Kiến Trúc Sư Phân Tích: đập Cửa Gỗ để Thay Bằng Nhôm Kính Có Phải ...

Chào các bạn. Theo quan niệm Á Đông thì "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" là 3 việc lớn mà bất kỳ người đàn ông nào cũng phải gắng làm cho được. Bên cạnh đó, các cụ còn nói: "An cư rồi mới lạc nghiệp" - như vậy cũng đủ thấy tầm quan trọng của việc xây cất một căn nhà tử tế.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 1.

Một chủ nhà quyết định dỡ bỏ cửa gỗ chục năm tuổi để thay bằng cửa nhôm kính cho cách âm, cách nhiệt

Một trong số những hạng mục không thể thiếu khi xây nhà là chọn loại cửa thích hợp bởi cánh cửa giống như bộ mặt của gia chủ. Nó không chỉ đem lại giá trị thẩm mỹ, đảm bảo an toàn mà còn liên quan đến sức khỏe, tinh thần của cả gia đình và là bài toán mang tính lâu dài. Vì thế, chất liệu cửa là một yếu tố quan trọng mà tất cả mọi người đều cần quan tâm.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 2.

Một cánh cửa gỗ bị co ngót có khe hở lớn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu làm cửa nhưng nổi bật nhất vẫn là cửa gỗ truyền thống, cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm kính. Trong đó, cửa gỗ gồm hai loại: gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, còn cửa nhôm kính cũng có rất nhiều loại – từ phổ thông giá rẻ như cửa nhôm hệ XingFa, AG, Việt Pháp cho đến cửa nhôm nhập khẩu giá cao của Đức như Schuco, Cirvo...

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 3.

Chọn cửa nhôm kính hay cửa gỗ???

Cửa gỗ đại diện cho nhóm "truyền thống", thích sự sang trọng, đẳng cấp nên có thể coi như iOS và các fan của Apple, trong khi cửa nhôm kính thì mang hơi hướng hiện đại và công nghiệp, dễ lắp đặt và sửa chữa, có độ tùy biến cao như Android.

Mỗi loại đều có những tính năng ưu việt cùng nhược điểm riêng, vì vậy trong bài này chúng ta sẽ tham khảo ý kiến của anh Vũ – một kiến trúc sư ở Hà Nội, và cùng nhau so sánh một số tiêu chí giữa cửa gỗ và cửa nhôm kính nhé!

1. Về độ bền:

Một trong những yếu tố quan trọng khi lựa chọn bất kỳ một sản phẩm nào chính là độ bền, và đối với cửa thì độ bền càng phải được đặt lên hàng đầu.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 4.

Một bộ cửa gỗ 4 cánh đã bị bạc màu và phải chắp vá phía chân cửa sau nhiều năm sử dụng

Độ bền của cửa gỗ tự nhiên phụ thuộc vào loại gỗ, chất gỗ. Những bộ cửa đắt tiền làm từ các loại gỗ tốt (độ cứng cao, chống mối mọt) có thể tồn tại từ vài chục đến cả trăm năm, trong khi loại rẻ tiền thì làm từ những loại gỗ kém chất lượng sẽ dễ bị mối mọt, cong vênh và nhanh hỏng chỉ sau vài năm.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 5.

Mặt bên ngoài của một tòa nhà chung cư 12 năm tuổi sử dụng cửa sổ nhôm kính và uPVC

Ở phía bên kia, cửa nhôm kính hoàn toàn có thể đạt độ bền ngang ngửa hay thậm chí là hơn hẳn các loại gỗ tự nhiên nếu là loại nhôm "chính hãng" có chất lượng tốt. Đây chính là ưu điểm vượt trội hơn của loại cửa này so với cửa gỗ thông thường.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 6.

Một cánh cửa gỗ bị mối xông

Theo anh Vũ, nếu sử dụng ngoài trời thì cửa nhôm kính bền hơn cửa gỗ. Cửa nhôm chống mối mọt tốt hơn, an toàn hơn cho nội thất nhưng nhược điểm là không gian sẽ trống trải nên cần kết hợp thêm với rèm. Trong khi đó, cửa gỗ tự nhiên có độ chống chịu mối mọt và điều kiện thời tiết kém hơn, còn nếu dùng loại gỗ tốt thì giá thành cao hơn nhôm kính rất nhiều lần.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 7.

Gia chủ phải sử dụng rèm kết hợp với cửa nhôm kính

Xét độ bền thì cửa gỗ không thể cạnh tranh được với của nhôm kính.

2. Về giá thành:

Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người Việt quan niệm "đại gia mới dùng cửa gỗ" bởi những bộ cửa làm bằng gỗ tự nhiên loại tốt luôn có giá rất cao.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 8.

