Kiểm Toán Phần Hành Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu kiểm toán phần hành thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Đảm bảo thuế và các khoản phải nộp NSNN là hiện hữu
Thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN
Đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ
Được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Thủ tục chung
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước.
Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).
Thủ tục phân tích
So sánh các TK thuế năm nay với năm trước để phân tích, đánh giá tính hợp lý của những biến động.
Kiểm tra chi tiết
Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
Thu thập bảng tổng hợp chi tiết theo dõi từng loại thuế, so sánh số phát sinh, số dư cuối kỳ với số cái, sổ chi tiết và BCĐSPS.
Xem xét biên bản quyết toán/thanh tra thuế trong năm/kỳ (nếu có)
- Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo biên bản với số liệu sổ kế toán. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
- Đối chiếu số dư các khoản thuế phải nộp theo biên bản với số liệu sổ kế toán. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
- Xác định các loại thuế bị tính sai, tính thiếu đã được khắc phục trong năm/kỳ này hay chưa;
- Kiểm tra các khoản tiền phạt thuế theo biên bản quyết toán/thanh tra thuế (nếu có), đảm bảo đơn vị có loại ra khi tính thuế TNDN.
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ:
- Xem xét tờ khai quyết toán thuế, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế phải nộp năm/kỳ trước để xác nhận số dư đầu năm/kỳ;
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán để chứng minh cho số dư đầu kỳ.
Thuế TNDN hiện hành và hoãn lại
Thu thập tờ khai quyết toán hoặc bảng tính thuế TNDN hiện hành:
- Đối chiếu lợi nhuận kế toán và số thuế TNDN phải nộp trên tờ khai với số liệu sổ kế toán, BCTC;
- Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của việc xác định các khoản thu nhập và chi phí chịu thuế/không chịu thuế, được/không được khấu trừ hoặc được hưởng ưu đãi, miễn giảm hoặc chịu mức thuế suất khác nhau trên cơ sở kết quả kiểm toán các phần hành doanh thu/chi phí liên quan;
- Đánh giá cách phân loại các khoản chênh lệch về thuế mang tính tạm thời hay vĩnh viễn để xác định thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại phù hợp.;
- Đánh giá tình trạng hiện tại của các khoản mang sang từ các năm trước (ví dụ: lỗ lũy kế, thuế còn phải nộp, thuế hoãn lại);
- Xem xét về việc thay đổi thuế suất, miễn giảm, ưu đãi về thuế hoặc quy định thuế trong năm được áp dụng đối với đơn vị;
- Kiểm tra thuế suất áp dụng và tính chính xác của việc tính toán.
- Kiểm tra cơ sở ước tính, cách tính toán của thuế TNDN hoãn lại và xem xét tính đánh giá cuối kỳ.
- Kiểm tra liệu việc hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này.
- Kiểm tra chứng từ nộp thuế TNDN và chứng từ nhận hoàn thuế TNDN trong kỳ (nếu có).
- Đối chiếu với KTV thực hiện phần kiểm tra chi phí xem có khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí phải trả, chi phí trả trước,… không hợp lý, không có đầy đủ chứng từ theo qui định có khả năng không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà chưa được đơn vị loại trừ.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thu thập các tờ khai thuế GTGT trong năm/kỳ:
Lập bảng tổng hợp thuế GTGT đã kê khai trong năm/kỳ. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu sổ kế toán, BCTC (tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tổng số thuế GTGT đầu ra phát sinh, tổng doanh thu kê khai tính thuế…). Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định.
Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra và so sánh với số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
Kiểm tra, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế để đảm bảo rằng thuế suất thuế GTGT được DN áp dụng phù hợp với quy định.
Dựa trên số liệu doanh thu, thu nhập khác chịu thuế GTGT và thuế suất tương ứng, lập ước tính độc lập về thuế GTGT đầu ra và so sánh với số liệu hạch toán và kê khai thuế GTGT. Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
Kiểm tra chứng từ nộp thuế và chứng từ hoàn thuế GTGT trong kỳ.
Kiểm tra tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Đọc lướt sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào để phát hiện thuế GTGT của các khoản thanh toán không qua ngân hàng [từ 20 triệu đồng] trở lên nhưng vẫn kê khai được khấu trừ;
Kiểm tra chọn mẫu chứng từ thuế GTGT đầu vào để đánh giá tính hợp lệ của các khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong năm;
Đối với thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của nguyên vật liệu đầu vào cho hàng xuất khẩu, kiểm tra việc thu tiền bán hàng xuất khẩu tương ứng cho GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ.
Trao đổi với đơn vị và KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phải trả cho người bán xem có trường hợp quá hạn thanh toán không và đơn vị đã loại trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng không được khấu trừ chưa. Đồng thời chọn mẫu kiểm tra chứng từ thanh toán có đúng với thời hạn kê khai trả chậm không.
Kiểm tra sổ cái và tờ khai thuế của các tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán để đảm bảo thuế GTGT đầu ra, đầu vào đã được hạch toán đầy đủ, đúng kỳ.
Thuế nhập khẩu (NK) và thuế GTGT hàng NK
Đối chiếu số thuế phải nộp theo sổ kế toán với các tờ khai thuế trong năm và chứng từ liên quan, đảm bảo các khoản thuế này đã được hạch toán chính xác và đầy đủ. Giải thích những chênh lệch lớn (nếu có);
Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp thuế NK, thuế GTGT hàng NK đã nộp trong năm;
Dựa trên lượng HTK thực tế, ước tính số thuế NK đươc hoàn cho hàng hóa tồn kho đã nộp thuế NK. So sánh số ước tính với số liệu của đơn vị đã hạch toán và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch nếu có;
Kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo số dư cuối kỳ về thuế GTGT hàng nhập khẩu tương ứng với thuế GTGT còn được khấu trừ trên TK 133 (chú ý chỉ được khấu trừ khi đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu).
