KINH MN 027 – TIỂU KINH VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI ...

KINH MN 027 – TIỂU KINH VÍ DỤ DẤU CHÂN VOI (CŪḶAHATTHIPADOPAMASUTTAṂ) Đăng trong: 27/11/2012 | Tác giả: BS Phạm Doãn | Filed under: Uncategorized | Tags: dấu chân voi, sáu tưởng, tưởng, tưởng tri |Bình luận về bài viết này

I. BẢN KINH MN 027 – (Cūlahatthipadopama sutta

1. Bản tiếng Việt của Hòa Thượng Minh Châu

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung27.htm 

2. Bản tiếng Anh của Bhikkhu Thanissaro

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.027.than.html

3. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda

http://paliviet.info/VHoc/13/027.htm

 

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO BÀI KINH MN 027

1. Trích giảng Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi – HT. Thích Chơn Thiện

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung-gg-027.htm 

2. Toát yếu Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi – Thích Nữ Trí Hải

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-03.htm 

III. ĐỀ CƯƠNG

  •  Tìm hiểu về nội dung bài Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi. Không thể hình dung một giáo pháp to lớn đến chừng nào, khi ta còn chưa đi đến đích giải thoát thực sự. Đối với giáo pháp của Đức Phật cũng vậy, chỉ khi đã thực sự đạt giác ngộ tối thượng ta mới biết rằng sự vĩ đại đó không thể ca ngợi tán thán hết được.
  • Cảm nhận ý nghĩa cao quý của từ “Bà La Môn” (brāhmaṇā) trong câu nói tán thán này:

“…Xưa kia chúng ta không phải là Sa-môn lại tự xem là Sa-môn, không phải là Bà-la-môn lại tự xem là Bà-la-môn, không phải là bậc A-la-hán, lại tự xem là bậc A-la-hán. Nay chúng ta mới thật là Sa-môn. Nay chúng ta mới thật là Bà-la-môn…”

  • Tìm hiểu kỹ đoạn Đức Phật giảng về “diễn tiến trong quá trình tu chứng” của các Tỳ Kheo. Đây là một mô hình chuẩn trong sự tu tập được nhắc lại rất nhiều lần trong các bài kinh.

IV. THẢO LUẬN

Pāli Việt : Bs. Phạm Doãn ơi, Bs. mới post lên 1 tiếng đồng hồ mà CÓ THÀNH VIÊN ĐÃ ĐOC XONG VÀ TÓM TẮT BÀI KINH NÀY rồi nè: Bấm 1 cái LIKE cho thành viên này (không phải cho Pāli Việt).

Kính gửi Sư tóm tắt ý của con về bài kinh ngắn Dấu Chân Voi. Còn về ngôn ngữ Pali và bài dịch có sai sót hay không thì con không đủ sức bàn. 1) Không vì bị ai đó thuyết phục, rồi thực hành theo người ấy mà có được danh hiệu này, quả vị kia. Không nên tán thán một ai đó, luận thuyết của người đó, phương pháp thực hành mà người đó chỉ cho mình… chừng nào chưa tận mắt chứng thực được kết quả do phương pháp đó mang lại. 2) Thợ săn thấy dấu chân voi và vết tích để lại chắc chắn không thể biết đúng về con voi. Người tu đang thực hành theo giáo pháp Đức Phật để lại chắc chắn không thể biết đúng về Đức Phật và giáo pháp của Đức Phật. 3) Thợ săn đi tới tận nơi, thấy được con voi đực lớn thì mới có thể biết đúng đó là con voi đực lớn. Người tu thực hành cho đến rốt ráo, thấy được “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong” thì mới có thể biết đúng về Đức Phật và giáo pháp của Đức Phật.

Phạm Doãn: Comment trên đây rất súc tích, đầy đủ ý nghĩa bài kinh. PLCĐ rất cám ơn và hoan hô các thành viên tích cực với việc học kinh Trung Bộ như thế này!

Binh Anson

…. “Người tu thực hành cho đến rốt ráo, thấy được “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong” thì mới có thể biết đúng về Đức Phật và giáo pháp của Đức Phật.” Nếu ai cũng tâm niệm như thế này thì các tranh luận về giáo pháp sẽ hòa nhã, thân ái, khiêm nhượng, và xây dựng hơn!

Thien Nguyen Ba “từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên” Cách thực hành: “với tâm tưởng hướng về ánh sáng” là như thế nào ạ?

Pāli Việt “với tâm tưởng hướng về ánh sáng” là phần dịch Việt của từ ālokasaññī. 1 bản tiếng Anh ghi nghĩa là: perceiving the light, 2 bản khác ghi là “percipient of light.” ālokasaññī (danh từ kép, dạng bahubbīhi, được dùng như tính từ) = có tưởng (saññā) về ánh sáng. Không rõ các Thiền Sư hướng dẫn thế nào?

Aṭṭhakathā ghi là: Ālokasaññīti rattimpi divā diṭṭhaālokasañjānanasamatthatāya vigatanīvaraṇāya parisuddhāya saññāya samannāgato. Ālokasaññī = ban ngày luôn cả ban đêm, có tưởng trong sạch, không còn pháp che lấp, trong việc khéo léo nhận biết ánh sáng đã được nhìn thấy.

Hoàng Lan   @Thien Nguyen Ba Theo Hoàng Lan biết thì Tưởng về ánh sáng là tưởng tượng về ánh sáng để đối trị với hôn trầm, thùy miên nó cũng giống như pháp quán tưởng xác chết, xương khô vậy (quán tưởng đến xác chết hay xương khô thì đối trị chướng ngại khác).

Pāli Việt Không nên lầm lẫn tưởng (saññā) và “tưởng tượng” của tiếng Việt. Tưởng (saññā) là nhớ lại 5 cảnh ngũ quá khứ, có thể tương đương với từ “nhớ lại”, còn “tưởng tượng” thì thiên về việc nghĩ ra những cái chưa từng có.

Hoàng Lan Dạ, chỗ này ánh sáng là ánh sáng mặt trời, tức cái có thật, cũng như xác chết là có thật, xương khô là có thật. Quán tưởng về ánh sáng theo con hiểu là như vậy Sư à.

Pāli Việt Hiểu vậy thì bây giờ hiểu lại. Còn không thích hiểu lại thì cũng không sao.

Hoàng Lan Tưởng (saññā) là nhớ lại 5 cảnh ngũ quá khứ << Sư ơi, 5 cảnh ngũ quá khứ là gì vậy ạ?

Pāli Việt cảnh sắc (hình ảnh) do mắt đã thấy, cảnh thinh (âm thanh) tai đã nghe, … mũi …, … lưỡi …, … thân … Chú Giải cũng rất cẫn thận ghi là diṭṭha-āloka = ánh sáng đã được thấy (diṭṭha), thay vì chỉ có một mình từ āloka (ánh sáng)

Pāli Việt Về chuyện hôn trầm thì ở Saundarananda (Phật Độ Nanda) có ghi: khi có trạng thái lo nghĩ hoặc có trạng thái lo sợ thì tỉnh ngủ, và vị hành giả nên tu tập vào ban đêm với tâm tương tự như vậy. Nhận xét này của Ngài Asvaghosa thật tinh tế.

Pāli Việt Hạnh Trương đừng có nhập nhằng giữa TƯỞNG và TƯỞNG TRI à nghen. (COI CHỪNG BỊ Bs. Phạm Doãn HUÝT CÒI VÌ TỘI TRESPASSING – XÂM NHẬP BẤT HỢP PHÁP)

Hạnh Trương Yes, sir, để con xem lại

Tiểu Lâm đọc bài kinh mà ngồi tưởng tượng… với phạm âm từ tốn, được nhìn thấy hảo tướng của Ngài và nhất là đoạn chia sẻ, đời sống gia đình đầy những triền phược, rồi ngài nói đến nếp sống đơn sơ, đạm bạc của một đời sống không gia đình với tam y quả bát du hành từ thành thị, sơn lâm. chẳng nhưng vậy còn được học và trau dồi phẩm hạnh và để cuối cùng thấy được Đức Thế Tôn cho dù là lúc ngàn xưa hay là ngàn nay. nghe phật thuyết xong bài kinh này chắc bỏ nhà đi tu!!

Hạnh Trương   @Sư Pāli Việt ơi, cái định nghĩa này:

“Tưởng (saññā) là nhớ lại 5 cảnh ngũ quá khứ, có thể tương đương với từ “nhớ lại” là từ nguồn nào đó ạ ? Con chợt nghi ngờ về tính chính xác của nó.

