Kiểm Tra độ Nhạy Cảm Cơ Thể Dựa Vào Não Bộ - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 20% dân số là những người "nhạy cảm cao". Họ có nhiều cung bậc cảm xúc và xử lý mọi thứ sâu sắc hơn những người khác. Do vậy, bộ não của những người nhạy cảm cao (HSP - highly sensitive person) cũng hoạt động đặc biệt hơn, theo Psychology today.
Sự nhạy cảm một phần là do yếu tố di truyền. Trong cơ thể mỗi người đều có một số gene xác định xem họ có độ nhạy cao hay không. Bộ não nhạy cảm cao cũng là kết quả từ môi trường nuôi dưỡng, giáo dục. Trên thực tế, gene quy định độ nhạy cảm cao cũng khiến bạn dễ tiếp nhận hơn các ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt khi còn nhỏ. Nói cách khác, nuôi dưỡng đóng vai trò thậm chí còn lớn hơn gene trong việc định hình những người nhạy cảm cao.
4 sự khác biệt về não bộ này của một người nhạy cảm cao:
Não có sự phản ứng khác biệt với dopamine
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong bộ não và cơ thể con người. Dopamine khiến bạn "muốn" làm một số việc nhất định. Khi ấy người nhạy cảm thường suy nghĩ và quan sát kỹ trong khi xử lý thông tin, hạn chế bị lôi kéo vào những tình huống xấu.
Tế bào thần kinh phản chiếu hoạt động nhiều hơn
Tế bào thần kinh phản chiếu giúp bạn hiểu những gì người khác đang làm hoặc những gì họ đang trải qua dựa trên hành động của họ. Nhờ đó, chúng ta cảm thấy đồng cảm và thương cảm với niềm vui hay nỗi buồn của người xung quanh. Tế bào thần kinh phản chiếu hoạt động nhiều khiến bạn dễ đồng cảm hơn.
Năm 2014, nghiên cứu hình ảnh chức năng não, các nhà khoa học nhận thấy rằng các phần chính của não liên quan đến xử lý yếu tố xã hội và cảm xúc của người nhạy cảm hoạt động nhiều hơn. Thậm chí, họ có thể mở rộng lòng trắc ẩn của mình với cả những người lạ.
Những tế bào thần kinh phản chiếu này là siêu năng lực thú vị khiến họ biết quan tâm, thấu hiểu sâu sắc về người xung quanh. Song, nó cũng gây ra một số bất tiện như không thể cùng mọi người xem một chương trình truyền hình quá bạo lực.
Trải nghiệm cảm xúc sống động hơn
Vùng vỏ não trước trán là khu vực được nối với một số hệ thống liên quan đến cảm xúc và xử lý dữ liệu cảm giác. Những người nhạy cảm xử lý mọi thứ sâu sắc hơn những người khác là nhờ vùng vỏ não này. Nó liên quan đến sự điều tiết cảm xúc và giúp bạn trải nghiệm những khoảnh khắc tình cảm trong cuộc sống một cách sống động hơn.
Độ nhạy cao được liên kết với một gene làm tăng sự sống động này. Gene đó cho phép tăng cường hoạt động của vùng vỏ não trước trán khi nó xử lý cảm xúc. Nhờ đó, bạn cảm nhận một cách tinh tế cảm xúc của chính mình để phản ứng với những gì xảy ra xung quanh.
Nhạy bén trong não bộ
Những người nhạy cảm cao thường tỉnh táo, nhạy bén hoặc cảnh giác hơn khi tiếp xúc với xã hội.
Bộ não có độ nhạy cảm cao sẽ xử lý thông tin ở mức độ sâu hơn và quan tâm đến những người khác sâu sắc hơn. Nếu bạn là một người rất nhạy cảm, hãy tự hào vì bộ não của bạn là một trong những "cỗ máy xã hội mạnh nhất" trong vũ trụ.
Ngoài ra, bộ não nhạy cảm có thể bảo vệ bạn trước những cám dỗ xung quanh, giúp bạn tập trung và phân tích hành vi của mọi người. Trực giác còn giúp bạn cảm nhận được người xấu, người tốt và cả những tình huống bất thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày.
Thùy An
Từ khóa » Thần Kinh Nhạy Cảm Là Gì
-
8 Cách Tìm Hiểu Về Sự Nhạy Cảm Của Bản Thân
-
Nhạy Cảm Với âm Thanh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Tổng Quan Về Đau - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Loạn Cảm đau Là Gì? | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Thần Kinh Nghệ Sĩ - Báo Lao Động
-
Bệnh Thần Kinh Nguy Hiểm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng
-
Những Thách Thức Trong đau Thần Kinh
-
Người Có Hệ Thần Kinh Nhạy Cảm
-
7 Dấu Hiệu Của Bệnh Trầm Cảm Thường Gặp, Dễ Nhận Biết Nhất
-
Hội Chứng Nhạy Cảm Với âm Thanh - Hello Bacsi
-
DA NHẠY CẢM
-
Triệu Chứng Răng Nhạy Cảm Là Gì? Làm Sao để Khắc Phục Tình Trạng ...
-
Suy Nhược Thần Kinh – Xử Lý Ngay Trước Khi Quá Muộn
-
Căng Thẳng Mệt Mỏi (Stress): Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và điều Trị