Một bảng giá cửa gỗ tự nhiên

Tùy thuộc vào loại gỗ, cấu tạo và kích thước cửa mà giá tiền sẽ khác nhau nhưng dao động từ vài triệu cho đến cả trăm triệu nếu sử dụng các loại gỗ quý như gụ, sến, lim, táu. Ở phân khúc bình dân thì cửa làm từ gỗ công nghiệp có giá khởi điểm rất rẻ (chỉ từ vài trăm nghìn) nhưng chất lượng thì chỉ tương đương với giá tiền mà thôi.

Trong khi đó, cửa nhôm kính sẽ rẻ hơn so với cửa gỗ tự nhiên. Dạo qua thị trường chúng ta rất dễ bắt gặp những quảng cáo cửa nhôm kính với giá chỉ từ 1,2 triệu/m2, tức là với cùng một kích thước thì giá cửa làm bằng nhôm kính sẽ chỉ bằng 1/5 so với cửa gỗ tự nhiên.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 9.

Một báo giá bộ cửa nhôm kính

Tuy nhiên, những loại nhôm có tên tuổi và uy tín thì giá cũng không hề rẻ, ví dụ như nhôm XingFa có giá khoảng 3 triệu/m2, nhôm Eurowindow có giá khoảng 5.6 triệu/m2 hay thậm chí nhôm Đức như Schuco, Cirvo có giá tận 15 triệu/m2 – tức là hoàn toàn không thua kém cửa gỗ.

Anh Vũ kết luận: về giá thành thì cửa gỗ cao hơn cửa nhôm kính phổ thông.

3. Về tính thẩm mỹ và độ sang trọng, đẳng cấp:

Tương tự như độ hay của những thiết bị âm thanh thường mang nhiều tính chủ quan từ đôi tai của người đánh giá, vẻ đẹp của cửa gỗ hay cửa nhôm kính sẽ phụ thuộc vào "con mắt" của chủ nhà và thiết kế tổng thể của công trình. Nhiều người thấy chẳng thể chối cãi về giá trị thẩm mỹ truyền thống cũng như độ sang trọng của cửa gỗ, trong khi một số lại cho rằng cửa nhôm kính sẽ đẹp kiểu hiện đại, tinh gọn.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 10.

Về quan điểm "chỉ có đại gia mới chơi hệ gỗ vì gỗ là sang trọng, đẳng cấp", anh Vũ cho rằng việc sử dụng cửa gỗ nói riêng và nội thất gỗ nói chung ở Việt Nam là do thói quen sử dụng và định hướng thị trường. Dùng gỗ quá nhiều gây rối mắt và nặng nề, chỉ có trọc phú mới thích kiểu đó.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 11.

Theo anh Vũ, từ xưa cửa gỗ vẫn được đánh giá cao hơn về thẩm mỹ. Trước đây cửa nhôm chỉ có vuông thẳng nên khó ứng dụng. Màu sắc thì đơn điệu, chất lượng lại thấp nên chỉ dùng cho các khu vực có mức đầu tư trung bình. Tuy nhiên sau này cửa nhôm dần dần chiếm được thị trường do công nghệ gia công ngày càng cao hơn, tùy biến được nhiều hình dạng hơn.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 12.

Anh Vũ so sánh: việc dùng cửa trong nội thất cũng giống như phối đồ, không thể mặc áo vest với quần đùi được. Ví dụ: nếu là căn hộ thiết kế hiện đại, không gian mở nhưng lại dùng cửa gỗ sẽ không ổn. Ở chiều ngược lại, cửa gỗ khi được đưa vào thiết kế tân cổ lại rất phù hợp.

Như vậy, tùy vào không gian và vị trí, nếu áp dụng đúng thì cửa nào cũng sẽ sang trọng – dù là nhôm kính hay gỗ.

4. Về khả năng cách âm, cách nhiệt và độ kín khít:

4.1. Cách âm:

Một kiến thức phổ thông mà chúng ta đã được học ở Vật lý lớp 7 là "môi trường truyền âm", theo đó: Âm thanh có thể đi qua trong các môi trường chất rắn, lỏng, khí nhưng không thể truyền đi trong môi trường chân không. Ở các môi trường khác nhau, vận tốc truyền âm cũng khác nhau.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 13.

Tốc độ truyền âm trong môi trường chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Môi trường chất rắn có vận tốc truyền âm nhanh nhất. Hay nói cách khác, chất rắn là môi trường truyền âm tốt nhất.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 14.