Pāli Việt Cái định nghĩa này là ở phần nhập môn Abhidhamma như là VDP Nhập Môn, Siêu Lý Học, v.v…

Hạnh Trương “kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha? sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati. kiñca sañjānāti? nīlampi sañjānāti, pītakampi sañjānāti, lohitakampi sañjānāti, odātampi sañjānāti. sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati.

Sư Pāli Việt xem giùm cái định nghĩa này có gì đặc biệt không ạ.

1. khandhasaṃyuttaṃ, 8. khajjanīyavaggo, 7. khajjanīyasuttaṃ (SN 22.79)

Cảm giác của con về saññā hơi khác với định nghĩa trong VDP. Con sẽ trình bày kỹ hơn sau khi nghe nhận xét của Sư về định nghĩa trên trong Tương Ưng bộ

Chua Nhu Phap   @Chú Hạnh Trương ơi! Trong Abhidhammattthasangha.

Hạnh Trương   @SC Chua Nhu Phap ơi, cảm ơn cô, vấn đề là chỗ đó đó cô, định nghĩa trong VDP được nhét vào đầu, xưa nay con cũng nghĩ nó là như vậy.

Sư Pāli Việt “nện” một gậy, chợt tỉnh ra, hóa ra lâu nay…tưởng vậy mà không phải vậy. Saññā có thể hoàn toàn khác, HOÀN TOÀN KHÁC với định nghĩa trong VDP, “Nhớ lại” là việc của Sati không phải của Saññā.

Việc của saññā là gì, con chờ Sư có ý kiến, rồi hạ hồi phân giả

Pāli Việt 38- SỞ HỮU TƯỞNG (Saññā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tưởng là cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận thức lại những cảnh, vật, hay sự việc đã gặp đã biết.

– Bốn ý nghĩa của Tưởng:

1- Chơn tướng cách nhớ. 2- Phận sự nhớ lại việc đã qua. 3- Sự thành tựu nhớ đặng sự vật đã biết. 4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.

Thí dụ: Ta nhớ lại một sự việc, một cảnh vật nào đó trong quá khứ. Hoặc như người thợ mộc nhận ra phiến gỗ được bao nhiêu thước tất.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tưởng có 6 loại:

1- Sắc Tưởng 2- Thinh Tưởng 3- Khí Tưởng 4- Vị Tưởng 5- Xúc Tưởng 6- Pháp Tưởng

Hạnh Trương Đó là định nghĩa trong Siêu Lý Học của tỳ khưu Giác Chánh . Sư tiếp đi ạ.

Môn học ABHIDHAMMA tuy khô khan sâu sắc khó hiểu, nhưng những người có trí ưa thích, không phải chỉ mến mộ vì Pháp hay (dể hiểu … ) mà chính vì năng sinh Trí tuệ. Tất cả luận Sư Ấn Ðộ thuở xưa như Thế Thân (Visubhandu), Vô Trước (Asanga) v.v… đã tạo nhiều bộ Luận trứ danh đều có học ABHIDHAMMA cả! Các bộ luận nổi tiếng như Milindapañhā, Visuddhimagga, Thành Thật Luận, Câu xá Luận v.v… hầu hết đều phát triển từ văn học ABHIDHAMMA.

Mong rằng Việt nam ta sẽ có những nhà luận Sư lỗi lạc, những dịch giả trứ danh để nền văn hiến dân tộc có thể theo kịp đà tiến triển của các nước như Nhật Bản, Tích lan, Miến Ðiện, Ăng Lê, Ấn Ðộ .v.v… ( Trích từ lời nói đầu của cuốn sách)

Pāli Việt Đoạn dịch này ở Trung Bộ, MN 043, nhưng tương đương với đoạn Kinh trên: — Này Hiền giả, tưởng, tưởng (Sanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng? — Tưởng tri, tưởng tri (Sanjanati), này Hiền giả, nên được gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tưởng.

Pāli Việt Nếu qua đoạn Kinh trên để hiểu TƯỞNG là gì thì không thể, vì chưa đủ dữ liệu. Saññā là danh từ, có thể hiểu là bản thể của Sañjānāti, còn hành động việc làm của sañjānāti là sañjānanaṃ.

Pāli Việt Có đọc ở đâu đó: sở dĩ có VDP là vì người đời sau không thể hiểu được Kinh Tạng. Hay nói cách khác các vị Thầy Tổ thời xưa chắt lọc tinh hoa từ Kinh mà hình thành Tạng VDP.

Pāli Việt Giờ muốn hiểu TƯỞNG là gì thì phải diễn giải dựa vào kiến thức VDP đã trích ở trên. Tạm diễn giải như sau: Sở dĩ biết cái này có màu xanh, cái này màu đỏ vì mẹ đã dạy rằng: ‘Cái này màu xanh’, cái này màu đỏ’ v.v… (Biết dựa trên cái đã biết). Gặp màu tím thì đứa bé không biết sẽ lúng túng (vì chưa biết), đoán bừa (có lẽ cái này là papañca). Tuy không nói được tên màu là gì, nhưng đứa bé có thể nói rằng màu này giống cái màu của trái cà tím (cái này cũng là TƯỞNG). Tạm diễn giải vậy thôi. Hạnh Trương và Kan Trần mời Nguyễn Quốc Bình uống cà phê rồi muốn phỏng vấn gì thì tùy hỷ. Qua lối trả lời của Nguyễn Quốc Bình cho Kan Trần chứng tỏ Quốc Bình là tay “cứng cựa” về Abhidhamma đó.

Hạnh Trương Giá như mà biết được từ đoạn nào trong Kinh hoặc Luật có định nghĩa Tưởng là Nhớ lại, để từ đó các vị chắt lọc ra thì tốt biết mấy.

Còn nếu trong kinh và luật không có, thì có nhiều giả thiết lắm

Pāli Việt Vấn đề là tìm một từ tiếng Việt cho saññā thì mình phải nắm được saññā là thế nào? Rồi mới định từ tiếng Việt được.

Pāli Việt Giống như lâu nay Sư hay phát biếu là coi chừng mình nói là tôi có niệm, nhưng cái mình đang có không phải là niệm, mà là một cái gì khác. Thì tưởng cũng vậy. Mình liên hệ trên kiến thức sách vở rồi tự mình hiểu là: cái này là TƯỞNG. Nói theo CONCEPT chứ không nói theo từ ngữ.

Hạnh Trương Chính vì con thấy cái TƯỞNG đó nó khác, nên mới giật mình khi bị Sư nện

Pāli Việt Trước đây, Sư có trình pháp với thiền sư trong khóa thiền intensive là: “Mới sáng đó, ngồi, đi, mà hết ngày rồi. Ngày giờ sao qua mau quá.” Lúc đó, thì Ngài không nói gì. Cho đến 2, 3 ngày sau Ngài gọi lại bảo: “Cái đó Tôi nghĩ là HỶ.” Chính vị Thiền Sư này cũng phải sàng lọc từ ngữ được học và trạng thái thực tế để định danh từ. Chỉ tâm sự chừng này thôi. Trễ giờ “mắc dịch” rồi.

Hạnh Trương Theo con, do Sanna rất hay đi cùng Sati, nên người ta nhầm Sanna là nhớ lại, mặc dù nhớ lại là chức năng của Sati.

Con “dòm” thấy nó thế này:

Giả sử cảnh có trước mặt và Cảnh được nhận thức thành đối tượng A.

Điều kiện cần và đủ để kết luận trong cảnh có đối tượng A là các duyên a(1) – a(n) phải hội đủ.

Quá trình:

Cảnh tiếp căn, thức ghi nhận và trả về các duyên A’ là tập hợp con của A.

Sanna căn cứ vào A’, nhờ sati gọi ra các đối tượng có A’ là tập hợp con của nó, rồi tự quyết định đối tượng nào phù hợp với A’, và quyết định đó là cảnh nhận được. Trong quá trình đó nó liên hệ, đối chiếu, so sánh tùm lum các pháp được lôi ra từ ký ức.

Đó là chỗ yếu của sanna, thay vì thu thập đủ thông tin, thì nó lại dựa trên một số ít thông tin đã có để tổng hợp thành đối tượng được nhận thức.

Đó cũng là chỗ mạnh của sanna, nó không mất nhiều thời gian với cảnh cũ.

