Trường Phái Kiến Trúc Gothic - Hướng Dẫn Viên Việtnam

Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Gothic là mái vòmđầu nhọn. Phong cách này nhấn mạnh vào những hình khối theo chiều thẳng đứng, và tập trung vào những hệ cột mảnh, trần cao mở rộng với sự kết hợp của những vật liệu như kính. Nhờ kiến trúc mái vòng cung và có đầu nhọn, cộng với hệ thống cửa sổ kính rộng nên những ngôi nhà theo kiến trúc này có nhiều ánh sáng.

Đặc điểm của kiến trúc Gothic:

Ta có thể nhận biết kiến trúc Gothic bằng những đặc điểm chính sau đây.

– Thường có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét.- Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng.

– Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc.

– Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi.

– Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn.

– Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong.

– Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người.

– Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothic là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên.

-các cột trụ lớn – nhỏ được xây dựng xen kẽ với nhau, từ đó tạo nên nhịp cho chính đường của nhà thờ, thánh đường, làm tăng thêm ấn tượng về chiều dài, chiều ngang

-Thông thường kiến trúc Gothic được chia làm ba phần tương ứng với ba tầng với phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu, có thể chiếm hẳn một bước nhà. Tiếp theo đó là phần giữa ở chính giữa bao gồm có cửa sổ tròn to bằng kính màu được thiết kế như những bông hoa hồng. Và cuối cùng phần trên cùng sẽ là hành lang và hai tháp chuông.

Nhà thờ Gothic có chiều cao lớn từ 38-42 mét, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8-12 mét.

Mặt đứng phía Tây (mặt chính) của kiến trúc nhà thờ Gothic tuân theo những chế định nhất định, từ dưới lên trên được chia làm ba phần (ba tầng): phần dưới cùng là cửa, thường có ba hốc cửa rất sâu (chiều sâu của hốc có thể chiếm hẳn một bước nhà);

Phần giữa ở chính giữa cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm như những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông.

Kết cấu nhà thờ Gothic là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, tạo cho kiến trúc hà thờ những ưu việt và vẻ đẹp đặc biệt, mà trước đó các hệ thống kết cấu, kể cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã cổ đại, chưa đạt được.

Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic là một hề thống không gian lớn, dùng khung chịu lực, tách biệt rõ rệt giữa kết cấu chịu lực và kết cấu ngăn cách; với những thành phần chính tính từ đổ mái xuống là: vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay. Hệ thống đã tạo cho kiến trúc những không gian mệnh mông, khoáng đạt và một khung cảnh nội thất nhẹ nhàng, tràn ngập ánh sáng.

Trong các công trình kiến trúc Gothic, khi xây dựng vòm mái bằng hình chữ nhật, thông thường người ta gặp mái cong hai chiều rất phức tạp, như vậy khi mặt chiếu bằng của nó là hình chữ nhật, chiều cao của cuốn vẫn bằng nhau, nên xử lý kiến trúc vòm có múi đơn giản hơn rất nhiều.

Hệ thống kết cấu của vòm Gothic không còn có một gắn bó nào với kết cấu của kiến trúc La Mã cổ đại, tính chất cách tân của kiến trúc Gothic có được là nhờ những cuộn nhọn (đến từ kiến trúc phía Đông, mái vòm có bốn cuộn nhọn có múi đỡ). Vòm mái hình múi có sống trong kiến trúc mái nhà thờ Gothic chia ra làm các loại:

– Vòm có sống bốn mũi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật.

– Vòm có sống sáu mũi có hình chiếu hình chữ nhật.

– Vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu hình chữ nhật (loại vòm mái phức tạp này là sản phẩm của kiến trúc Gothic hậu kỳ).

Bốn chân vòm của kiến trúc truyền tải xuống cột và một phần của tải trọng xuống cuốn bay (Flying buttess) .

Cuốn bay là một thành phần quan trọng của hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic, chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiết diện của cột kiến cho công trình có thể mở cửa sổ lớn được và làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát.

