệp

Nhân viên kiểm toán nội bộ sẽ phải lập các báo cáo kết quả mình thực hiện được sau mỗi chu trình kiểm toán kết thúc. Báo cáo đó cần phải thể hiện được toàn bộ kết quả của quy trình kiểm toán như thế, số liệu cụ thể ra sao, đánh giá về các số liệu đó và đưa ra các đề xuất phương án, giải pháp để khắc phục cho các vấn đề còn tồn đọng trong quy trình vận hành doanh nghiệp.

Ngoài ra, bộ phận kiểm toán nội bộ doanh nghiệp cũng thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu rõ và đo lường những cải tiến mới dựa trên các cơ sở triển khai các giải pháp khắc phục cho các vấn đề trong doanh nghiệp.

Đánh giá về các nguồn lực của doanh nghiệp

Đánh giá về các nguồn lực của doanh nghiệp
Đánh giá về các nguồn lực của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp còn là đánh giá chi tiết về các nguồn lực hiện tại bao gồm có các nguồn lực về tài chính, ngân sách, các báo cáo tài chính, đánh giá về sự tuân thủ của các bộ phận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Đây được xem là một trong những công việc quan trọng nhất của bộ phận kiểm toán nội bộ bởi sau quá trình đánh giá này, họ sẽ có thể nắm bắt được về thực trạng sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp ra sao. Thông qua đó có thể đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề này cũng như đề xuất cho Ban lãnh đạo về định hướng phát triển của doanh nghiệp ở tương lai.

Việc làm trợ lý kiểm toán

Thực hiện tham mưu cho Ban lãnh đạo các chiến lược quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản doanh nghiệp

Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ còn bao gồm cả việc quản trị các vấn đề rủi ro, đảm bảo sự an toàn cho tài sản sử dụng trong doanh nghiệp. Và bên cạnh việc quản lý đó, họ còn có thể tham mưu, đưa những chiến lược khả thi gửi lên Ban lãnh đạo để họ xem xét và phê duyệt cho triển khai trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho việc cải thiện những rủi ro có thể bất ngờ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để làm được công việc này yêu cầu các nhân viên kiểm toán nội bộ sẽ cần có các kỹ năng chuyên môn tốt như là phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đưa ra được các quyết định chính xác.

Luôn đảm bảo quy trình kiểm toán được thực hiện theo quy định pháp luật

Luôn đảm bảo quy trình kiểm toán được thực hiện theo quy định pháp luật
Luôn đảm bảo quy trình kiểm toán được thực hiện theo quy định pháp luật

Hiện nay, toàn bộ quá trình hoạt động liên quan đến kiểm toán – kế toán trong doanh nghiệp đều được quy định một cách chi tiết, cụ thể theo quy chuẩn của ngành và pháp luật thông qua các luật doanh nghiệp, luật tài chính,... Do đó, toàn bộ công tác thực hiện kiểm toán sẽ phải luôn đảm bảo tuân thủ theo những quy định đó như là tính công khai, minh bạch, đảm bảo chính xác,...

2.2. Nhiệm vụ cụ thể của kiểm toán nội bộ

Chi tiết về công việc của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay bao gồm như sau:

- Thực hiện công việc kiểm soát toàn bộ chu trình kiểm toán tại doanh nghiệp bao gồm có quản lý các vấn đề rủi ro, hiệu quả sản xuất, kinh doanh cũng như mức độ tin cậy về tài chính doanh nghiệp. Toàn bộ quá trình kiểm soát này sẽ phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định mà pháp luật đã đưa ra.

- Làm nhiệm vụ thu thập, phân tích và đánh giá về các tài liệu kế toán – kiểm toán, các báo cáo tài chính, các dữ liệu quan trọng trong doanh nghiệp,...

- Lập các báo cáo công việc và trình lên Ban lãnh đạo, thuyết trình trong các cuộc họp nội bộ.

- Thực hiện công việc tư vấn một cách độc lập, khách quan, luôn phải đảm bảo tính hợp pháp về các mục tiêu, các thành quả đạt được tại doanh nghiệp.

Việc làm thực tập kiểm toán

Nhiệm vụ cụ thể của kiểm toán nội bộ
Nhiệm vụ cụ thể của kiểm toán nội bộ

- Tìm hiểu, xác định các vấn đề còn tồn đọng trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp tối ưu nhất khắc phục.

- Thường xuyên giám sát, theo dõi các báo cáo ở từng bộ phận, tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra các kiến nghị khi cần thiết.

- Tham gia vào các công tác đánh giá những rủi ro, xây dựng nên các kế hoạch chi tiết, cụ thể về hoạt động kiểm toán hàng năm cho doanh nghiệp, dự báo về các rủi ro có thể gặp phải cùng các biện pháp dự phòng.

- Tham gia vào quá trình hoàn thiện cũng như xây dựng nên các chuẩn mực về kiểm toán cho doanh nghiệp như là các quy trình làm việc của phòng kế toán – kiểm toán, các chương trình kiểm toán, hệ thống các biểu mẫu để phục vụ công việc,...

- Ngoài ra, các kiểm toán viên nội bộ cũng thực hiện việc giám sát, hướng dẫn cho một số nhân viên mới theo yêu cầu và sự phân công của cấp trên, xử lý một số công việc quan trọng khác theo sự chỉ đạo.