Nhưng với các pháp chưa từng được thấy, thì sanna như vậy lại có hại, vì nó trả ra kết quả không bao giờ mới ( trong khi chúng ta cần KHÁM PHÁ cái mới, ví dụ như bản chất của ngũ uẩn)

Do sanna là một trong ngũ uẩn, nên có rất nhiều tâm sở khác tham gia cùng trong quá trình này. ( con mô tả giản lược)

Ở đây, khái niệm Sanna được hiểu như một uẩn, nghĩa là một tập hợp các chức năng nhận biết dựa trên cái mô hình như con đã thử mô tả ở trên. ( các chức năng hiểu là các tâm sở )

Có gì sai thì Sư chỉ tiếp …

Pāli Việt Sư không thiên về diễn giảng nên thường chạy trên cái CONCEPT thôi. Theo comment ở trên thì Hạnh Trương và Sư không có đồng concept về saññā và sati. Cũng kẹt dữ hè. Việc “mắc dịch” thì saññā = tưởng, sati = niệm là xong nhiệm vụ. Còn tưởng là gì, niệm là gì là việc của Pháp Sư.

Pāli Việt Ở từ điển, sati cũng ghi 2 nghĩa khác biệt nhau: – f. sự ghi nhớ, sự chú tâm. (f.) memory; mindfulness. Sư chỉ găp nghĩa thứ 2 khi phiên dịch, chưa gặp nghĩa 1 lần nào.

Hạnh Trương theo con, sự chú tâm có được cũng là nhờ Sati luôn lôi cái cần làm lên cho Mano, khiến nó không làm việc khác ( với cái đã được thiết lập niệm), nhờ đó mà có sự chú tâm. Cho nên Sati có hai nghĩa là vậy, thực ra chỉ là một.

Chú tâm = tâm luôn làm việc trên một đối tượng = ý căn luôn xử lý một việc = sati luôn nhờ năng lực nhớ lại (lôi ra từ ký ức) mà đẩy cái cần xử lý cho ý căn.

Hạnh Trương Việc nhớ cũng có hai phần ( thực ra là ba ), một là GHI VÀO, hai là LẤY RA ( ghi nhớ và nhớ lại)

Cái ghi nhớ ( ghi vào), là phase 1, thường được gọi là thiết lập niệm

Cái nhớ lại ( lấy ra), thì thường được gọi là niệm.

Nếu cái lấy ra là cái mà Cetana cần, là cái được Ý căn xử lý dưới sự điều khiển, tác động của hành uẩn, thì khi đó Sati làm việc với chức năng quen thuộc, đó là làm sao tâm không bị xao lãng. ( nó luôn đẩy cái cần làm vào cho ý căn, nếu ý căn vì lý do gì đó mà quay qua tiếp nhận việc khác )

Pāli Việt Diễn giải như Hạnh Trương thì Sư cũng mù tịt luôn. Giờ phải so sánh hai hệ thống định danh, 1 của Hạnh Trương, 1 của Sư, thì mệt và mất thì giờ lắm.

Hạnh Trương Nói nôm na, là nhờ năng lực nhớ lại mà sati duy trì được sự không xao lãng.

Tất nhiên, năng lực nhớ lại này không chỉ phục vụ cho việc đẩy VIỆC CẦN LÀM lên cho Ý Căn, nó còn phục vụ việc đẩy ĐỐI TƯỢNG đã được ghi nhận cho TƯỞNG.

Pāli Việt Gặp mấy thầy dạy Abhidhamma thì họ sẽ phân tích cho Hạnh Trương thấy: cái anh đang nói, ở Abhidhamma là từ này, là cái này. Còn Sư thì không có rèn luyện về lãnh vực đó.

Hạnh Trương , Sư ơi, trong VDP nó không có cái đó, con mới phải diễn giải.

Pāli Việt Ủa, Hạnh Trương học hết 7 bộ Abhidhamma hồi nào vậy?

Hạnh Trương Có cái không cần phải đọc hết cũng biết, Sư làm khoa học hoài, Sư biết rồi.

Hạnh Trương Con xin dừng ở đây, nói nữa không hay. Chưa phải thời.

Pāli Việt Sư không biết. Sư chỉ biết 1 điều: Tạng Kinh và Tạng Luật thì có thể đọc. Còn Abhidhamma thì phải có thầy. Sư chỉ học Abhidhamma phần đầu và không chịu đi chuyên sâu. Nhưng không bao giờ chê.

Thuận Pháp Dhammiko   @Sư Pāli Việt, con chưa hiểu lắm tại sao đức Phật nói, đại khái: nhớ lại màu xanh là tưởng, nhớ lại màu đỏ là tưởng, nhớ lại màu vàng là tưởng, nhớ lại màu trắng là tưởng. Thế còn nhớ lại các màu khác là không phải tưởng sao, đức Phật có dụng ý gì khi nêu lên các màu này mà không nêu các màu khác?

Pāli Việt Ai biết đâu! 10 đề mục kasina là gì? … xanh vàng đỏ trắng … Đúng rồi: Theo bài học về hòa màu thì 3 màu chính là xanh vàng đỏ.

Thuận Pháp Dhammiko Dạ theo con dụng ý của đức Phật dùng các màu cơ bản (tự nhiên khớp với khoa học hiện đại), là các màu tinh khiết thực sự để nói đến cái tưởng về màu, và 4 màu này lại trùng với 4 màu của Kasina, con chỉ có thử 2 kasina là kasina trắng và kasina vàng thôi, điều lạ là cả 2 tướng (Nimitta) nếu có khởi lên thì đều là màu trắng, có tưởng cho ra màu vàng cũng không được. (Không biết ở nhóm PLCĐ này có ai thử làm chưa!). Từ đó suy ra, TƯỞNG có gợi nhớ lại chính xác bao nhiêu thì chỉ xuất hiện cái tướng của nó thôi (Có Vị gọi là Ngũ Hành Tưởng). Không biết ý Sư thế nào?

Thuận Pháp Dhammiko Ví dụ khi làm toán cộng, giả sử mình nhắm mắt lại và tưởng trong đầu các con số là 23 + 37 = 60, thì sẽ thấy các con số 23, 37, 60 đều là màu trắng, có ai nhìn thấy màu khác không??? Dạ bàn luận để biết thêm, đừng cho TP bị chạm vài dây

Pāli Việt Về Ngũ Hành Tưởng thì Sư bây giờ mới hay.

Thuận Pháp Dhammiko Con cũng nghe lại thôi, phải là Ngũ Trần Tưởng, tức là hình bóng của Ngũ Trần: Sắc Tướng, Thanh Tướng, Hương Tướng,….

Pāli Việt Về màu trắng, theo Sư nhớ thì làm cái tam giác đều 3 đỉnh là 3 vòng tròn có màu xanh vàng đỏ, rồi quay tròn tam giác đều ấy thì sẽ thấy màu trắng.

Thuận Pháp Dhammiko Cái đó là luật trộn màu dùng trong kỹ thuật truyền hình màu, dùng 3 màu Red, Green, Blue. màu vàng là trộn của 2 màu Green và Blue

Ba Nguyen Hạnh Trương: Sư Pāli Việt dịch tưởng là “nhớ lại” theo VDP và SLH, tôi thấy bạn cần kiểm chứng ngay: VDP và SLH có nói tưởng là “nhớ lại” không? Không, tôi không thấy VDP và SLH nói tưởng là “nhớ lại”. Sư Pāli Việt đã hiểu sai giải thích của VDP và SLH.

“Nhớ lại”: Hành vi không cần cảnh, ngay trong hiện tại. “Saññā”: 4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.

Saññā cần thiết phải có cảnh hiện bày nên thường dịch là “nhận biết”. Do gốc của saññā là jānāti là “nhận biết”. Paññā là nhận biết nhờ trí tuệ, Saññā là nhận biết nhờ ký ức. Dẫu sao vai trò của saññā vẫn là “nhận biết”-fr. “jānāti”. Hành động “nhớ lại” chuyện này chuyện kia “không cần cảnh hiện tại” không thể là Jānāti.

Thuận Pháp Dhammiko Saññā dịch là “nhận biết” cũng không chính xác, dễ nhầm với Sati!

Ba Nguyen Thuận Pháp Dhammiko: Xem kỹ mặt văn của tôi: Thường dịch là “nhận biết”; Paññā là nhận biết (cảnh) nhờ trí tuệ; Saññā là nhận biết (cảnh) nhờ ký ức. Bạn chú ý tôi diễn tả vấn đề từng bước.

Pāli Việt Ba Nguyen cũng cần đọc kỹ một chút: Sư không dịch tưởng là “nhớ lại”. Và cũng cần xem lại kết luận cuối cùng của Sư về Tưởng và Niệm + vai trò của dịch thuật và Pháp Sư.

Thuận Pháp Dhammiko Như vậy theo bạn thì phải hiểu Paññā là Tuệ, Saññā là ký ức nếu dịch rút gọn???

Thuận Pháp Dhammiko Theo VDP: Nhận biết là 1 chi pháp, Paññā là 1 chi pháp khác, Saññā cũng 1 chi pháp khác nữa. Bản thân Paññā, Saññā không làm chức năng nhận biết!