Cuốn bay bao gồm những cái cuốn nghiêng trong không trung và những bệ cột đứng, là một sáng tạo lớn khác cho kiến trúc Gothic. Cuốn bay, cũng giống như những cột bổ trụ, được xây dựng dùng để đỡ những lực đạp ở mặt bên, nhưng vì cấu tạo thì khác xa cột bổ trụ. Cuốn bay cũng góp phần làm cho gắn bó hơn mối liên kết giữa nhịp lớn ở giữa và nhịp biên, khiến cho kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏ.

Hệ thống kết cấu nhà thờ Gothic đưa đến kết quả là tiết kiệm được nhiều vật liệu cho vòm, chiều dày của vòm chỉ còn khoảng 25-30cm, vòm mái hình múi có sống còn hợp được nhiều loại mặt bằng khác nhau, chẳng hạn trong trường hợp mặt bằng hình dáng phức tạp như đàn tế nhà thờ Saint Denis.

So sánh kiến trúc Gothic và Roman?

Bởi vì phong cách Gothic ra đời ngay sau thời kì kiến trúc Roman, nên kiến trúc Gothic và Romanthường có sự tương đồng và khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, cả 2 phong cách kiến trúc đều có những yếu tố khác biệt hoàn toàn. Mặc dù đều thuộc kiến trúc Trung cổ, nhưng trong khi Gothic sở hữu các công trình kiến trúc được thiết kế theo kiểu còm nhọn đặc trưng, thì Roman lại sở hữu phần mái vòm cong tròn. Ngoài ra, Gothic còn được đánh giá cao hơn khi có nhiều cửa sổ hơn cũng như có kích thước cửa sổ lớn hơn, từ đó giúp cho nguồn ánh sáng tràn ngập nhiều hơn trong các nhà thờ, thánh đường và các kiến trúc công cộng.

Sự khác biệt dễ dàng nhận thấy nhất giữa hai lối kiến trúc Trung Cổ này là trong khi kiến trúc Roman theo kiểu vòm cong tròn thì kiến trúc Gothic lại theo kiểu vòm nhọn. Kiến trúc Gothic có cửa sổ nhiều hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn kiến trúc Roman.

Kiến trúc Roman phản đối kiến trúc Gothic ở việc không sử dụng các mái vòm bán nguyệt hoặc là các vòm cung nhọn là hoàn toàn phi lý và không làm nên ý nghĩa lịch sử gì.

+ Sử dụng cung gãy thay vì cung tròn như Roman. Phát triển nghệ thuật xây vòm bằng cung chéo chữ thật nhờ tăng sống gân, giảm chiều dày vòm và giải phóng khoảng tường giữa các cột. + Tường xây mỏng lại, phát triển hệ khung sườn chịu lực. Phát minh ra ”cuốn bay” hay “cung chống” truyền lực đạp từ vòm mái xuống cột chống phía ngoài. Kiến trúc vươn cao, tạp các cửa sổ cao vút, tiết kiệm vật liệu. + Công trình đồ sộ nhưng nhiều chi tiết tinh xảo.

Các phong cách kiến trúc và các thế hệ nhà thờ Gothic Pháp:

Các nhà thờ thuộc loại xây dựng đầu tiên trong kiến trúc Gothic Pháp trong những năm 1140 – 1200 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gothic nguyên thủy (các nhà thờ ở Noyon, Laon, Paris).

Các nhà thờ xây dựng trong những năm 1200 – 1250 được gọi là thế hệ các nhà thờ Gothic cổ điển (các nhà thờ ở Reims, Beauvais, Chartres, Rouen,…..)

Ngoài ra còn có các phong cách kiến trúc:

– Phong cách Gothic tỏa sáng: Là phong cách của những nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng trong những năm 1260 – 1380, thời kỳ phát triển toàn diện và chín muồi của kiến trúc Gothc.