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Kiểm tra việc kê khai, hạch toán thuế TTĐB phải nộp, đã nộp đối với các mặt hàng chịu thuế TTĐB, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, biên bản quyết toán thuế và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan;
Ước tính số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. So sánh số ước tính với số liệu của đơn vị đã hạch toán và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch (nếu có);
Kiểm tra, đối chiếu với chứng từ toàn bộ các khoản hoàn thuế TTĐB trong kỳ (nếu có) và đảm bảo thuế được hoàn được phản ánh phù hợp vào sổ kế toán.
Thuế nhà thầu
Thu thập danh sách nhà thầu nước ngoài, hàng hóa và dịch vụ thuê nước ngoài đã trả, xem xét tính đầy đủ và chính xác của các khoản trích lập thuế nhà thầu theo sổ kế toán và kê khai của công ty cũng như việc thanh toán;
Xem xét đơn vị có đăng ký mã số thuế cho nhà thầu nước ngoài khi ký hợp đồng không;
Kiểm tra thuế nộp trong năm với chứng từ chi tiền.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Kiểm tra việc tính toán, kê khai và nộp thuế TNCN, đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế, bảng lương và chứng từ nộp thuế, đối chiếu với các văn bản quy định về thuế có liên quan;
Xem xét, trao đổi với các KTV thực hiện các phần hành khác xem trong kỳ có phát sinh các khoản chi phí như:
Tiền nhuận bút; tiền dịch sách; tiền giảng dạy; tiền tham gia các hiệp hội, HĐQT, HĐTV, ban quản lý,…; tiền thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật, dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao, các dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng, dịch vụ pháp lý; khuyến mãi bằng tiền, trúng thưởng…;
Tiền thuê nhà trả cho người nước ngoài, tiền đóng học phí cho con học phổ thông của người lao động Việt Nam, tiền thuê xe cho cá nhân người lao động, mua bảo hiểm không bắt buộc, chi phí khám chữa bệnh,…;
Lợi nhuận/cổ tức chi trả bằng tiền cho các thành viên/cổ đông;
Khoản vay tiền từ các cá nhân;
Nếu có, xem xét xem đơn vị có thực hiện khấu trừ và kê khai và nộp thuế TNCN cho các khoản chi này theo qui định chưa/tính các khoản này vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế TNCN phải nộp của người lao động không.
Thuế và các khoản phải nộp khác (thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế nhà đất…)
Kiểm tra việc tính toán, kê khai và nộp thuế và các khoản phải nộp khác.
Đối chiếu số liệu kế toán với các tờ khai thuế và các khoản phải nộp, chứng từ nộp, đối chiếu với các văn bản quy định pháp lý có liên quan.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Bài viết liên quan:
Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Bảng giá kiểm toán tại Bình Dương
Bảng giá dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán độc lập chuyên nghiệp
Phí dịch vụ lập báo cáo chuyển giá tại Long An
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Ninh Thuận
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Thuận
Dịch vụ kiểm toán tại Nha Trang tỉnh Khánh Hoà
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Đồng Nai
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Bình Phước
Dịch vụ kiểm toán tại Tây Ninh
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại An Giang
Dịch vụ kiểm toán tại tỉnh Bến Tre
Dịch vụ kiểm toán tại Tiền Giang
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Tiền Giang
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Tiền Giang
Tag: Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Tiền Giang, Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Tiền Giang, kiểm toán độc lập tại Tiền Giang, Dich vu kiem toan doc lap tai tien giang, kiem toan doc lap tai Tien Giang, Kiểm toán.
Từ khóa » Sổ Chi Tiết Tài Khoản 821
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Thuế TNDN - Tài Khoản 821 Theo TT 200
-
Hạch Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp TK 821 Theo TT 133
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp - Tài Khoản 821
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 821 - CHI PHÍ THUẾ TNDN
-
Sổ Sách Và Báo Cáo: - Sổ Cái TK 821. Đặc điểm Kế Toán Xác định Kết ...
-
Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Sổ Chi Tiết TK 8211 - 123doc
-
Hướng Dẫn Hạch Toán Tài Khoản 821 Theo Thông Tư 200
-
Sơ đồ TK 821 - Chi Phí Thuế TNDN Theo Thông Tư 200 - Tin Tức Kế Toán
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản 821 - Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh ...
-
Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp : Ghi Sổ Kế Toán Và Trình Bày Báo Cáo ...
-
Sơ đồ Kế Toán Tài Khoản 821 - Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp ...
-
Bước 7: Kết Chuyển Lãi Lỗ Và Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Phải Nộp
-
Kiến Thức Vàng Cần Biết Về Tài Sản Thuế Thu Nhập Hoãn Lại Mới Nhất ...
-
Kỹ Thuật Kiểm Soát Số Liệu Trên Bảng Cân đối Số Phát Sinh Trước Khi ...
-
Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp & Hạch Toán Thuế TNDN
-
[PDF] LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN - Trường Đại Học Lao động Xã Hội
-
[DOC] DANH MỤC - Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Ngành Tài Chính
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Sơ Bộ Báo Cáo Tài Chính - 3TSoft