Ba Nguyen   @Thuận Pháp Dhammiko: Không thể rút gọn. Jānāti là Jānāti. Jānāti giữ vai trò chính trong paññā và saññā, thành phần Pa hay Saŋ chỉ là tính chất, đặc tính của các loại Jānāti.

Pāli Việt Thảo luận là để giúp nhau tìm hiểu vấn đề, không phải là để hơn thua.

Ba Nguyen   @Pāli Việt: Đã đọc rất kỹ. Sư viết rõ: “Tưởng (saññā) LÀ NHỚ LẠI 5 cảnh ngũ quá khứ, có thể tương đương với từ “nhớ lại””.

Ba Nguyen   @Pāli Việt: Tôi không biết có ai hơn thua chỗ này không nhưng tôi thì không. Suốt ba comment vừa rồi tôi bám sát vào ngôn ngữ Pali để diễn tả các ý cần diễn tả trong Pali. Không biết người nghe có định hơn thua với tôi? Xin đừng!

Pāli Việt Văn tự còn đó. Người đọc sẽ hiểu.

Thuận Pháp Dhammiko Jānāti là nhận biết, Pa và Saṃ là tính chất của Jānāti. Nên diễn đạt ý : Nhận biết do Saññā, Nhận biết do Paññā, Nhận biết do Sati. Bản thân Saññā, Paññā, Sati không có phận sự nhận biết cảnh! Không biết anh Ba Nguyen có ý kiến gì không?

Ba Nguyen   @Thuận Pháp Dhammiko: Nhận biết do Saññā, Nhận biết do Paññā — Gợi ý của tôi cho câu hỏi này là bạn xem chiết tự Pali của hai chữ saññā và paññā (với lòng tin bạn có biết Pali chút ít). Bạn xem chiết tự của hai chữ này, bạn sẽ nhận ra một số trường hợp vị trí saññā và paññā đặt trong câu không thích hợp.

Thuận Pháp Dhammiko Đôi lúc chiết tự câu chữ cũng chưa nói hết ý nghĩa của chúng, giá mà chúng ta đặt bản thân vào đúng vị trí của chúng để hiểu chúng thì tốt nhất!

Hạnh Trương   <<Sư Pāli Việt dịch tưởng là “nhớ lại” theo VDP và SLH, tôi thấy bạn cần kiểm chứng ngay: VDP và SLH có nói tưởng là “nhớ lại” không? Không, tôi không thấy VDP và SLH nói tưởng là “nhớ lại”. Sư Pāli Việt đã hiểu sai giải thích của VDP và SLH.>>

Ba Nguyen, Sư Pāli Việt đã trích từ Siêu Lý Học, đạo hữu có thể đọc kỹ hơn.

Pāli Việt 38- SỞ HỮU TƯỞNG (Saññā)

I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tưởng là cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận thức lại những cảnh, vật, hay sự việc đã gặp đã biết. – Bốn ý nghĩa của Tưởng:

1- Chơn tướng cách nhớ. 2- Phận sự nhớ lại việc đã qua. 3- Sự thành tựu nhớ đặng sự vật đã biết. 4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.

Thí dụ: Ta nhớ lại một sự việc, một cảnh vật nào đó trong quá khứ. Hoặc như người thợ mộc nhận ra phiến gỗ được bao nhiêu thước tất.

II. Phân tích chi pháp: Sở hữu Tưởng có 6 loại:

1- Sắc Tưởng 2- Thinh Tưởng 3- Khí Tưởng 4- Vị Tưởng 5- Xúc Tưởng 6- Pháp Tưởng

Hạnh Trương kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha? sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati. kiñca sañjānāti? nīlampi sañjānāti, pītakampi sañjānāti, lohitakampi sañjānāti, odātampi sañjānāti. sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati.

Pāli Việt: Đoạn dịch này ở Trung Bộ, MN 043, nhưng tương đương với đoạn Kinh trên: — Này Hiền giả, tưởng, tưởng (Sanna) được gọi là như vậy. Này Hiền giả, như thế nào được gọi là tưởng? — Tưởng tri, tưởng tri (Sanjanati), này Hiền giả, nên được gọi là tưởng, Và tưởng tri gì? Tưởng tri màu xanh, tưởng tri màu vàng, tưởng tri màu đỏ, tưởng tri màu trắng. Tưởng tri, tưởng tri, này Hiền giả, nên được gọi là tưởng.

Thuận Pháp Dhammiko đọc kỹ lại đoạn kinh trên, hay TP có cách hiểu khác khi nói: <<Theo VDP: Nhận biết là 1 chi pháp, Paññā là 1 chi pháp khác, Saññā cũng 1 chi pháp khác nữa. Bản thân Paññā, Saññā không làm chức năng nhận biết!>>

Là người học Phật, sao không đem đối chiếu những gì trong VDP với Kinh và Luật, thấy không đúng sao không bỏ? tại sao?

Ba Nguyen   @Hạnh Trươngg: Xem ý nghĩa thứ 4 của Sở Hữu Tưởng: 4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày. Nếu nghĩa của tưởng là “nhớ lại” thì tưởng không cần nhân này. Tôi ngồi trong phòng kín, tôi vẫn có thể nhớ lại chuyện ngày xưa 50 năm về trước. Do “nhớ lại” không có ý nghĩa thứ 4 của Sở Hữu Tưởng nên nhớ lại không phải là Sở Hữu Tưởng theo Siêu Lý Học. Khi nào sự nhớ lại có ý nghĩa thứ 4-nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày, sự nhớ lại mới có thể (chỉ có thể thôi) được coi là Sở Hữu Tưởng theo Siêu Lý Học.

Hạnh Trương Vậy cái lỗi ở ở SLH phải không Ba Nguyen ?

Hạnh Trương Xin lỗi, vừa xóa cmt của bạn,

Hạnh Trương vậy Ba Nguyen có thể dẫn ra định nghĩa chính xác từ VDP về tưởng không?

Hạnh Trương Đó là soạn giả, sư Giác Chánh soạn ra tác phẩm này dựa trên VDP, chứ không hẳn là dịch giả.

HT thực sự quan tâm là khái niệm NHỚ LẠI đó của Tưởng có trong VDP hay không thôi? và nếu có thì được trình bày chính xác là như thế nào

Thuận Pháp Dhammiko :  Anh Ba Nguyen có giỏi thì sao không tự đi dịch thuật TIPITAKA Pāli sang Việt đi. Tôi có thấy 1 công trình dịch thuật của anh đâu, sao ưa đi bới lông tìm vết vậy???

Pāli Việt Đã nói “Bới lông tìm vết” thì phải nói thêm “vạch lá tìm sâu” (đã được trình bày rồi). Vấn đề là ở “tác ý” của cả 2 bên. Phát biểu của Thuận Pháp Dhammiko cũng có nhân “làm mất hòa khí” đó nghe.

Pāli Việt XIN NHẮC LẠI: ĐÃ LÀM LOÃNG ĐI KHÔNG KHÍ CỦA MN 027 HƠN 50 COMMENTS RỒI ĐÓ.

Pāli Việt Hì hì, Hạnh Trương ơi, phá hàng rào chưa bắt bồi thường, còn ở đó mà phát biểu là “không đẹp.” Người ta đã ghi rõ ràng là “cho bàn luận để tìm hiểu” chứ đâu có cho “vượt rào”. Ha ha ha.

Hạnh Trương   @Thuận Pháp Dhammiko <<Thú thật là 2 anh Hạnh Trương và Kan Trần không có 1 chút abc gì về VDP hết, bàn luận với các anh thật mất công!!! >>

Sư Pāli Việt <<Hâm mộ tính nhẫn nại của Nguyễn Quốc Bình trong việc đã ra sức trả lời đầy đủ và súc tích những câu hỏi DÀI LÒNG THÒNG>>

<<Sư có đề nghị là Hạnh Trương và Kan Trần nên giữ lấy những hiểu biết về VDP cho cá nhân mình, hoặc có thể phát biểu ở nơi khác, vì đã đi ra ngoài mục đích của Group rồi>> Cho vào đây cho cùng một chỗ, hehe. Không đẹp rồi Sư ạ , phản biện thì được gán cho là “công kích”. Nói thật thì kêu đừng nói nữa, hỏi thì bảo lòng thòng, trả lời phức tạp thì bảo thuật ngữ nó phải thế, hehe. Thôi, con cũng xin dừng phản biện về VDP, đức Phật có dạy có nói đúng thì cũng chọn thời mà nói, chọn người mà nói.