– Phong cách Gothic rực cháy: Là phong cách của nhà thò được xây dựng trong khoảng những năm 1380 – 1540. Kiến trúc Gothic ra đời đầu tiên ở Pháp vào năm 1140, và nhà thờ Gothic phát triển rất mạnh mẽ trong khoảng thời 1150 đến 1300 và lần lượt ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia…….

Ở Pháp phong cách Gothic được thịnh hành hơn ba thập niên: một phần ba cuối của thế kỷ XII đến một phần tư đầu thế kỷ XIII – là thời kỳ đỉnh cao của phong cách Gothic và thế kỉ XIV – XV là thời kỳ cuối; ban đầu là giai đoạn “tỏa sáng” và sau đó là giai đoạn “rực cháy”.

Những dấu ấn kiến trúc Gothic ở Việt Nam

Nhà thờ đá Sapa, Lào Cai

Nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ đá Sapa được xây dựng từ năm 1895. Đây được xem là kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp để lại ở Lào Cai. Nhà thờ có mặt tiền quay về hướng Đông và khu tháp chuông quay về hướng Tây. Nhà thờ đá Sapa được xây dựng từ đá đẽo, theo kiến trúc Gothic của La Mã. Được xây dựng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Tổng diện tích nhà thờ hơn 6000m2. Là điểm hẹn của nhiều du khách đến với Sapa. Mặc dù chịu nhiều tác động của chiến tranh, thời gian nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét đẹp của công trình kiến trúc Gothic.

Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn được xây dựng năm 1884 và hoàn thành năm 1887. Là một trong những công trình kiến trúc Gothic đầu tiên được xây dựng tại Hà Nội. Nhà thờ Lớn có sức hút kỳ lạ đối với bất cứ du khách nào đặt chân đến Hà Nội, bởi sự độc đáo của kiến trúc phương Tây. Nhà thờ Lớn được mô phỏng theo nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. ảnh: nhu_nguyen3012 Là địa điểm để chụp ảnh cưới, ảnh du lịch cực kỳ ấn tượng. Không chỉ là trung tâm hoạt động của Công giáo Hà Nội mà còn là điểm thăm quan, du lịch nổi tiếng của Thủ đô.

Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng được biết đến là một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Là nơi còn sót lại cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Nằm trên địa phận xã An Trạch, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 30km về phía Bắc. Theo ghi chép thì nhà thờ Mằng Lăng xây dựng vào năm 1892. Nhà thờ mang đậm đặc trưng của kiến trúc Gothic cổ. Đặc biệt là hai tháp chuông hai bên là biểu tượng của nhà thờ Mằng Lăng. Với những họa tiết trạm chỗ tinh xảo trên những cánh cửa chính bằng gỗ. So với các nhà thờ mang kiến trúc phương Tây, nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn và nội thất giản tiện hơn.

Nhà thờ Lòng Sông,

Nhà thờ Lòng Sông hay là Chủng viện Làng Sông, thuộc thôn Sanh Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, Bình Định. Nhà thờ được xây dựng năm 1864, với lối kiến trúc Gothic cùng những đường nét vòm nhọn, nhiều cửa sổ. Ngoài nhà thờ chính tòa Quy Nhơn, nhà thờ Lòng Sông được xem là một trong những biểu tượng Công giáo của Bình Định. Mặc dù được xây dựng đã lâu nhưng nhà thờ vẫn còn như mới, không có dấu hiệu xuống cấp. Là nơi hấp dẫn nhiều khách du lịch khắp nơi.

Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn Là biểu tượng cho kiến trúc Gothic ở Việt Nam, nhà thờ Đức Bà có chất liệu xây dựng đa phần được đem từ nước ngoài về. Là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Sài Gòn, được khánh thành năm 1863. Nhà thờ Đức Bà được kiến trúc sư J.Bourad thiết kế theo lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa Roman và Gothic.

Từ khóa » đầu Cột Gothic