Kiểm toán nội bộ đảm nhiệm rất nhiều công việc trong doanh nghiệp
Kiểm toán nội bộ đảm nhiệm rất nhiều công việc trong doanh nghiệp

3. Những tiêu chí trong tuyển dụng việc làm kiểm toán nội bộ

Kiểm toán là một trong những ngành khá nghiêm ngặt, làm việc có quy tắc và theo những quy định của pháp luật. Chính vì vậy mà những yêu cầu, tiêu chí trong tuyển dụng vị trí này cũng khá cao. Để có thể ứng tuyển thành công và trở thành nhân viên kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, các bạn cần đảm bảo được những yếu tố sau:

- Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên theo các chuyên ngành về kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng,..., am hiểu chuyên sâu về các kiến thức chuyên môn, hiểu về luật kế toán – kiểm toán, có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc.

- Ưu tiên những ứng viên đã có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên trong nghề và ở các vị trí tương đương, có chứng chỉ kiểm toán do Bộ Tài chính cấp.

- Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các công cụ, phần mềm kế toán – kiểm toán cần thiết như là word, excel,...

- Trở thành kiểm toán viên nội bộ, các bạn cần phải là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết, trung thực bởi tính chất công việc sẽ luôn gắn liền đến vấn đề tài chính, các con số, dữ liệu, báo cáo,... do đó rất cần một người làm việc nghiêm túc, cẩn trọng.

Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hồ Chí Minh​

Những tiêu chí trong tuyển dụng việc làm kiểm toán nội bộ
Những tiêu chí trong tuyển dụng việc làm kiểm toán nội bộ

- Luôn phải nhạy bén với các con số, tư duy tốt, có khả năng nắm bắt và phân tích tốt.

- Kỹ năng giao tiếp là một yêu cầu cần thiết đối với các kiểm toán viên nội bộ bởi họ sẽ thường xuyên cần làm việc với nhiều bộ phận khác nhau, làm việc với Ban lãnh đạo, thuyết trình, báo cáo trong các cuộc họp.

- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc một cách khoa học, ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng, chịu được áp lực lớn trong công việc.

- Là người điềm tĩnh, xử lý, giải quyết được các vấn đề, sự cố phát sinh cũng như đưa ra các kế hoạch, giải pháp tối ưu cho các vấn đề đó trong doanh nghiệp.

4. Quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí kiểm toán nội bộ

Kiểm toán hiện nay là một nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ, chính vì vậy mà số lượng sinh viên theo học các trường về kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng ngày càng gia tăng mạnh mẽ.

Thực tế, việc nhận được nhiều sự lựa chọn như vậy cũng không quá bất ngờ bởi những quyền lợi, chế độ bạn có thể nhận được khi làm việc ở vị trí này trong các doanh nghiệp là khá lớn. Cụ thể như là:

- Môi trường làm việc của ngành kiểm toán rất chuyên nghiệp, làm việc theo quy tắc chung, tạo điều kiện để các bạn có thể rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống.

- Đây là nghề được đánh giá khá ổn định, lâu dài, phù hợp với những ai có xu hướng lựa chọn một cuộc sống ổn định, đảm bảo có thời gian dành cho bản thân, gia đình.

Quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí kiểm toán nội bộ
Quyền lợi hấp dẫn dành cho vị trí kiểm toán nội bộ

- Thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nâng cao trình độ, phát triển bản thân và có nhiều cơ hội để thăng tiến lên các vị trí như chuyên viên, quản lý, trưởng phòng kiểm toán nội bộ,...

- Được hưởng đầy đủ các chế độ về bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, thăm hỏi ốm đau, bệnh tật, hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn, khám sức khỏe định kỳ, có các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép hàng năm theo quy định của nhà nước.

- Thường xuyên được tham gia du lịch, sự kiện, tiệc tùng, sinh nhật,... theo chính sách đãi ngộ nhân viên của các doanh nghiệp.

Việc làm Kế toán - Kiểm toán tại Hà Nội​

5. Mức lương nhận được khi trở thành kiểm toán nội bộ

Mức lương dành cho vị trí kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp hiện nay được đánh giá là khá tốt và ổn định. Cụ thể, mức lương sẽ được quy định tùy theo năng lực, kinh nghiệm mà ứng viên có được như sau:

- Lương dành cho các bạn trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể từ khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.

- Lương dành cho những ai đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm trong nghề hay vị trí tương đương sẽ dao động từ khoảng 10 – 13 triệu đồng/tháng.

Mức lương nhận được khi trở thành kiểm toán nội bộ
Mức lương nhận được khi trở thành kiểm toán nội bộ

- Còn những ai đã có nhiều năm làm việc trong nghề, kinh nghiệm dày dặn, năng lực tốt thì mức lương sẽ lên đến 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Mức lương này có thể sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế cũng như quy mô hoạt động, sự phát triển của từng doanh nghiệp.

Việc làm

Hy vọng những thông tin về bản mô tả công việc kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp trong bài viết trên đây sẽ hữu ích và giúp các bạn có thể lựa chọn được công việc phù hợp nhất cho mình nhé. Chúc các bạn đạt được thành công!

Cùng tham khảo ngay mẫu mô tả công việc kiểm toán nội bộ chi tiết, đầy đủ nhất trong file dưới đây!

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KIỂM TOÁN NỘI BỘ.doc

Từ khóa » Bộ Phận Kiểm Toán Nội Bộ Là Gì