Kim Loại Nặng Là Gì? Bật Mí 6 Cách Loại Bỏ Kim Loại Nặng Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nhân loại đang phải đối mặt với hàng loạt những hệ lụy từ quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng là một trong số đó. Vậy kim loại nặng là gì? Làm thế nào để loại bỏ kim loại nặng trong nguồn nước?
Mục lục
- Hiểu chính xác kim loại nặng là gì?
- Kim loại nặng bao gồm những loại nào trong nước?
- Chì (Pb)
- Đồng (Cu)
- Kẽm (Kz)
- Asen (As)
- Thủy ngân (Hg)
- Crom (Cr)
- Tác động của kim loại nặng là gì đến sức khỏe con người?
- Chì
- Crom
- Asen
- Cadimi
- Thủy ngân
- Các giải pháp xử lý nước bị nhiễm kim loại nặng
- Than hoạt tính
- Xây bể lọc nước thô
- Sử dụng các thiết bị lọc nước
- Xử lý hệ thống sinh học
- Dùng chất xúc tác quang
- Phương pháp trao đổi ion
- Kim loại nặng bao gồm những loại nào trong nước?
Hiểu chính xác kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng là gì? Đó là những kim loại chứa nhiều độc tố có hại, tồn tại những yếu tố nhiễm bẩn cao. Khối lượng của chúng dao động trong khoảng từ 3,5 – 7g/cm3, độc tính cao và giảm độc tính nếu ở nồng độ thấp. Kim loại nặng bao gồm: Asen (As), Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Đồng (Cu), Kẽm (Kz), Crom (Cr), Cadmium (Cd), Thallium (Tl), Niken (Ni).
Kim loại nặng có thể rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Thế nhưng, chỉ khi chúng ở hàm lượng thấp, nếu hàm lượng ở mức cao hoặc vượt ngưỡng cho phép, kim loại nặng có thể có tác động nguy hại đối với sinh vật và cơ thể người.
Trong tự nhiên rất dễ để tìm thấy kim loại nặng, chúng bị nhiễm vào môi trường sống, đặc biệt là môi trường nước. Mặc dù vậy, kim loại nặng rất khó để phân hủy.
Môi trường nước bị nhiễm kim loại nặng có thể xuất phát từ các hoạt động như: Phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân, khai khoáng, nuôi trồng thủy hải sản, hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng…
Kim loại nặng bao gồm những loại nào trong nước?
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu xong khái niệm kim loại nặng là gì? Nước là một trong những môi trường dễ bị nhiễm kim loại nặng nhất. Trong nước thường có những kim loại nặng sau đây:
Chì (Pb)
Chì là kim loại rất độc, chúng có thể tác động nguy hiểm đến hệ sinh sản, thần kinh và thận. Chì được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp như hàn, điện tử, luyện kim, mạ điện, máy ảnh, sản xuất gốm sứ… Ví dụ thường gặp nhất về chì là chúng có trong pin chúng ta sử dụng hàng ngày.
Đồng (Cu)
Nếu tồn tại ở hàm lượng ít, đồng sẽ không gây nguy hại, tuy nhiên nếu ở hàm lượng cao, chúng sẽ gây ảnh hướng khá tiêu cực đến sức khỏe con người. Đặc biệt, chúng ta dễ bị nhiễm đồng trong quá trình sản xuất công nghiệp, luyện kim hay khai thác khoáng sản.
Tương tự như chì, đồng có thể bị nhiễm vào nguồn nước. Nếu nguồn nước bị nhiễm đồng thì phải xử lý sạch trước khi đưa vào sử dụng.
Kẽm (Kz)
Trên thực tế, chúng ta biết đến kẽm như là một chất không thể thiếu cho cơ thể người, thường được nạp qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên khi tìm hiểu kim loại nặng là gì, bạn cũng sẽ thấy kẽm là một ví dụ điển hình. Lạm dụng kẽm sẽ gây ra những tác động không hề nhỏ đến sức khỏe.
Kẽm thường thấy trong các hoạt động như luyện kim, khai thác,… Sau quá trình sản xuất công nghiệp, chất thải nếu không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường trực tiếp sẽ trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Asen (As)
Asen là một kim loại có độc tính cao, chúng tồn tại ở dạng tinh thể và định hình. Ở nồng độ cao, chúng sẽ gây nguy hiểm đối với cơ thể con người. Asen thường xuất hiện trong quá trình đốt than, luyện kim, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp…
Môi trường nước có thể bị nhiễm Asen, nếu không kiểm tra và loại bỏ sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Thủy ngân (Hg)
Ai cũng biết thủy ngân là kim loại rất độc, đặc biệt là loại Methyl thủy ngân. Chúng thường xuất hiện phổ biến ở những địa điểm xảy ra hiện tượng phong hóa đất đá hay núi lửa.
Mặc dù được công nhận là chất độc, tuy vậy chúng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất và khai thác như sản xuất các loại đèn sáng.
Crom (Cr)
Crom là một hợp chất, chúng xuất hiện phổ biến trong các môi trường sản xuất công nghiệp, đa phần là từ nước thải công nghiệp. Crom có trong tự nhiên thường xuất hiện ở núi lửa, hoặc quá trình đốt hóa thạch…
Tác động của kim loại nặng là gì đến sức khỏe con người?
