Kiến Thức Về Bảng đơn Vị đo độ Dài. Giải Bài ... - Món Miền Trung

Kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài là phần quan trọng trong nội dung chương trình toán học lớp 3, lớp 5. Các phụ huynh và các em hãy cùng xem chi tiết về nội dung kiến thức này. Trong bài viết sẽ có phần giải bài tập toán về đơn vị đo độ dài.

Bảng đơn vị đo độ dài – toán lớp 3 và lớp 5
Bảng đơn vị đo độ dài – toán lớp 3 và lớp 5

Đơn vị đo độ dài là gì?

– Đơn vị: là đại lượng dùng để đo, tính toán trong các lĩnh vực: toán, vật lí, hóa và các lĩnh vực trong đời sống.

– Độ dài: là khoảng cách giữa hai điểm, từ điểm này sang điểm khác.

– Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.

– Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa 2 điểm, dựa vào đó để so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác. 

– Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét. 1 mét đã từng được định nghĩa là 1/10.000.000 của khoảng cách từ cực tới xích đạo.

Bảng đơn vị đo độ dài 

Học thuộc bảng đơn vị đo độ dài
Học thuộc bảng đơn vị đo độ dài
BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Lớn hơn mét mét Nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm
1 km

=10 hm

= 1000m

1hm

=10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100mm

1 cm

= 10mm 

1 mm

 

Hướng dẫn cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất 

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Cụ thể như sau:

– Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10

Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

– Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10

READ Câu Bị động (Passive Voice) - Cấu Trúc Câu Bị động

Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

– Nói chung, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 ( 10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Xem thêm cách bài giảng về đơn vị đo độ dài:

Cách đọc và ghi nhớ kí hiệu viết tắt đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài được lập theo quy tắc từ lớn đến bé theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo độ dài mét (m) làm trung tâm để quy đổi ra các đơn vị còn lại hoặc ngược lại. 

Cách đọc ký hiệu đơn vị đo độ dài: 

Đơn vị đo độ dài ki-lô-mét (km)

  • Ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là km.

Đơn vị đo độ dài héc-tô-mét (hm)

  • Héc-tô-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là hm.

Đơn vị đo độ dài đề-ca-mét (dam)

  • Đề-ca-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là dam.

Đơn vị đo độ dài mét (m)

  • Mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.

Đơn vị đo độ dài đề-xi-mét (dm)

  • Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là m.

Đơn vị đo độ dài xen-ti-mét (cm)

  • Xen-xi-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là cm.

Đơn vị đo độ dài mi-ni-mét (mm)

  • Mi-ni-mét là đơn vị đo độ dài. Viết tắt là mm.

Cách ghi nhớ đơn vị đo độ dài: 

Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau; Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước.

Những lưu ý khi học bảng đơn vị đo độ dài

Đổi đơn vị đo là một kỹ năng làm toán cực kỳ quan trọng và cơ bản thường gặp. Nhưng đây lại là phần rất dễ mắc lỗi của các em do ghi sai đơn vị, đổi nhầm các đại lượng đo với nhau.

Mỗi đơn vị gấp 10 lần đơn vị liền sau

READ https://toploigiai.vn/giai-toan-lop-6

1m = 10dm

1dm = 10cm

Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước

1cm = 1/10 dm

Khi đổi đơn vị độ dài thì thừa số, số chia không phải là số đo

Ví dụ: Đổi 3 mét (m) ra xen-ti-mét (cm) thì ta làm như sau :

3  x 100 = 300 cm

Trong đó : 100 là thừa số ( không có đơn vị đằng sau)

Hoặc hiểu một cách như sau:

Khi đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10 (Ví dụ: 1m = 10 dm = 100 cm).

Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10 (Ví dụ: 50cm = 5 dm).

Để tránh sai sót trong việc đổi đơn vị đo độ dài, có thể áp dụng sơ đồ sau đây: 

   Cách đổi đơn vị đo độ dài.
Cách đổi đơn vị đo độ dài.