<<Anh Ba Nguyen có giỏi thì sao không tự đi dịch thuật TIPITAKA Pāli sang Việt đi. Tôi có thấy 1 công trình dịch thuật của anh đâu, sao ưa đi bới lông tìm vết vậy???>>

TP, đạo hữu đã có nhận xét rất rất chủ quan và không đúng với tinh thần của người học pháp và hành pháp về những cmt vừa rồi của Ba Nguyen, hãy đọc kỹ lại để thấy những cmt đó rất khách quan!

Các cụ nói “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, đừng để những lời như vậy xuống tới ngón tay chứ ( cho dù nó có thể ở trong đầu, hehe)

Pāli Việt Từ từ rồi xóa. Gấp chi. Bữa nào rảnh rang thì cho pháp đài bay “B 53” san bằng mấy hồi.

Pāli Việt Hic hic, Bs. Phạm Doãn ơi, câu comment quan trọng nhất của Sư bị Hạnh Trương delete rồi.

Hạnh Trương Sư kêu gọi BS Phạm Doãn cứu giúp hả, hehe, có gì đâu, Sư post lại đi, lần này con sẽ kệ Sư luôn, không thèm xóa giùm, hehe

Ba Nguyen Mời bạn nào nhận mình giỏi VDP theo dõi phần sau của comment này xem VDP giải thích về Tưởng như thế nào. Bạn nào đang thắc mắc về Tưởng trong đoạn kinh “Với tâm tưởng hướng về ánh sáng” có thể tham khảo chung đoạn giải thích này trong VDP.

Hạnh Trương: HT thực sự quan tâm là khái niệm NHỚ LẠI đó của Tưởng có trong VDP hay không thôi? — Tôi không thấy có khái niệm NHỚ LẠI đó của Tưởng trong VDP. Tôi đã comment lần trước. Sau đây xin trích định nghĩa của Tưởng trong Bộ Pháp Tụ và trong Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammattha Sangaha) của luận sư Anuruddha, Hòa thượng Narada chú giải, Phạm Kim Khánh dịch làm dẫn chứng.

Bộ Pháp Tụ: [19] – Thế nào là tưởng (9) trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ cố nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy. – Thế nào là tưởng uẩn (3) trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy. [86] – Thế nào là một tưởng(50) trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng trong khi ấy. [90] – Thế nào là một tưởng uẩn(54) trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng uẩn trong khi ấy. [199] – Thế nào là tưởng trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết sanh, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy.

Sau đây trích dẫn đoạn giải thích Tưởng trong Vi Diệu Pháp Toát Yếu của luận sư Anuruddha, Hòa thượng Narada chú giải, Phạm Kim Khánh dịch: 4. Saññā, Tưởng. “Saṁ” + căn “ñā”, hiểu biết, nhận thức (so với chữ La Tinh “cognoscere”, hiểu biết.). Ý nghĩa của danh từ nầy khác nhau khá nhiều tùy theo đoạn văn. Ðể tránh khỏi lẫn lộn phiền phức không cần thiết, tốt hơn ta nên hiểu Saññā theo nghĩa dùng ở đây, đặc biệt như tâm sở Phổ Thông. Ðặc tính chánh yếu của Saññā là nhận ra một vật do dấu hiệu trên vật ấy như màu xanh v.v… Nhờ Saññā ta nhận ra một vật mà trước kia tâm của ta đã có lần biết, tức tri giác xuyên qua giác quan. “Diễn tiến của nó giống như trạng thái tâm của người thợ mộc, nhận ra những khúc gỗ (như đây là cột trước, kia là cột sau v.v…) nhờ dấu hiệu đã có ghi trên gỗ từ trước. Cũng giống như người giữ kho, nhận ra mỗi món đồ nữ trang nhờ cái nhãn cột theo món đồ. Hay như thú rừng nhận ra hình nộm là do người ta làm.” (Trên đây là các giải thích về Tưởng theo Vi Diệu Pháp.)

Thuận Pháp Dhammiko Tự nhiên hôm qua TP nhiễm tính của Danny Luk, đại khái là: “Muốn nói chuyện Giáo Pháp, trước tiên cần phải ngay thẳng”, nên TP nghĩ gì nói nấy

Pāli Việt Ba Nguyen ơi, vậy thì đâu có gì đâu. Sư hiểu đâu có sai. Và trình bày lại cũng đâu có sai (văn tự còn ở trên). Chịu khó đọc hết luôn cả phần trao đổi. Còn lấy ra 1 từ NHỚ LẠI rồi bắt bẻ thì không hay. Và Hạnh Trương cũng đã chỉ ra cái từ NHỚ LẠI đó xuất xứ từ đâu.

Pāli Việt Giờ sang chuyện khác, cám ơn Ba Nguyen đã cho trích dẫn phần Pali của Bộ Pháp Tụ. Sư có đề nghị như vậy: Ba Nguyen đọc phần Pali tương đương của đoạn tiếng Việt đó đi xem thấy có vấn đề gì không?

Kan Trần dạ anh Hạnh Trương,

Em vừa nhặt được đoạn này từ Tăng Chi có chút liên quan tới Tưởng: (VII) (7) Tưởng Hay Tác Ý (1) 1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: – Bạch Thế Tôn, có thể chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định, như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất, trong nước không tưởng đến nước, trong lửa không tưởng đến lửa, trong gió không tưởng đến gió, trong Không vô biên xứ không tưởng đến Không vô biên xứ, trong Thức vô biên xứ không tưởng đến Thức vô biên xứ, trong Vô sở hữu xứ không tưởng đến Vô sở hữu xứ, trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, trong thế giới hiện tại không tưởng đến thế giới hiện tại, trong thế giới đời sau không tưởng đến thế giới đời sau, và phàm điều gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu đến, được ý suy nghĩ đến, trong ấy vị ấy không có tưởng đến. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?

2. Này Ananda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, có thể trong đất không tưởng đến đất, trong nước không tưởng đến nước……….Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.

3. Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một vị Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau… vị ấy có thể không có tưởng đến. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?

4. Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo tưởng như sau: “Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Như vậy, này Ananda, vị Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất, trong nước không tưởng đến nước… trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau… vị ấy không có tưởng đến. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng. http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi11-0103.htm Có mấy vấn đề như vầy nè anh: – Bài kinh ngay sau bài số 7 này là số 8 hoàn toàn giống số 7 về nội dung, chỉ khác là thay vì Phật nói thì là Ngài Sariputta nói. – Đoạn kết bài số 8 rất lạ!!

5. Thật vi diệu thay, thưa Hiền giả! Thật hy hữu thay, thưa Hiền giả! Sự giải thích của Ðạo Sư và đệ tử tương hợp, tương hội, không tương phản nhau, nghĩa với nghĩa, lời với lời, tức là đối với câu tối thượng. Thưa Hiền giả, vừa rồi tôi đã đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này, Thế Tôn với những câu thế này với những lời thế này, đã trả lời về ý nghĩa này, giống như Tôn giả Sàriputta. Thật vi diệu thay, Hiền giả! Thật hy hữu thay, Hiền giả! Sự giải thích của Ðạo Sư và đệ tử sẽ tương hợp, sẽ tương hội, không tương phản nhau tức là về câu tối thượng. (hết trích)

Vấn đề là: – Tại sao Ngài Ananda sau khi nghe Đức Phật giảng thì đi tới Ngài Sariputta hỏi lại cùng 1 nội dung? Ngài Ananda muốn kiểm chứng điều gì? – Nếu giải thích của Ngài Sariputta không tương hợp với giải thích của Đức Phật thì chuyện gì sẽ xảy ra? – Nếu Ngài Ananda đã hiểu lời Đức Phật giảng thì đâu cần hỏi lại Ngài Sariputta? Nếu Ngài Ananda chưa hiểu lời Đức Phật giảng thì Ngài cũng đâu hiểu được khi Ngài Sariputta nói, bởi nội dung 2 kinh giống y chang! – Rốt cục các nhà biên tập kinh điển lưu 2 bài kinh này lại với mục đích gì?

Tæng Chi Bo – Chuong 11 – Pham 01-03  www.buddhanet.net

‎Ba Nguyen Kan Trần: Phân tích hay.

