Kiến Trúc Gothic: Khái Niệm, Lịch Sử, đặc điểm Và Công Trình Nổi Bật

Kiến trúc Gothic được biết đến là một trong những phong cách nghệ thuật thành công nhất của Châu Âu với bề dày lịch sử kéo dài từ thời trung cổ tới thời kì Phục hưng. Mang trong mình nhiều đặc trưng riêng biệt về: thiết kế mái vòm, ô cửa kính màu, cột nước điêu khắc,...

Nội dung bài viết

  • Kiến trúc Gothic là gì?
  • Sơ lược lịch sử kiến trúc Gothic
  • 10 đặc điểm đặc trưng của phong cách kiến trúc Gothic
    • Mái chóp nhọn
    • Mông bay
    • Cột nước điêu khắc
    • Vòng tròn
    • Vòm nhọn
    • Trạc
    • Cửa sổ kính màu
    • Vòm có gân
    • Vòm quạt
    • Cột tượng
  • Các công trình kiến trúc Gothic vĩ đại nhất trên thế giới
    • Kiến trúc Gothic tại Đức 
    • Kiến trúc Gothic tại Ý
    • Kiến trúc Gothic tại Pháp
    • Kiến trúc Gothic tại Anh
    • Kiến trúc Gothic tại Bỉ
    • Kiến trúc Gothic tại Áo 
    • Kiến trúc Gothic tại Croatia
    • Kiến trúc Gothic tại Cộng hòa Séc
  • Tạm Kết

Kiến trúc Gothic là gì?

Nối tiếp sau thời đại của kiến trúc Romanesque, kiến trúc Gothic hay còn gọi là Gothique xuất hiện vào khoảng năm 1200 tại Pháp rồi lan rộng ra khắp Châu Âu với các thiết kế xây dựng nhà thờ, cung điện lộng lẫy. Nếu ở kiến trúc Romanesque sử dụng kiểu mái vòm cong tròn thì sang đến thời kỳ Gothic, sự đột phá sáng tạo lại đến từ kiểu mái vòm nhọn kiêu kỳ. Kiến trúc Gothic đánh dấu bước ngoặt thay đổi kiến trúc xây dựng nhà thờ trước đó của phong cách Romanesque vào tạo nên nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Thiết kế tiêu biểu của kiến trúc Gothic

Thiết kế tiêu biểu của kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic có nghĩa là hồi tưởng nhưng ban đầu nó có tên đầy đủ là Francigenum Opus - "công trình của người Pháp". Trong thời kỳ Phục hưng, các công trình theo kiến trúc Gothic bị xem là kỳ quái, là tác phẩm của những kẻ mọi rợ và nó phá hỏng quan niệm thẩm mĩ Hy Lạp - La Mã lúc đó. 

Sau đó bằng sự thành công, kiến trúc Gothic từng bước khẳng định bản thân và thoát khỏi những định kiến xấu xa trước đó. Các nhà sử gia hay nhà khảo cổ học đều khẳng định rằng Gothic đã tạo nên nhiều tuyệt tác mới mẻ, độc đáo trên khắp Châu Âu.

Sơ lược lịch sử kiến trúc Gothic

Kiến trúc Gothic có khởi nguồn từ Pháp vào giữa thế kỷ XII và tồn tại cho đến thế kỷ XVI. Gothic được ví như người thống trị kiến trúc Châu Âu lúc đó với những công trình nổi bật bởi nhà thờ Công giáo La Mã.

Giai đoạn phát triển của kiến trúc Gothic được chia làm bốn thời kỳ:

