Kiến Thức Piano Cơ Bản: Cao độ, Trường độ, Cường độ Và âm Sắc
Có thể bạn quan tâm
Khi học Piano cơ bản, người học cần nắm vững những kiến thức về cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. Đây là những lý thuyết Piano cơ bản cần thiết và quan trọng. Những nội dung này sẽ giúp bổ trợ, tạo nền tảng để học các bộ môn thuộc về âm nhạc.
1.Piano cơ bản: Cao độ
- Cao độ là độ cao thấp của âm thanh. Việc đọc nốt nhạc trên bản nhạc: Do Re Mi Fa Sol La Si; hát đúng tông (tone) là những bài tập liên quan đến cao độ. Một âm thanh có thể thật cao đến nỗi chúng ta không thể hát tới hoặc có thể thật trầm.
- Âm vực (range) là Khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất mà một loại đàn hoặc một người có thể hát được
- Người ta sẽ định cao độ của âm thanh bằng cách đặt các nốt nhạc, thấp – cao, trên những dòng kẻ, gọi là “dòng kẻ nhạc” (staff)
2. Piano cơ bản: Trường độ
Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau. Tức là một nốt nhạc có thể ngân dài hoặc ngắn tùy theo người chơi. Độ dài của âm thanh được biểu diễn bởi các hình nốt khác nhau như:
- Nốt tròn có trường độ dài nhất, ví dụ nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau: Nốt trắng = 2 đv, Nốt đen = 1 đv, Nốt móc đơn = 1/2 đv, Nốt móc kép = 1/4 đv, Nốt móc ba = 1/8 đv, Nốt móc bốn = 1/16 đv.
Trường độ nốt có chấm
Để tăng thêm trường độ của nốt nhạc, người chơi có thể thêm một hoặc hai dấu chấm ở đằng sau của nốt nhạc đó
Nếu nốt nhạc có một dấu chấm thì tăng thêm giá trị trường độ các nốt nhạc đó lên 1/2
Nếu nốt nhạc có một dấu chấm thì tăng thêm giá trị trường độ các nốt nhạc đó lên 3/4
3.Piano cơ bản: Cường độ
Cường độ chỉ độ to hay nhỏ của âm thanh và phụ thuộc vào lực tác động.
Ký hiệu chỉ sắc thái của cường độ
- “Pianissimo” ký hiệu (pp) : Rất nhẹ
- “Piano” ký hiệu (p) : Nhẹ
- “Mezzo-Forte” ký hiệu (mf) : Mạnh vừa
- “Forte” ký hiệu (f) : Mạnh
- “Fortissimo” ký hiệu(ff) : Rất mạnh
- Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh
Ký hiệu chỉ việc thay đổi cường độ
- “Crescendo” ký hiệu (Cresc.) : Mạnh dần lên
- “Decrescendo” ký hiệu (decresc.) : Nhẹ dần lại
- “Diminuendo” ký hiệu (dim.): Bớt lại
- “Morendo” ký hiệu (mor.) : Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)
- “Smorzando”ký hiệu (Smor.): Tắt dần
- “Subito forte” ký hiệu (Sf.) : Mạnh đột ngột
- “Sforzando”ký hiệu(Sfz.) :Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)
- “Marcato” ký hiệu (>) : Mạnh mà rời
-
Staccato (dấu chấm trên)
-
Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc): Cẩn thận (pfp)
-
Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ
-
Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng
-
Legato (liền tiếng, liền giọng): phải kết nối một cách liên tục, không rời rạc các ký tự âm nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần.
Phân loại cường độ
- Piano cơ bản: Cường độ cố định, nguyên tắc là “Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ”
Cụ thể – Đối với loại nhịp 2 phách thì phách 1 mạnh và phách 2 nhẹ
-Ở loại nhịp 3 phách thì phách 1 mạnh, phách 2 vừa và phách 3 nhẹ
-Còn loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa và phách 4 nhẹ
-
Cường độ diễn cảm: cường độ tạo ra cái “hồn” của âm nhạc, sẽ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Người chơi cần phải biết phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc
4.Piano cơ bản: Âm sắc
Âm sắc là các sắc thái khác nhau giữa những loại nhạc cụ, giọng hát của mỗi người. Cụ thể mọi loại đàn, giọng hát sẽ có những sắc thái khác nhau như sáng-tối, trong-đục. Hay mỗi bài hát cũng có màu sắc khác nhau vui-buồn, sôi động-trầm lắng. Đây là một đặc tính quan trọng của âm nhạc để người chơi có được cái hồn của âm nhạc
Khi học Piano cơ bản, bạn phải trải qua 3 giao đoạn. Một là chơi đúng cao độ. Người chơi phải chơi đúng nốt nhạc để ra được giai điệu gần đúng của bản nhạc. Hai là, chơi đúng trường độ tức là thể hiện đúng tốc độ của bản nhạc. Ba là, bổ sung cường độ, phải thể hiện được sắc thái và cảm xúc vào bản nhạc.
Từ khóa » Nốt Ngân Dài
-
Nốt Nhạc Ngân Dài Nhất Mấy Phách? - Bài Tập Âm Nhạc Lớp 7
-
Lý Thuyết âm Nhạc Cơ Bản - Ngân Và Luyến - ADAM Muzic
-
Bài 3 – Độ Dài (Trường độ) | Luyện Thi âm Nhạc
-
Hình Nốt Nào Có độ Ngân Dài Nhất Trong Hệ Thống Các Hình ... - Hoc24
-
BIẾT PHÂN BIỆT ĐỘ DÀI NGẮN GIỮA CÁC NỐT NHẠC
-
Nốt Tròn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhạc Lý Cơ Bản - Độ Dài, Khóa Nhạc, Khuông Nhạc, Nốt Nhạc, Dấu Là Gì?
-
Nốt Trắng Ngân Dài Bằng A.2 Nốt đen. B.2 Nốt Móc đơn. C.4 Nốt đen ...
-
Tìm Hiểu Nốt Nhạc Và Dấu Lặng - đàn Guitar
-
Tài Liệu Nhạc Lý Cơ Bản Câu Lạc Bộ Sáo Trúc đại Học Ngân Hàng
-
Chương 2 : Nhạc Lý Cơ Bản Các Dấu Ký Hiệu Trong âm Nhạc
-
Giải SBT Tin Học 4 Bài 3: Em Học Nhạc Với Encore (tiếp) (Quyển 2)