Ba Nguyen   @Thien Nguyen Ba: Tôi thấy đức Phật dạy ba pháp cần dùng để vượt qua hôn trầm thụy miên: ālokasaññī sato sampajāno — tâm tưởng hướng về ánh sáng, niệm và tỉnh giác. [68] – Thế nào là tỉnh giác trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo;… (Vi Diệu Pháp, Bộ Pháp Tụ)

Pāli Việt Những cái này khỏ diễn tả trọn vẹn sang tiếng Việt. Chưa có thời gian tìm các câu Pali tương đương với các câu tiếng Việt khác. Dường như thứ sự sắp xếp có phần khác nhau. [19] – Thế nào là tưởng (9) trong khi ấy? Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ cố nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng trong khi ấy. 4. Katamā tasmiṃ samaye saññā hoti? Yā tasmiṃ samaye tajjāmanoviññāṇadhātusamphassajā saññā sañjānanā sañjānitattaṃ – ayaṃ tasmiṃ samaye saññā hoti.

Hạnh Trương Để con nói nốt cho hết ý về tưởng. Một ví dụ điển hình, dễ thấy cho sự hoạt động của TƯỞNG là âm nhạc.

Ví dụ đôi khi ta nghe vài nốt nhạc, ta có thể ĐOÁN RA đoạn nhạc. Vì sao? vì ta đang dùng TƯỞNG để điền thêm những nốt chưa nghe , vì sao, vì ta đã lấy nó ra từ ký ức, những âm thanh được nghe. Càng nghe nhạc nhiều, càng nghe cái gì du dương, có vần, có điệu nhiều, tưởng càng nhiều, nhất là khi không phòng hộ, hộ trì nhĩ căn. Lấy ra cái đã được ghi nhận ( vào ký ức ), kết hợp, so sánh với cái đang nhận ( cảnh đang hiện hữu), trả ra kết quả ( có thể không đúng với cái đang hiện hữu), đó là việc của TƯỞNG. ( Tại sao lại có giới không ca múa nhạc kịch có lẽ là như vậy ). Càng nghe nhạc nhiều, càng tưởng nhiều. Càng tưởng nhiều, càng khó thấy sự khác biệt trong đối tượng được nhận thức. Nhiều cái lỗi ai cũng thấy nhưng tự mình không thấy, vì sao, vì mình TƯỞNG. ( trên PLCD nhiều ví dụ thực tế về tưởng hay lắm, hihi)

Hoàng Lan Cái tưởng là phải phòng hộ mạnh mới đc, nhất là tham gia trao đổi ở diễn đàn như thế này <<Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Ðã nghe những gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Ðã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Ðã thức tri những gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, đều đã biết rõ, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy. >>

Pāli Việt Học và tích lũy tri kiến nhờ vào các bản dịch của Nikaya rất nhiều. Nhưng ngay từ những ngày ấy, Sư đã có ý phải hiểu rõ hơn những đoạn mà bản thân nghĩ là có vấn đề qua văn bản gốc Pali. Và kết quả bây giờ là “mắc dịch” và chưa làm được nhiều cho điều mình mong muốn là “tìm hiểu văn bản gốc Pali”. Ví dụ như khi đọc trích dẫn trên, thì nghĩ đến việc tìm hiểu xem từ tưởng tượng trong “tưởng tượng điều đã được thấy” ở Pali viết thế nào? Hay là việc tìm cho ra cụm từ ālokasaññī ở trên khi được đọc câu tiếng Việt.

Phạm Doãn “Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai là vị đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy…” Nhờ Hoàng Lan cho luôn đường link. Nhớ luôn làm vậy mỗi khi trích dẫn để người đọc đỡ mất công. Thank!

Hoàng Lan   @BS Phạm Doãn Cái link nó ở đây, bài kinh này là con nhờ Chanhphatphap Nguyenthuy mà biết ạ. (IV) (24) Kàlakahttp://buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi04-0103.htm

Tæng Chi Bo – Chuong 4 – Pham 01-03

Pāli Việt

TƯỞNG TƯỢNG = maññati. ‘‘Iti kho, bhikkhave, tathāgato daṭṭhā daṭṭhabbaṃ, diṭṭhaṃ na maññati, adiṭṭhaṃ na maññati, daṭṭhabbaṃ na maññati, daṭṭhāraṃ na maññati; sutvā sotabbaṃ, sutaṃ na maññati, asutaṃ na maññati, sotabbaṃ na maññati, sotāraṃ na maññati; mutvā motabbaṃ, mutaṃ na maññati, amutaṃ na maññati, motabbaṃ na maññati, motāraṃ na maññati; viññatvā viññātabbaṃ, viññātaṃ na maññati, aviññātaṃ na maññati, viññātabbaṃ na maññati, viññātāraṃ na maññati. Iti kho, bhikkhave, tathāgato diṭṭhasutamutaviññātabbesu dhammesu tādīyeva tādī [tādisova tādī (syā. kaṃ.), tādise yeva tādī (pī.), tādīyeva tādīyevekā (ka.)]. Tamhā ca pana tādimhā [tāditamhā (sī. pī.)] añño tādī uttaritaro vā paṇītataro vā natthīti vadāmī’’ti.

Hoàng Lan Con xin hỏi câu này ( liệu không biết có làm loảng MN27 nữa), quý Sư và quý đạo hữu có bài kinh nào giải thích về các loại tường này không ạ: 6 loại tưởng trần: Sắc tưởng, Thinh tưởng, Hương tưởng, Vị tưởng, Xúc tưởng, Pháp tưởng; 6 loại tưởng thức: Nhãn tuởng thức, Nhĩ tưởng thức, Tỷ tưởng thức, Thiệt tưởng thức, Thân tuởng thức, ý tưởng thức; 6 tưởng thông: nhãn tưởng thông, nhĩ tưởng thông, tỷ tuởng thông, thiệt tưởng thông, thần túc tưởng thông, tha tâm tưởng thông.

Pāli Việt

MAÑÑATI: Ngài Bhikkhu Bodhi chọn nghĩa là “misconceive.” … does not misconceive the seen, does not misconceive the unseen, … (Khóc được với mấy cái từ nói về các trạng thái “vô hình vô tướng” này)

Thien Nguyen Ba: Anh Hoàng Lan: có thể tham khảo thêm link bên dưới.

“7. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng…cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.” Trích trong (IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch, VI. Ðại Phẩm, Chương VI Sáu Pháp http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi06-0612.htm

Pāli Việt

MAÑÑATI: (Đây là 1 trường hợp cho thấy từ điển không phải là lối ra độc nhất trong công việc phiên dịch) – Ngài Bhikkhu Bodhi chọn nghĩa là “misconceive.” … does not misconceive the seen, does not misconceive the unseen, … – F. L. Woodward: “have no conceit of” … he has no conceit of what is seen, he has no conceit of what has not been seen … (có footnote như sau: Deeming, fancy: maññati, as at S. iv, 22; K.S. iv, 12.

CÓ THỂ GIẢI THÍCH 2 DỊCH GIẢ KIA CHỌN NGHĨA CỦA TỪ MAÑÑATI qua lời giải thích của AṬṬHAKATHĀ: Daṭṭhā daṭṭhabbanti disvā daṭṭhabbaṃ. Diṭṭhaṃ na maññatīti taṃ diṭṭhaṃ rūpāyatanaṃ ‘‘ahaṃ mahājanena diṭṭhameva passāmī’’ti taṇhāmānadiṭṭhīhi na maññati. Adiṭṭhaṃ na maññatīti ‘‘ahaṃ mahājanena adiṭṭhameva etaṃ passāmī’’ti evampi taṇhādīhi maññanāhi na maññati. Daṭṭhabbaṃ na maññatīti ‘‘mahājanena diṭṭhaṃ passāmī’’ti evampi tāhi maññanāhi na maññati. Daṭṭhabbañhi adiṭṭhampi hotiyeva. Evarūpāni hi vacanāni tīsupi kālesu labbhanti, tenassa attho vutto. Daṭṭhāraṃ na maññatīti passitāraṃ ekasattaṃ nāma tāhi maññanāhi na maññatīti attho. Sesaṭṭhānesupi imināva nayena attho veditabbo. Iminā ettakena ṭhānena suññatābhūmi nāma kathitā.Hạnh Trương Sư vẫn “canh me” papañca, hihi. Theo con, SAU KHI tưởng đã tạo ra đối tượng thì mới tới việc của papañca. Papañca quyết định, xác quyết về đối tượng đó là đúng, là thật, là hay, là có giá trị…. từ đó nó mới là nhân cho các thứ abc về sau.

<Đoán ra cả đoạn nhạc>, hay bài hát, hoặc <điền thêm các nốt> đang là phần việc của TƯỞNG. Cho rằng có thật đoạn nhạc, bài hát đó, quả thật là có hoặc bài hát đó là hay… mới là papañca. yaṃ vedeti taṃ sañjānāti, yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti Nó có cái vitakketi đằng trước nữa.