  • Gothic sơ kỳ (thế kỷ XII): Đánh dấu sự ra đời của kiến trúc Gothic phải kể đến việc xây dựng hai nhà thờ Công giáo lớn là Saint DenisSaint Étienne. Hai công trình này bước đầu đã hình thành những quan điểm thẩm mĩ mới trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc nói chung.
  • Gothic cổ điển (1190 – 1230): Ở giai đoạn này kiến trúc Gothic xuất hiện nhiều hơn tại các nhà thờ lớn như: Reims, Bourges, Amiens,... và dần hình thành những đặc trưng riêng nhằm định hình cho phong cách của mình trong việc đơn giản hóa cách trang trí, mở rộng không gian chiều cao, thiết kế mái vòm lạ mắt,...
  • Gothic ánh sáng (khoảng 1230 - khoảng 1350): “Ánh sáng” trong giai đoạn này nói đến đặc trưng sử dụng các khung cửa sổ lớn trong thiết kế kiến trúc. Các cửa sổ lớn tới mức cho phép ánh sáng lọt qua dễ dàng kết hợp với lối trang trí bằng các mảnh ghép thủy tinh tinh tế đầy màu sắc đã tạo nên một Gothic hoàn toàn độc đáo, phá cách. Đây cũng là khoảng thời gian mà kiến trúc Gothic được biết đến rộng rãi tại Đức, Tây Ban Nha, Anh,...
  • Gothic rực cháy (thế kỷ XV-XVI): Đặc trưng của thời kỳ này chú trọng tới những chi tiết trang trí mang hình ảnh ngọn lửa. Các bức tường Gothic cũng được thiết kế mảnh hơn nhưng nặng hơn để phù hợp với trần nhà mái vòm. Kiến trúc Gothic nhanh chóng trở thành nguồn cảm hứng và được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu lúc đó.

10 đặc điểm đặc trưng của phong cách kiến trúc Gothic

Nhắc tới kiến trúc Gothic, người ta nghĩ ngay tới 10 đặc trưng cơ bản: mái chóp nhọn, mông bay, cột nước điêu khắc, vòng tròn, vòm nhọn, trạc, cửa sổ kính màu, hầm có gân, vòm quạt và cột tượng.

Mái chóp nhọn

Đặc trưng đầu tiên mà cũng dễ để nhận biết phong cách kiến trúc Gothic nhất chính là chi tiết mái chóp nhọn. Đây là chi tiết mới mẻ thay thế cho hình ảnh gác chuông của các kiến trúc trước đó. Mái chóp nhọn đem đến cho kiến trúc Gothic sự gai góc, sắc nhọn đầy mạnh mẽ mà cũng là để thể hiện đức tin tôn giáo mãnh liệt. Chi tiết này vừa tạo nên hiệu ứng cao, rộng cho công trình Gothic vừa gợi cảm giác thanh thoát khó tả.

Một kiến trúc Gothic sử dụng mái chóp nhọn

Một kiến trúc Gothic sử dụng mái chóp nhọn

Mông bay

Mông bay được hiểu là một kết cấu nhằm chuyển trọng tải của mái vòm xuống mặt đất giúp kiến trúc Gothic trở nên vững vàng, kiên cố hơn. Để tăng độ thẩm mỹ cho các công trình mang phong cách Gothic, mông bay được thiết kế khéo léo sau các bức tường chính và nối với mái nhà thông qua các thanh đỡ dạng vòm.

Mông bay liên kết cấu trúc Gothic với nhau một cách kiên cố Mông bay liên kết cấu trúc Gothic với nhau một cách kiên cố

Cột nước điêu khắc

Ban đầu, cột nước điêu khắc được thiết kế với công dụng ngăn nước mưa chảy xuống các bức tường. Thế nhưng, với những nét chạm khắc tinh tế, chân thực mà kiến trúc Gothic đem lại, nó đã nhanh chóng trở thành một đặc trưng riêng biệt cho phong cách này.Những chiếc cột nước được điêu khắc hình thù con vật độc đáo, lạ mắt

Những chiếc cột nước được điêu khắc hình thù con vật độc đáo, lạ mắt

Vòng tròn

Để làm giảm áp lực từ thiết kế mái vòm xuống đất, những vòng tròn tẩm chì được đặt dưới hai bên hầm chứa nhằm giúp công trình Gothic chắc chắn hơn.

Các tháp nhọn được cân bằng nhờ kết cấu vòng tròn

Các tháp nhọn được cân bằng nhờ kết cấu vòng tròn

Vòm nhọn

Giống như vòng tròn, thiết kế mái vòm nhọn sinh ra với vai trò hướng trọng lượng của mái xuống dọc theo sườn của nó. Các thiết kế mái vòm nhọn cũng giúp hạn chế truyền trọng tải lên cái cột hay bức tường. Càng về sau, mái vòm nhọn càng được trang trí đẹp mắt và biết đến rộng rãi hơn.

