Nốt Tròn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nốt tròn (tiếng Anh: semibreve, whole note) là một hình nốt nhạc có thân nốt bầu dục, rỗng ruột (màu trắng) và không có đuôi, có trường độ bằng một nửa nốt tròn đôi, tương đương bốn phách trong nhịp 4/4. Đa số các nốt khác đều so với nốt tròn, ví dụ một nốt trắng bằng 1/2 nốt tròn; một nốt đen bằng 1/4 nốt tròn,...
Một ký hiệu có liên quan đến nốt tròn là dấu lặng tròn. Dấu này biểu lộ một khoảng lặng tương đương trường độ của nốt tròn. Hình thức của dấu lặng tròn là một hình chữ nhật đen nằm treo trên dòng thứ tư của khuông nhạc (đếm từ dưới lên).
Trường độ
[sửa | sửa mã nguồn]Trong các loại nhịp phân hai (2/4, 3/4, 4/4,...) thì nốt tròn tương đương bốn phách. Vì thế nốt này chiếm cả một ô nhịp trong trường hợp nhịp 4/4. Độ dài phách thường căn cứ theo nốt đen. Ví dụ, nếu trường độ nốt đen được quy ước là tương đương 1 giây (60 phách/phút) thì trường độ nốt tròn sẽ là 4 giây.
Một nốt tròn tương đương hai nốt trắng, bốn nốt đen, tám nốt móc đơn, 16 nốt móc kép,... Trên nốt tròn còn có các nốt có trường độ dài hơn như nốt tròn ba, nốt tròn tư, tuy nhiên các nốt này đã rơi vào quên lãng.
Nhịp điệu tự do
[sửa | sửa mã nguồn]Nốt tròn và dấu lặng tròn có thể dùng trong loại nhạc có nhịp điệu tự do - chẳng hạn trong các bài thánh ca Anh giáo - khi muốn biểu thị cho cả một ô nhịp bất chấp giá trị thời gian của ô nhịp đó. Dấu lặng tròn cũng có thể được dùng theo cách thức này trong hầu hết hình thức âm nhạc.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong các khúc dạo đầu "không đo lường" của âm nhạc Pháp thế kỷ 17, tất cả các âm thanh đều ghi ở dạng nốt tròn bất kể trường độ như thế nào. Người biểu diễn sẽ tự quyết định trường độ dựa vào tính chất của tác phẩm nhạc, nói nôm na là ngẫu tác mà thành.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn] Tra nốt tròn trong từ điển mở tiếng Việt WiktionaryBài viết liên quan đến nhạc lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Hình nốt |
| |
Biến thể |
|
Từ khóa » Nốt Ngân Dài
-
Nốt Nhạc Ngân Dài Nhất Mấy Phách? - Bài Tập Âm Nhạc Lớp 7
-
Lý Thuyết âm Nhạc Cơ Bản - Ngân Và Luyến - ADAM Muzic
-
Bài 3 – Độ Dài (Trường độ) | Luyện Thi âm Nhạc
-
Hình Nốt Nào Có độ Ngân Dài Nhất Trong Hệ Thống Các Hình ... - Hoc24
-
BIẾT PHÂN BIỆT ĐỘ DÀI NGẮN GIỮA CÁC NỐT NHẠC
-
Nhạc Lý Cơ Bản - Độ Dài, Khóa Nhạc, Khuông Nhạc, Nốt Nhạc, Dấu Là Gì?
-
Nốt Trắng Ngân Dài Bằng A.2 Nốt đen. B.2 Nốt Móc đơn. C.4 Nốt đen ...
-
Tìm Hiểu Nốt Nhạc Và Dấu Lặng - đàn Guitar
-
Tài Liệu Nhạc Lý Cơ Bản Câu Lạc Bộ Sáo Trúc đại Học Ngân Hàng
-
Chương 2 : Nhạc Lý Cơ Bản Các Dấu Ký Hiệu Trong âm Nhạc
-
Kiến Thức Piano Cơ Bản: Cao độ, Trường độ, Cường độ Và âm Sắc
-
Giải SBT Tin Học 4 Bài 3: Em Học Nhạc Với Encore (tiếp) (Quyển 2)