Cấu tạo của cửa nhôm kính

Cửa nhôm kính là loại cửa được cấu tạo từ thanh hợp kim nhôm có cấu trúc dạng hộp, bên trong chia thành nhiều khoang trống kết hợp với hệ gioăng cao su và cửa kính hộp với lớp chân không ở giữa sẽ cho khả năng cách âm tốt.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 15.

Thí nghiệm về sự truyền âm trong sách giáo khoa vật lý lớp 7: Một bạn gõ bàn, một bạn áp tai nghe và một bạn đứng nghe

Trong khi đó, do vận tốc truyền âm của gỗ lớn gấp 10 lần vận tốc truyền âm trong không khí nên chắc chắn khả năng cách âm của các loại cửa gỗ sẽ không bằng cửa nhôm kính.

4.2. Cách nhiệt:

Lên lớp 8, chúng ta được học về dẫn nhiệt. Theo đó:

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 16.

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất và kim loại dẫn điện tốt nhất là Bạc (Ag);

- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thuỷ ngân);

- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 17.

Bản thân nhôm dẫn nhiệt rất tốt nhưng độ phát xạ thấp (3%-5%) và độ phản xạ cao (95%-97%) đối với bức xạ nhiệt. Khi làm cửa, người ta đã sơn phủ bề mặt nhôm bằng các loại sơn có tính bức xạ nhiệt để ngăn không cho nhôm hấp thụ nhiệt. Đồng thời, cấu trúc hộp rỗng của khung cửa kết hợp với kính hộp chân không giúp triệt tiêu phần lớn khả năng dẫn nhiệt của nhôm.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 18.

Profile cửa nhôm kính dày 55 mm, trong đó phần lớn là không khí giữa 2 mặt nhôm

Có thể hiểu một cách đơn giản như việc tráng gương ruột phích hoặc tấm tôn lạnh nhà xưởng được phủ chất phản quang ngăn ngừa hấp thụ nhiệt từ mặt trời. Như vậy, cửa nhôm kính cách nhiệt tốt hơn cửa gỗ.

Anh Vũ cho biết: hiện nay cửa nhôm kính có thể cách nhiệt đến 65%. Đó là điều mà cửa gỗ không thể so sánh được.

4.3. Độ kín khít:

Cửa gỗ tự nhiên xưa nay vẫn được coi là đẹp, bền và hợp với văn hóa của người Việt Nam nói riêng cũng như Á Đông nói chung. Nhưng đặc điểm khí hậu nước ta là nóng ẩm, có sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm thường xuyên và thất thường nên độ ổn định của cửa gỗ không cao.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 19.

Một cánh cửa gỗ bị co ngót có khe hở nhét được cả ngón tay

Dễ thấy nhất là cửa gỗ hay bị biến dạng do co giãn, cong vênh nứt nẻ hoặc bị mối mọt, mục nát theo thời gian – đặc biệt là những bộ cửa tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng như cửa sổ, cửa ra ban công...

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 20.

Một vài ý kiến về cửa gỗ và cửa nhôm kính, uPVC trên diễn đàn đầu hàng công nghệ Việt Nam VOZ

Trong khi đó, cửa nhôm kính gần như không bị tác động trước mọi điều kiện thay đổi của thời tiết, không bị ôxy hoá, không bị lão hoá hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axit.

Kiến trúc sư phân tích: đập cửa gỗ để thay bằng nhôm kính có phải là "bất thường" không? - Ảnh 21.

Do có tính ổn định cao hơn so với cửa làm từ các vật liệu khác nên cửa nhôm kính luôn giữ được độ chuẩn xác của cấu trúc và vẻ đẹp ban đầu trong suốt thời gian sử dụng. Sự ăn khớp giữa khuôn cửa và cánh cửa giúp đảm bảo độ kín khít, giữ nhiệt về mùa đông và cách nhiệt về mùa hè.

Như vậy, độ kín khít của cửa nhôm kính chắc chắn "ăn đứt" các loại cửa gỗ.

Tạm kết

Chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu một số điểm khác biệt chính giữa hai loại cửa phổ biến nhất hiện nay. Từ quan điểm của một kiến trúc sư, anh Vũ cho rằng: Cửa nhôm và cửa gỗ có phân mảng riêng của mình. Không thể nói cái nào tốt hơn cái nào mà cần phải đưa vào từng không gian cũng như mục đích cụ thể để xem xét.

Chúc các bạn lựa chọn được nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình!

https://genk.vn/kien-truc-su-phan-tich-dap-cua-go-de-thay-bang-nhom-kinh-co-phai-la-bat-thuong-khong-20220331092151797.chn

Từ khóa » Gỗ Song Mã Thuộc Nhóm Mấy