Mái vòm nhọn trong kiến trúc Gothic

Mái vòm nhọn trong kiến trúc Gothic

Trạc

Trạc là tên một chi tiết làm bằng khung đá mỏng, thường được khảm vào các ô cửa sổ để làm giá đỡ kính. Trong kiến trúc Gothic, thanh trạc được thiết kế cùng các hoa văn thanh mảnh đầy tinh tế, đẹp mắt.

Trạc kết hợp với họa tiết khiến cửa sổ thêm phần bắt mắt

Trạc kết hợp với họa tiết khiến cửa sổ thêm phần bắt mắt

Cửa sổ kính màu

Điểm nổi bật nhất tại kiến trúc Gothic phải kể đến những ô cửa sổ lớn mang màu sắc sặc sỡ vừa gợi không gian rộng lớn, vừa tràn ngập ánh sáng thiên nhiên. Những cửa số này thường được đặt ở nơi thờ cúng, trong thánh đường, nhà thờ,...

Một thiết kế cửa sổ kính màu trong phong cách Gothic

Một thiết kế cửa sổ kính màu trong phong cách Gothic

Vòm có gân

Nằm ở phía trong vòm nhọn, vòm có gân chính là đặc trưng riêng biệt tiếp theo của kiến trúc Gothic. Vòm có gân hay còn có tên gọi là vòm ogival ra đời nhằm truyền tải trọng lượng của mái tốt hơn. Chi tiết các đường gân cũng được sử dụng nhằm tạo cảm giác bớt trống trải cho căn phòng vừa gợi lên chiều sâu kiến trúc.

Vòm có gân tạo chiều sâu đầy thu hút Vòm có gân tạo chiều sâu đầy thu hút

Vòm quạt

Có công dụng giống như vòm có gân, vòm quạt được sử dụng phổ biến tại các nhà thờ lớn ở Anh. Các đường cong xếp đều nhau tạo thành hình quạt độc đáo. Người ta hay bắt gặp thiết kế vòm quạt trong các tòa nhà giáo hội hay nhà nguyện thánh kinh.

Vòm quạt độc đáo mang tính nghệ thuật cao

Vòm quạt độc đáo mang tính nghệ thuật cao

Cột tượng

Đặc trưng cuối cùng nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất chính là những cột tượng được đặt bên ngoài các nhà thờ Gothic. Mỗi một cột tượng với mỗi một bức hình được điêu khắc cẩn thận, tỉ mỉ sẽ mô tả một vị vua, nhà tiên tri, hay tộc trưởng mà kiến trúc đó tôn thờ.

Những cột tượng đẹp đẽ bên ngoài kiến trúc Gothic

Những cột tượng đẹp đẽ bên ngoài kiến trúc Gothic

Các công trình kiến trúc Gothic vĩ đại nhất trên thế giới

Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử thế giới, kiến trúc Gothic ngày càng khẳng định sức hấp dẫn của mình khi sở hữu nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng tại nhiều quốc gia khác nhau.

Kiến trúc Gothic tại Đức 

Được tôn vinh là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Bắc Âu, nhà thờ Cologne từng hứng chịu thiệt hại từ một số quả bom tại Thế chiến thứ hai nhưng sau đó nó đã được tu sửa lại và tồn tại đến ngày nay.

Nhà thờ Cologne - tuyệt tác kiến trúc Gothic tại Đức

Nhà thờ Cologne - tuyệt tác kiến trúc Gothic tại Đức

Xây dựng theo kiến trúc Gothic, nhà thờ Frankfurt trở thành biểu tượng của sự thống nhất nước Đức. Đây vừa là một công trình kiến trúc về tôn giáo vừa là một nhà thờ đại học vào khoảng năm 1550.