Kim loại nặng là được chứng minh là một trong những độc tố có nguy hại đến sức khỏe của con người. Cơ thể sẽ gặp phải nhiều tình trạng khác nhau tùy vào mức độ nhiễm và rất khó phát hiện. Cụ thể như sau:
Chì
Chì tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, tủy, thận… Xuất hiện tình trạng đau khớp, đau bụng, huyết áp cao nếu nhiễm nhẹ. Hoặc có thể gây tai biến và tử vong nếu nhiễm nặng.
Con người bị nhiễm chì đa phần do ăn uống, hoặc hít thở nhằm. Khi đi vào cơ thể, chì sẽ tích tụ một thời gian mới phát độc.
Crom
Crom có thể gây viêm thận và gan, loét dạ dày hoặc thậm chí có thể gây ung thư phổi.
Kim loại này có trong nước, phần lớn từ nước thải công nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất da dày, mực in, nhuộm quần áo…
Asen
Asen có thể gây đau bụng, khô miệng, buồn nôn, tiêu huyết, tiêu chảy, viêm thận, sừng hóa da chân tay, rối loạn sắc tố da, thậm chí gây lở loét tay chân, ung thư gan, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, bàng quang…
Cơ thể bị nhiễm Asen thông qua đường da, ăn uống và hô hấp.
Cadimi
Có thể gây những bệnh lý về xương (xương yếu, loãng xương, đau nhức xương, dị dạng xương…), gây rối loạn chuyển hóa canxi hoặc có thể tác động đến hệ hô hấp gây nên viêm mũi, mất khứu giác.
Cơ thể bị nhiễm Cadimi thông qua ăn uống và hô hấp.
Thủy ngân
Người nhiễm thủy ngân có thể bị viêm phổi, gây dị tật thai nhi. Cơ thể bị nhiễm Asen thông qua đường da, ăn uống và hô hấp.
Các giải pháp xử lý nước bị nhiễm kim loại nặng
Than hoạt tính
Là một vật liệu lọc nước phổ biến, nước khi được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, trong đó có cả những kim loại nặng. Mặc dù vậy, than hoạt tính chỉ thích hợp sử dụng để loại bỏ kim loại nặng trong trường hợp nước bị nhiễm nhẹ. Các bạn có thể tham khảo bài viết cách sản xuất than hoạt tính của chúng tôi.
Xây bể lọc nước thô
Xây bể lọc nước thô giúp đảm bảo lọc được nguồn nước sạch với thể tích lớn. Xây bể lọc nước thô cũng tương tự như xây hệ thống lọc nước giếng khoan.
Sử dụng các thiết bị lọc nước
Sử dụng máy lọc nước, hệ thống lọc nước, bộ lọc nước là cách tối ưu để loại bỏ nước bị nhiễm kim loại nặng. Máy lọc nước là vật dụng thường có trong mọi gia đình, chúng trở nên thiết yếu với cuộc sống hiện đại ngày nay.
Xử lý hệ thống sinh học
Gồm hệ thống xử lý sinh học, thực vật và động vật học. Cần sử dụng ứng dụng sinh hoạt, sự hỗ trợ của thực vật thủy sinh hoặc vi khuẩn để làm sạch nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ áp dụng để xử lý nước thải ra ngoài, không dùng cho nước uống.
Dùng chất xúc tác quang
Cách đơn giản và tiết kiệm là sử dụng chất xúc tác quang để làm sạch nguồn nước. Cụ thể, sử dụng tia cực tím để khử Crom, có độ pH 2 và bổ sung oxalate.
Phương pháp trao đổi ion
Được sử dụng để loại bỏ mangan và sắt có trong nguồn nước. Có thể sử dụng để loại bỏ kim loại nặng trong nước ở những nơi có nồng độ thấp hơn nhựa. Cách này dễ và đơn giản.
Kim loại nặng nói chung rất nguy hiểm đối với con người. Hiểu kim loại nặng là gì và cách xử lý kim loại nặng sẽ giúp bạn đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Xem thêm:- Cloramin B là gì? Khử trùng nước bằng Cloramin B có nên không?
- Nước RO trong y tế: Quy trình xử lý và những ưu điểm vượt trội
- Xử lý nước RO cho chạy thận nhân tạo
- Các cách làm sạch nước giếng khoan nhanh & hiệu quả
- Điểm khác biệt giữa nước cứng và nước mềm
Từ khóa » Chỉ Số Kim Loại Nặng Là Gì
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Tác Hại Và Cách Loại Bỏ Kim Loại Nặng Trong Nước
-
Kim Loại Nặng Là Gì? 5 Bí Quyết Loại Bỏ Kim Loại Nặng Trong Nước
-
Tìm Hiểu Kim Loại Nặng Là Gì? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Sức Khỏe ...
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý Kim ... - LinkedIn
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Biện Pháp Loại Bỏ Kim Loại Nặng Khỏi Nguồn Nước
-
[Kim Loại Nặng Là Gì?] Giải Pháp Loại Bỏ Kim Loại Nặng Khỏi Nguồn Nước
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Các Phương Pháp Xử Lí ... - Lọc Nước Tre Việt
-
Kim Loại Nặng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kim Loại Nặng Trong Nước? Tác Hại, Nhận Biết Và Cách Xử Lý. - VITEKO
-
Kim Loại Nặng Trong Nước Là Gì? Nhận Biết, Tác Hại Và Cách Xử Lý
-
Tác Hại Của Kim Loại Nặng Trong Nước Và Cách Kiểm Tra
-
Xét Nghiệm Kim Loại Nặng-Heavy Metals
-
[PDF] KIM LOẠI NẶNG - TỔNG - AFIRM Group
-
Kim Loại Nặng Là Gì? Biện Pháp Loại Bỏ Kim Loại Nặng Trong Nước