Kiến Vương Hại Dừa Và Cách Phòng Trừ
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Đình Thái (Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
Trả lời: Trên cây dừa có đến vài lọai bọ cánh cứng gây hại, tuy nhiên qua mô tả của bạn, đồng thời với những bức ảnh chụp mà bạn gửi kèm thì chúng tôi cho rằng con bọ cánh cứng thường hay gây hại cho cây dừa ở chỗ các bạn là con kiến vương một sừng (Oryctes rhinoceros). Để gây hại cho cây dừa còn có một loài kiến vương nữa đó là kiến vương 2 sừng (Xylotrupex gideon), trong 2 loài này thì loài 1 sừng là loài gây hại nhiều hơn hơn cả, chúng có mặt ở khắp các vùng trồng dừa của ĐBSCL.
Con trưởng thành của loài một sừng có kích thước lớn, rắn chắc, màu nâu hay nâu đen và bóng. Dài 3,5-4,5 phân, rộng khoảng 2-3 phân, trên đầu có một cái sừng, sừng con đực dài hơn sừng con cái. Cánh cứng có nhiều chấm lõm tròn, mặt bụng có nhiều lông. Chúng bay chậm, nặng nề, hoạt động mạnh vào buổi chiều và bắt cặp vào chiều tối hay sáng sớm. Con trưởng thành cái thường đẻ trứng trong những phần đã hoai mục của cây dừa như thân cây, gốc cây dừa bị đốn, trên các đống phân, các đống rác, gỗ mục, xác bã thực vật… đã và đang phân hủy. Mỗi con cái có thể đẻ từ 30-100 trứng. Trứng có màu trắng đục, khi sắp nở chuyển thành màu xám, đường kính khoảng 3 ly. Aáu trùng hình chữ C màu trắng, trên thân có lông nhỏ màu nâu lợt lưa thưa, chúng sống nhờ những chất hữa cơ đã mục nát, chúng không gây hại cho cây dừa. Đẫy sức ấu trùng hóa nhộng tại nơi chúng sinh sống. Thời gian nhộng kéo dài từ 25 đến 43 ngày, sau đó chúng hóa trưởng thành. Vòng đời của con kiến vương trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Nhưng chỉ có giai đoạn trưởng thành chúng mới gây hại cho cây dừa bằng cách nhai gặm, đục những lỗ hang cuối bẹ lá dừa. Ban đầu chúng đục những đường ngang hướng vào trung tâm của thân cây, sau đó là đường dọc dài và sâu vào trung tâm bó lá ngọn (củ hủ dừa). Chúng cắn tơi xơ để hút dịch cây, nhả xơ và đùn xơ ra ngoài cửa hang, đây là đấu hiệu để nhận biết sự hiện diện của kiến vương.
Những lá bị kiến vương gây hại khi bung ra sẽ có vết cắn hình chữ V ngược trên tàu lá hoặc bị cụt chóp ngọn tàu lá. Kiến vương thường gây hại trên cây dừa có tuổi thọ từ 15 năm trở lại. Các hang đục của kiến vương là cửa ngõ cho đuông vào đẻ trứng trong thân dừa sau này. Khi bị hại nặng tòan bộ các lá trên cây có thể bị cắt ngang, ảnh hưởng rất nhiều đến qúa trình quang hợp tạo vật chất hữu cơ để nuôi cây, làm cây phát triển kém, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất. Nếu mật số cao chúng có thể tấn công cả phần dưới của thân cây dừa, nhất là những cây dừa non. Khi cây dừa còn nhỏ, nếu bị hại nặng cây có thể bị chết.
Để hạn chế tác hại của Kiến vương, bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp phòng trừ chính sau đây:
- Thường xuyên thu gom những đống phân rác, những tàn dư thực vật dư thừa, mục nát trong và xung quanh vườn để hạn chế chỗ đẻ trứng và môi trường sinh sống của ấu trùng. Đây có thể được coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu vì nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa việc tích lũy số lượng của kiến vương. Ngược lại mọi biện pháp phòng trị kiến vương sẽ ít có hiệu qủa nếu biện pháp này không được thực hiện một cách triệt để.
- Nếu có điều kiện mỗi năm nên cho các líp dừa ngập nước 2-3 lần (sâu khỏang 1-2 tấc), ngâm trong vòng 2-3 ngày để diệt ấu trùng sống trong đất.
- Loại bỏ những cây ký chủ phụ như Chà là, Lá buông, Đủng đỉnh.
- Trong vườn dừa thỉnh thỏang đào một hố sâu khỏang 6 tấc, rộng khỏang một mét, bên trong đổ đầy khỏang 3-4 tấc xác hữu cơ mục có trộn với thuốc trừ sâu hột như Basudin, sau đó cứ khỏang 2-3 tháng xịt thuốc trừ sâu xuống hố một lần để tiêu diệt ấu trùng nằm trong hố.
- Có thể dùng hỗn hợp 9 phần mạt cưa trộn đều với một phần thuốc Basudin 10H, cho vào các bao có đục lỗ treo vào các nách lá dừa, đặc biệt là ở 5-8 nách lá non nhất. Cứ 3 tháng thay thuốc một lần, biện pháp này có thể hạn chế đáng kể sự gây hại của kiến vương.
- Với những vườn dừa non, thường xuyên quan sát nếu phát hiện thấy các lỗ đục thì dùng móc kẽm soi vào trong lỗ đục để diệt kiến vương, sau đó bít lỗ đục bằng cát trộn với thuốc Basudin./.
Từ khóa » Hình ảnh Con Kiến Vương
-
Cách Phân Biệt Chà Là, Kiến Vương, Sùng đất, Đuông Dừa
-
Kiến Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Kiến Vương ăn Phần Nào Của Cây Dừa?
-
Kiến Dương & Đuông
-
Rhino Beetle ( Kiến Vương Or Kiến Dương) - Facebook
-
0101 Tìm Đuông Bắt Được Kiến Vương 1 Sừng - YouTube
-
Kiến Vương Hay Kiến Dương Là Con Gì? | Gì Cũng Biết
-
Tìm Hiểu Về Kiến Vương Hai Sừng (bọ Hung Tê Giác) - Diệt Côn Trùng
-
Trứng Có Màu Trắng Vàng, Hình Bầu Dục, đường Kính 3 Mm, Khoảng ...
-
Tìm Hiểu Về Kiến Vương 2 Sừng (Bọ Hung Tê Giác ...
-
Lên Biên Viễn Xứ Nghệ Săn, Chế Biến Món Bọ Hung Tê Giác
-
Vĩnh Long: Nghĩ Ra "kế" Này, Nông Dân Khỏi Lo Kiến Vương Cắn Phá ...
-
Thú Chơi Bọ Cánh Cứng Khó Cưỡng Của Giới Trẻ