Frankfurt

Nhà thờ Frankfurt (Đức)

Kiến trúc Gothic tại Ý

Là nhà thờ lớn thứ ba trên thế giới nổi tiếng với kiến trúc Gothic tháp nhọn, nhà thờ Milan có quá trình hình thành phức tạp khi mất tới gần 600 năm để hoàn thiện. Mặt tiền của nhà thờ được trang trí công phu, ấn tượng.

Milan Nhà thờ Milan (Ý) 

Nổi tiếng với mái vòm bằng gạch được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Filippo Brunelleschi, nhà thờ Florence hay còn có tên gọi là Duomo vẫn luôn là một bí ẩn về quá trình thực hiện của mình.

Florence

Nhà thờ Florence (Ý)

Nhà thờ Orvieto tại Ý cũng là một nhà thờ mang kiến trúc Gothic tiêu biểu. Với địa hình đặc biệt, nhà thờ Orvieto nằm trên đỉnh một ngọn núi lửa bị cô lập phía trên hợp lưu của sông Paglia và sông Chiana được xây dựng trong suốt thế kỷ XIV.

Orvieto

Nhà thờ Orvieto (Ý)

Được ví là nhà thờ đẹp như tranh vẽ tại Ý, nhà thờ Siena có sự pha trộn giữa kiến trúc Gothic và Romanesque của Ý.

Siena

Nhà thờ Siena (Ý)

Kiến trúc Gothic tại Pháp

Nằm tại ngoại ô nước Pháp, vương cung thánh đường St Denis được biết đến là công trình kiến trúc đầu tiên theo phong cách Gothic. Nơi đây là một thánh đường quan trọng bởi nó lưu giữ các lăng mộ của các vị vua nước Pháp.

St Denis

 Vương cung thánh đường St Denis (Pháp)

Một ví dụ điển hình tiếp theo về kiến trúc Gothic tại Pháp là nhà thờ Đức Bà được xây dựng năm 1163 và hoàn thành năm 1345. Thế nhưng dưới tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà thờ Đức Bà đã trải qua nhiều lần tu sửa để giờ đây nó mang một kiến trúc hình học hiện đại hơn bao giờ hết.

Nhà thờ Đức Bà (Pháp)

Nhà thờ Đức Bà (Pháp)

Được xây dựng trên nền một nhà thờ cũ bị thiêu rụi vào năm 1211, nhà thờ Rheims hay Notre-Dame de Reims là một trong những địa điểm được khách du lịch biết đến nhiều nhất tại Pháp.

Notre-Dame

Nhà thờ Notre-Dame de Reims (Pháp)

Hay nhà thờ cao nhất nước Pháp -  Amiens cũng rất thành công trong kiến trúc Gothic lúc đó.

Amiens

Nhà thờ Amiens (Pháp)

Nổi tiếng với vẻ đẹp tráng lệ của phong cách Gothic Pháp, nhà thờ Chartres vinh dự được xếp vào một trong những  Di sản Thế giới mà UNESCO công nhận vào năm 1979.

Chartres

Nhà thờ Chartres (Pháp)

Kiến trúc Gothic tại Anh

Nhà thờ Canterbury tại Anh xây dựng theo kiến trúc Gothic từ thế kỷ thứ 6 trong vòng 7 năm từ năm 1070 và tu sửa lại cách đó 100 năm. Canterbury là một trong thánh đường có lịch sử tồn tại lâu đời nhất ở nước Anh.

Canterbury

Nhà thờ Canterbury (Anh)

Một ví dụ điển hình khác là nhà thờ Salisbury tráng lệ với thiết kế mái chóp được ghi nhận là cao nhất nước Anh. Nơi đây cũng ở hữu một trong những chiếc đồng hồ lâu đời nhất trên thế giới.

Salisbury

Nhà thờ Salisbury (Anh)

Nhắc tới công trình kiến trúc Gothic quý giá tại Anh không thể không kể đến nhà thờ Lincoln với thiết kế cửa sổ tuyệt đẹp. Đây là nhà thờ lớn thứ ba tại Anh rất được khách du lịch ghé thăm thường xuyên.