Pāli Việt Khi nghe “Nếu là chim” nhận biết rằng: “Đây là bài hát tên …” thì cái này là TƯỞNG. Còn trong đầu mà có dòng chữ “tôi sẽ loài bồ câu trắng” Sư nghĩ rằng cái này là papañca, chứ không còn là saññā nữa.

Pāli Việt Đâu có gì là “canh me”. Cái gì chưa biết thì phải học. Không có thầy dạy thì phải tự mò mẫm nghiên cứu lấy.

Hạnh Trương Sự quyết định, đây là bài hát có tên là ABC, theo con mới là papañca ạ. Còn có dòng chữ “tôi sẽ là loài bồ câu trắng” là do Tưởng nó lôi lên từ ký ức.

Sự định danh ( có tên là …) là có sau quá trình nhận biết, theo con là như vậy.

Pāli Việt Tưởng thì phải có cánh hiện bày (điều kiện 4 theo SL Học). Lúc đó câu “tôi sẽ loài bồ câu trắng” chưa hiện bày, nên giai đoạn này không thể là tưởng được.

Cũng đang điên đầu với việc định danh đây!!

Ba Nguyen “Nhớ lại” câu này trong bài hát có tên…. nó là một pháp khác không phải tưởng. Fb cho bấm dislike là tôi bấm ngay.

Pāli Việt Ba Nguyen phân tích ví dụ trên giùm xem thế nào.

Ba Nguyen Khi đang tiếp nhận cảnh một phần, tâm có thể diễn ra theo nhiều hướng. Trong đó, có thể tiếp tục tiếp nhận trọn vẹn cảnh hoặc mau chóng xác định cảnh đang tiếp nhận qua phần đã tiếp nhận. Tính chất vội vã, mau chóng xác định cảnh bằng một phần cảnh đã tiếp nhận gọi là Tưởng. Tưởng là giai đoạn sử dụng hai mảnh ghép để hiểu biết đối tượng đang hiện diện: mảnh ghép từ đối tượng đang tiếp nhận và mảnh ghép từ ký ức về đối tượng đó hoặc tương tự với đối tượng đó. Ví dụ điển hình của tưởng là “nhận biết” sợi dây thừng là con rắn do những đặc tính tương đồng giữa dây thừng và con rắn. Tưởng có hai đặc điểm quan trọng không thể thiếu: đối tượng đang hiện bày và vai trò nhận biết đối tượng đang hiện bày. Khác với tưởng, nhớ lại không cần có đối tượng đang hiện bày và không có vai trò nhận biết đối tượng đang hiện bày, nhưng cần có sự hướng tâm đến loại đối tượng đang muốn nhớ lại. Ví dụ câu hát của người bên cạnh có thể giúp bạn nhớ tên bài hát hoặc nhớ kỷ niệm đẹp liên quan đến bài hát, tùy theo bạn hướng tâm đến loại cảnh nào.

Pāli Việt “Nhớ lại” câu này trong bài hát có tên…. nó là một pháp khác không phải tưởng. Fb cho bấm dislike là tôi bấm ngay. Câu mà có từ “nhớ lại” là hôm qua rồi Ba Nguyen ạ.

Pāli Việt “Tính chất vội vã, mau chóng xác định cảnh bằng một phần cảnh đã tiếp nhận gọi là Tưởng.” ??? CÓ CHẮC CHẮN KHÔNG ĐÂY? Điều này Ba Nguyen tự tìm hiểu hay là học trực tiếp từ vị khác?

Hạnh Trương Trong ví dụ Sư đưa, đối tượng có trước mặt, đó là mấy chữ ” nếu là chim”… thỏa mãn định nghĩa của SLH rồi Sư ha, hihi

Ba Nguyen : tính chất vội vã, mau chóng là TÍNH CHẤT của tưởng, không phải tưởng, đạo hữu chắc do gõ nhiều chữ quá nên gõ thiếu mấy từ chăng.

Ba Nguyen Hạnh Trương:Là tính chất thôi. Không phải định nghĩa. Có thể nhận biết vật thông qua mô tả nhiều tính chất của nó, nhưng không phải là nó.

Hạnh Trương HT cũng hiểu BN định viết vậy

Pāli Việt Cái concept thì ai cũng giống nhau rồi, vấn đề định danh làm nhức đầu.

Đang bàn luận về tưởng với 1 người thứ tư. Cũng chẳng đi đến đâu vì bị xoay vần ở chữ tưởng theo tiếng Việt thông thường. Ba Nguyen trình bày tiếp đi theo nghĩa saññā. Sau đó làm ơn cho biết là do tự bản thân tìm hiểu hay là thọ trì trực tiếp từ vị thầy. (Lúc ở VN mấy Sư còn hỏi là học Abhidhamma với ai nữa kìa).

Ba Nguyen Xin phép đi làm công chuyện tiếp nghen Sư. Ham vui vào xem comment, bấm like linh tinh thôi. Ai dè Sư và HT đang nói chuyện. Thôi xin phép chào Sư. Chúc Sư sức khỏe.

Ba Nguyen Tôi hiểu do học Pali và Thầy hướng dẫn. Nhưng điều này tôi thấy không quan trọng. Comment của tôi cũng như của mọi người thôi, là tham khảo đối với những người còn lại.

Pāli Việt Chờ Ba Nguyen trình bày tiếp. Nhưng xin góp ý: Đừng chê người khác SAI, mình ĐÚNG. Mà nên nói là TÔI CÓ Ý KIẾN KHÁC. ĐÚNG SAI để tự người kia hiểu. Và sẽ mang NGHIỆP khi lời phê bình của minh là không đúng (Sư không dùng từ SAI đâu nghe ). Mất 3 năm để nghiệm ra được điều này.

Ba Nguyen Sư thích gợi chuyện quá. Muốn làm việc cũng không yên được với Sư. Không biết các thành viên trong này mỗi lần chia sẻ có phải trình bày gốc tích tổ tiên cái hiểu của mình ra không, hay là Sư chỉ nhằm vào tôi thôi? Sư comment nghĩa của Tưởng là tương tự sự Nhớ Lại. Sư dùng Siêu Lý Học làm dẫn chứng. Tôi thấy Sư hiểu sai giải thích của Tưởng trong VDP và SLH, nhưng Sư không chịu. Sư không chịu thì thôi. Nhưng tôi thấy tôi vẫn cần trích dẫn VDP, để các thành viên ở đây thấy VDP không giải thích Tưởng là Nhớ Lại. Sau cùng, tôi có nhân quyền sử dụng từ ngữ tôi thấy thích hợp với tôi. Khi tôi thấy sai, tôi sẽ nói là sai. Khi tôi thấy có ý kiến khác, tôi sẽ nói tôi có ý kiến khác. HAI TRƯỜNG HỢP KHÁC NHAU.

Pāli Việt Trình bày tiếp cái SAÑÑĀ áp dụng vào ví dụ trên giùm đi mà.

Ba Nguyen Quên nói với Sư là tôi đã viết tiếp trong comment cũ, làm mất công Sư chờ. Sau đây xin phép dừng để thay đổi “không khí”.

Pāli Việt Vậy là không có fair à nghen. TRước kia, lần đầu tiên về câu Kinh ở Suttanipāta cũng nói Sư sai mà không phân tích. Lần thứ nhì là cái gì nhớ chưa ra. Lần này là lần thứ ba. Vấn đề định danh các trạng thái vô hình vô tướng trước kia còn VN, trong chùa các Sư cũng tranh cãi nhau nhiều

Ba Nguyen Trạng thái vô hình vô tướng gì vậy Sư? Sư kể nghe.

Pāli Việt Thì cũng mấy cái ở trong tâm đó. Định nghĩa thì có đó. Nhưng áp dụng vào thực tế thì mỗi người một ý.

Thuận Pháp Dhammiko Vì trình độ của TP không như mấy chuyên gia giỏi về chuyên môn của mình, vì thế TP sử dụng cái chiêu là so sánh và loại trừ cho nhanh kẽo “Vô thường” đến! Như lấy Ngũ uẩn làm chuẩn (Ngũ uẩn nằm trọn trong người mình), Sắc, Thọ, Thức có thì có thể hiểu chuẩn rồi, 50 cái Hành thì đang cố gắng để biết từng các một. Vì vậy loại hết thì còn lại 1 mình anh Tưởng.

Ba Nguyen Cho PLCD tạm lắng xuống chút Sư, chuyện lớn tính trước chuyện nhỏ tính sau. Tôi còn sinh hoạt, sẽ còn cơ hội nói về tưởng.

Pāli Việt Chính vì vậy Sư mới hỏi nguồn tri thức của Ba Nguyen từ đâu? Nếu giá trị thì chờ, còn không thì khỏi.