Giải bài tập đơn vị đo độ dài lớp 3

Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ trống

1 km = … m

12 km = … m

10 hm = … m

1 dam = … m

1000 m = … km

100 dm = … m

100 cm = … m

100 m = … hm

10 mm = … cm

3 m = … cm

Đáp án

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có đáp án của bài tập trên như sau:

bang don vi do do dai 4

1 km = 1000 m

12 km = 12000 m

10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m

1 dam = 10 m

1000 m = 1 km

100 dm = 10 m

100 cm = 1 m

100 m = 1 hm

10 mm = 10 cm

3 m = 3 x 100 = 300 cm.

Bài 2: Điền số tích hợp vào chỗ chấm: 

8hm = … m

Sm = … dm

9hm = … m

6m = … cm

7dam = … m

8m =… mm

9dam = … m

4dm = … mm

Bài giải: 

8hm = 800m

8m = 80dm

9hm = 900m

6m = 600cm

7dam = 70m

8cm = 80mm

9dam = 90m

4dm = 400mm

Bài 3: Tính theo mẫu: 

Mẫu: 32dam x3 = 96dam

96cm : 3 = 32cm

25m X 2 = … 

36hm : 3 = … 

15km X 4 = … 

70km : 7 = … 

34cm X 6 = … 

55dm : 5 = … 

Bài giải: 

25m X 2 = 50m

36hm : 3 = 12hm

15km X 4 = 60km

70km : 7 = 10km

34cm X 6 = 204cm

55dm : 5 = 11dm

Bài 4: Mỗi bước chạy đều của một người lớn dài 1m. Hỏi người đó đi được quãng đường 1km được bao nhiêu bước?

Tóm tắt:

1km = l000m

1m : 1 bước

1000m: … bước?

Bài giải: 

Số bước người đó chạy đều 1km được là:

1000 : 1 = 1000 (bước)

Đáp số: 1000 bước

READ Giải sách bài tập Vật lý 8

Giải bài tập đơn vị đo độ dài lớp 5

Bài 1: 

  1. a) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:

bang don vi do do dai 5

  1. b) Nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé

– Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn

Bài giải:

  1. a) 

bang don vi do do dai 6

  1. b) Nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

– Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé: 1km = 10hm

– Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn: 10dm = 1m

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. a)                                                   

135m = … dm

342dm = … cm

15cm = … mm

  1. b) 

8300m = … dam

4000m = … hm

25 000m = … km

c)

1mm = …cm

1cm = … m

1m = … km

Bài giải: 

  1. a) 

135m = 1350 dm

342dm = 3420 cm

15cm = 150 mm

  1. b) 

8300m = 830 dam

4000m = 40 hm

25 000m = 25 km

c)

1mm = 1/10cm

1cm = 1/100m

1m = 1/1000 km

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

  1. a) 4km 37m = … m 

8m 12cm = … cm   

  1. b) 

354dm = … m … dm

3040m = … km … m

Bài giải: 

  1. a) 

4km 37m = 4km + 37m = 4000m + 37m = 4037m

8m 12cm = 8m + 12cm = 800cm + 12cm = 812cm

  1. b) 

354dm = 350dam + 4 dm = 35m 4dm

3040m = 3000m + 40m= 3km 40m.

Bài 4: Tính quãng đường 

bang don vi do do dai 7

Phương pháp giải: 

– Quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh = quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng + 144km.

– Quãng đường từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh = quãng đường từ Hà Nội đến Đà Nẵng + quãng đường từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài giải: 

Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP. Hồ Chí Minh dài:

791 + 144 = 935 (km)

Đường sắt từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh dài:

791 + 935 = 1726 (km)

Đáp số: 

  1. a) 935km
  2. b) 1726km.

Hy vọng với kiến thức trên các em học sinh đã hiểu được nội dung về bảng đơn vị đo độ dài. Các em hãy học và luyện tập làm bài thường xuyên là có thể nhớ và giải bài toán về đơn vị đo độ dài nhanh, chính xác. Chúc các em học tốt. 

Từ khóa » Viết Bảng đơn Vị đo độ Dài Lớp 5