Lincoln

Nhà thờ Lincoln (Anh) 

Nổi tiếng với các thiết kế hốc đa dạng trong kiến trúc Gothic những năm đầu tại Anh, nhà thờ Wells đem tới vẻ đẹp của một tòa lâu đài bước ra từ thế giới cổ tích.

Wells

Nhà thờ Wells (Anh)

Nằm tại thành phố Westminster, Luân Đôn, tu viện Westminster cũng là một ví dụ điển hình cho thiết kế kiến trúc Gothic.

Westminster 

Tu viện Westminster (Anh)

Xây dựng chủ yếu bằng đá, tu viện Bath hay Saint Paul là thánh đường cũ của thành phố Bath.

Bath  Tu viện Bath (Anh)

Lấy cảm hứng từ kiến trúc Gothic thời kỳ Phục hưng, cung điện Westminster được thiết kế bởi kiến trúc sư Charles Barry vào thế kỷ XIX.

Westminster

Cung điện Westminster (Anh)

Kiến trúc Gothic tại Bỉ

Nhắc tới kiến trúc Gothic tại Bỉ, trước tiên phải nhắc tới tòa thị chính Leuven nằm trên con phố cùng tên được xây dựng vào những năm 1448. Nơi đây nổi tiếng với những ngọn tháp được trang trí tỉ mỉ, công phu. Tòa thị chính Leuven may mắn sống sót qua Thế chiến thứ nhất nhưng lại chịu sự tàn phá của Thế chiến thứ hai nên nó được tu sửa, hoàn thiện hơn vào năm 1983.

Leuven

Tòa thị chính Leuven (Bỉ)

Tiếp đó phải kể tới tháp chuông cao 91m được xây dựng vào thời trung cổ mang tên tháp chuông Ghent.

Ghent

Tháp chuông Ghent (Bỉ)

Được mệnh danh là tòa nhà duy nhất còn sót lại của Grand Place theo phong cách Gothic, tòa thị chính của Brussels trở thành kiệt tác của thời đại.

Brussels

Tòa thị chính của Brussels (Bỉ)

Kiến trúc Gothic tại Áo 

Nhà thờ Thánh Stephen tại Áo được xây dựng khoảng năm 1160 là công trình kiến ​​trúc Gothic nổi tiếng khi lưu giữ các kho tàng nghệ thuật của Vienna. Bên cạnh kiến trúc Gothic, công trình này còn là sự giao thoa với nghệ thuật kiến trúc Romanesque.

Stephen

Nhà thờ Thánh Stephen ở Vienna (Áo)

Kiến trúc Gothic tại Croatia

Tại Croatia, tòa nhà cao nhất ở Kaptol là nhà thờ Zagreb cũng được xây dựng theo phong cách Gothic cổ điển.

Zagreb

Nhà thờ Zagreb tại Croatia

Kiến trúc Gothic tại Cộng hòa Séc

Nhà thờ Saint Vitus tại Praha, Cộng hòa Séc là nơi dùng để lưu trữ hài cốt của nhiều người nổi tiếng như: vua Bohemian và Hoàng đế La Mã Thần thánh. Được xây dựng theo kiến trúc Gothic, nhà thờ Saint Vitus nằm trong khuôn viên tòa lâu đài Praha tráng lệ.

Saint Vitus

Nhà thờ Saint Vitus tại Praha - Cộng hòa Séc

Một kiến trúc nữa tại Cộng hòa Séc theo phong cách này là Tháp cầu Phố cổ Praha được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIV dưới thời cai trị của Hoàng đế Charles IV.

Praha

Tháp cầu Phố cổ Praha (Cộng hòa Séc)

Cuối cùng là nhà thờ Thánh Barbara tại Kutna Hora - nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Barbara

Nhà thờ Thánh Barbara tại Kutna Hora - Cộng hòa Séc

Tạm Kết

Có thể thấy kiến trúc Gothic đã rất thành công khi vẽ nên trang sử huy hoàng cho chính mình. Trên đây là những điều thú vị về kiến trúc Gothic, hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về phong cách kiến trúc này cũng như những đặc trưng và công trình tiêu biểu của nó.

Từ khóa » đầu Cột Gothic