Ba Nguyen Ý kiến của tôi hay của Hạnh Trương hay của Sư, mạnh ai người nấy trình bày. Nếu đây là cái hay của PLCD. Tôi thấy nên để tự nhiên, trừ khi Sư có định hướng khác cho PLCD. Còn tri thức của tôi xin thưa là từ phân tích Pali, Kinh, VDP và Thầy hướng dẫn. …See More

Pāli Việt Chính vì vậy đừng vội bảo người khác là SAI khi quan điểm của người ta không giống mình. Ba Nguyen đã 3 lần bảo Sư SAI mà không giải thích.

Ba Nguyen Có giải thích hẳn hoi. Giải thích nhiều lần. VDP không nói Tưởng là nhớ lại hay tương tự với nhớ lại. Đã chứng minh điều này bằng VDP. Sư lấy tài liệu khác ra thì OK, sẽ lắng nghe tiếp. Còn VDP thì không có nói.

Hiếu Nguyễn Bắt đầu từ comment thứ 4 của anh Thien Nguyen Ba là chúng ta nhảy sang lĩnh vực rất hot: Tưởng. Các admin phải dọn dẹp khá là mệt đây, vì toàn thảo luận bổ ích, hi hi hi.

HN xin phá đám bằng cách quay lại bài kinh Ví dụ dấu chân voi.

Chắc mọi người đọc kinh nhiều, thấy quen, toàn những đoạn lặp lại như: quá trình tu (từ bỏ gia đình, xuất gia, giữ giới, hộ trì căn…) nên không thảo luận gì mới, hi hi.

HN thì thấy có một điểm này rất hay, đó là các dấu chân.

Khi Như Lai bắt đầu kể về ví dụ dấu chân, dấu chân đầu tiên là đây:

<<Vị ấy từ bỏ năm triền cái làm cho tâm ô uế, làm cho trí tuệ muội lược, ly dục, ly pháp ác bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, như vậy gọi là dấu chân của Như Lai, dấu cọ xát của Như Lai, dấu cắt chém của Như Lai. Nhưng vị Thánh đệ tử không đi đến kết luận: “Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, Chúng Tăng khéo hành trì”>>

Giả thiết: Các quá trình xuất gia, giữ giới v.v… ở các tôn giáo khác cũng có, nhưng các thiền chứng, ngay từ thiền đầu tiên, có lẽ lúc đó là sản phẩm đặc biệt của PG, do Như Lai tìm lại được, xứng đáng là dấu chân voi (chứ không phải chân hổ, báo, tê ngưu…)

Quan điểm này có được ngài Ajahn Brahm ủng hộ. Ngài cho rằng thời đó có thể các tôn giáo khác không có các thiền hữu sắc (hoặc có trong kinh của họ nhưng không có tu chứng), và các jhana này là một khám phá của đức Phật và Phật Giáo bấy giờ.

Quan điểm này vẫn hợp lý với quan điểm Vô Sắc chỉ là xứ, chứ không phải là Jhana do anh Hạnh chỉ ra ở bài kinh trước.

Pāli Việt Chính vì vậy mà khi trao đổi Sư ít thích định danh cho các trạng thái đó, mà chỉ diễn tả như vậy như vậy rồi cứ thế mà tiếp tục.

Pāli Việt Ví dụ về vị Thiền Sư nói rằng: Tôi nghĩ trạng thái đó là HỶ. Đâu phải là vị ấy không có pháp học. Vì ở xa không bàn trực tiếp nên khó phân tích với nhau. Thôi bỏ qua việc này.

Pāli Việt Thượng Tọa Giác Chánh, tác giả của 2 cuốn Vi Diệu Pháp Nhập Môn và Siêu Lý Học được xem là Tổ Truyền Thừa về VDP ở Việt Nam bây giờ đó. Ở chùa Bửu Đức, Biên Hòa.

Ba Nguyen Xin Sư chia sẻ ý trong comment của Hiếu Nguyễn.

Pāli Việt Ở topic nào vậy?

Ba Nguyen Hiếu Nguyễn mới gửi ở trên comment của Sư.

Pāli Việt Thấy rồi. Chỉ chạy trên ngôn từ, không cần thiết. Đã nhiều vấn đề tương tự như vậy được đưa ra, không đi đến đâu. Ví dụ Định biết hay không biết? Biết cái gì?

Hiếu Nguyễn hihi con neu ra cho moi nguoi tham khao thoi ah, chu gio noi gi thi cung la thoi xa Phat, chang co can cu gi vung chac het

Pāli Việt Hiếu Nguyễn ơi, thế mạnh của PLCD đang bị suy giảm. Lý do chính có lẽ do số đông các thành viên mới vào cứ nghĩ PLCD sinh hoạt theo lối diễn đàn tranh luận. Cứ vài 3 tuần là có mâu thuẫn. Có gợi ý gì không? Hay là chấp nhận “có oánh nhau mới thành bạn bè” theo lối Kungfu của Hongkong?

Hạnh Trương Lịch sử đang lặp lại với vòng quay cực nhanh thôi Sư ơi, khi nào Giới không được giữ thì những chuyện như thế này sẽ còn dài dài.

Ví dụ quan điểm cho rằng vị thánh A Na Hàm còn sân, nên tôi sân là bình thường .

Đức Phật dạy người thực hành luôn cần lấy giới để phản tỉnh thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp của mình trong ba thời Trước khi làm Đang làm Sau khi làm Ở đây, bây giờ, trong PLCD này, sau khi đã viết, người ta còn chẳng phản tỉnh, nói chi tới trước khi làm, khi viết, thậm chí viết xong rồi người ta còn tiếp tục viết nữa Khi Tưởng mạnh, lại tưởng đó là tuệ, rồi lấy cái tuệ đó lấp liếm GIỚI, thì kết quả nó thế thôi. Nói là đống phân cũng chẳng sai, vì người đời khi đọc mấy trao đổi như vậy họ cũng chỉ coi như vậy thôi. Chúng ta giữ hạnh im lặng trước cái xấu, thì cái xấu , cái tượng pháp đó nó cứ len vào, dần chiếm số đông… Sư muốn gì đây, hay ta lui về ở ẩn, mỗi người làm việc của mình, và hẹn nhau đêm thứ năm hàng tuần đàm đạo, hehe.

Hiếu Nguyễn Sư Pāli Việt ơi, con tham gia nhiều diễn đàn, nhưng kỳ lạ cái là cứ ở diễn đàn Việt Nam thì nói dăm ba câu là thành ra moi móc và khích bác, nổi sân – kỳ lạ vậy đó – cho dù là diễn đàn PG.

Ở Pali Chuyên Đề rất đặc biệt là các thành viên rất tâm huyết và bám trụ rất lâu, chứ không ăn xổi ở thì và thường có rất nhiều cống hiến chứ không chỉ vào tán phét suông, cãi nhau suông cho sướng.

Con nghĩ giải pháp là những thành viên tích cực tập thói quen chỉ duy trì topic hiện tại, chỉ đóng góp những gì hữu ích, hạn chế soi câu chữ, nhận xét tính cách, trình độ tu của những người khác.

Biết vậy chứ hiệu quả hay không thì chịu. Con thấy việc động tới bản ngã thì nó kinh khủng lắm ạ.

Hiếu Nguyễn Riêng bài kinh này được 4, 5 comments rồi thôi luôn hi hi. BS Phạm Doãn đã tạo bài mới rồi kìa mọi người.

Ba Nguyen Này các tỷ kheo, khi các ngươi hội họp lại, thời có hai việc phải làm: một là đàm luận về pháp, hai là giữ sự im lặng của bậc thánh. — Cái này áp dụng được cho Cư sĩ, Phật tử.

Đào Trọng Trác Xin post lại học giới đơn giản và niệm hàng ngày này chắc không cần tư duy nhiều nhưng thành niệm thì sẽ hữu ích biết bao….. Đệ tử nguyện “Từ bỏ lời nói thô ác, tránh xa lời nói thô ác, chỉ nói những lời không lỗi lầm, nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người”.

Đệ tử nguyện “Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, chỉ .nói đúng thời, .nói những lời chân thật, .nói những lời có ý nghĩa, .nói những lời về chánh pháp, .nói những lời về luât .nói đáng được gìn giữ, .nói những lời .hợp thời, thuận lý, có mạch lạc, .có hệ thống, có lợi ích”.

Binh Anson Trong thời đại Internet ngày nay, “nói” cần phải hiểu bao gồm cả việc sử dụng ngón tay gõ phím để gửi text vào các forums, chẳng hạn như diễn đàn Pali Chuyên Đề này

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Bài Kinh Dấu Chân Voi