Kinh Nghiệm đi Lễ Đền Cửa Ông Quảng Ninh Từ A-Z

Việt Nam nổi tiếng nhiều địa điểm du lịch, với danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đặc biệt, Việt Nam với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên nên có nhiều ngôi đền nổi tiếng, linh thiêng. Khi nhắc đến đền thờ thì thật thiếu sót nếu bỏ qua Đền Cửa Ông một trong điểm du lịch Quảng Ninh về tâm linh, tọa lạc ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, một tướng quân thời Trần đã có công đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược.

» Chùa Yên Tử » Chùa Cái Bầu Quảng Ninh » Du lịch Vân Đồn

Lịch sử Đền Cửa Ông

Tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều đền, chùa linh thiêng nhưng ai ai khi đến du lịch Quảng Ninh cũng sẽ dành một chút thời gian để ghé vào ngôi đền Cửa Ông. Đây là ngôi đền có tuổi đời lâu năm và đã được nhà nước cấp danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt lần thứ 8 vào ngày 25/12/2017.

Đền Cửa Ông được xây dựng từ lâu, khi xưa chỉ là một am cỏ được dựng dưới gốc cây cổ thụ bên bờ Cửa Suốt. Am cỏ rất linh thiêng khi người dân cầu nguyện đều linh ứng nên người xưa gọi là miếu Đức Ông.

Đến đầu thế kỷ 20, khi Cảng than Cửa Ông được xây dựng, ngôi đền được tu sửa và xây lại gồm 3 đền. Những ngôi đền này nằm ở 3 vị trí khác nhau là: Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Ba đền được xếp theo vị trí cao dần và hướng ra vịnh Bái Tử Long. Đền Cửa Ông rất linh thiêng, thờ phụng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và gia thất nhà Trần cùng các nhân tướng tài ba thời nhà Trần.

Đền Cửa Ông thờ vị tướng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng

Vị trí địa lý của đền Cửa Ông

Đền tọa lạc trên một ngọn đồi, thuộc khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40km về phía Đông Bắc. Ngôi đền cách thủ đô Hà Nội hơn 200km về phía Đông Bắc. Theo phong thủy địa lý, đền có vị trí vô cùng đắc địa. Phía trước mặt là Vịnh Bái Tử Long, chứa hàng ngàn đảo đá tựa như rồng đáp xuống. Phía sau là thung lũng, dãy núi. Vị trí này hội tụ đầy đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ.

Đặc sắc tín ngưỡng lễ hội đền Cửa Ông

Lễ Hội đền Cửa Ông đã có từ rất lâu, lễ hội thường được tổ chức vào ngày 03 - 04 tháng 2 âm lịch và phần nghi lễ thường được tổ chức vào ngày 03 - 04 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức với quy mô lớn vào các năm chẵn.

Đây là lễ hội truyền thống có giá trị cao về văn hóa, lịch sử nhằm lan tỏa và tôn vinh sức mạnh đoàn kết, gắn kết giữa các dân tộc. Tinh thần của lễ hội nâng cao giá trị về cội nguồn, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa và góp phần thúc đẩy kinh tế quảng bá văn hóa du lịch. Lễ hội này được Bộ Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch quyết định là danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đặc sắc của đền được tổ chức vào mùng 3 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Đến với lễ hội bạn sẽ được chiêm ngưỡng tín ngưỡng đặc sắc nhất, lễ rước Đức Ông, gồm các kiệu Long Đình, Long Mẫu, Long Kiệu. Lễ rước quy tụ hàng nghìn khách thập phương tới theo dõi. Tất cả thành viên tham gia lễ rước được mặc những trang phục truyền thống, nhiều màu sắc.

Lễ rước Đức Ông sẽ được bắt đầu từ đền Thượng, dẫn đầu sẽ là đoàn Đầu lân và hai bên là đoàn Rồng rước Đức Ông đi vi hành. Tất cả thanh niên trai tráng nhất sẽ được tuyển chọn để nâng kiệu. Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng sẽ ngồi trong kiệu và được những chàng trai đã tuyển chọn nâng kiệu đi rước từ đền Thượng.

Các trai tráng trong làng được tuyển trọn để rước kiệu.

Đoàn rước Đức Ông sẽ đi qua các khu tưởng niệm và về khu an ngự, ở đây mọi người sẽ tái hiện lại những sự kiện lịch sử, thành tựu mà Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng đã đạt được. Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức hàng loạt các trò chơi, cuộc thi truyền thống như: Đua thuyền, bịt mắt đập niêu, thổi cơm, mua lân, múa rồng,...

Lễ rước kiệu Đức Ông, Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Toản

Những lưu ý khi đi tham quan Đền Cửa Ông.

Khi đi ngôi đền hay chùa nào trên đất nước Việt Nam thì cũng có những lưu ý chung. Đền Cửa Ông cũng không ngoại lệ, cùng chú ý một vài điểm trước khi tham quan địa danh này.

Cách đi từ Hà Nội đến Đền Cửa Ông

Như đã nói ở phần vị trí địa lý, đền Cửa Ông cách từ trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 200km về phía Đông Bắc. Đối với việc thuê xe đoàn hay đi xe khách thì sẽ có các bên nhà xe hướng dẫn tận tình điểm đến. Trong trường hợp gia đình tự túc di chuyển thì có một số gợi ý cho các bạn để việc đi lại thuận tiện hơn.

Có ba cách đi chính từ trung tâm thủ đô Hà Nội tới đền Cửa Ông. Các bạn có thể đi theo hướng cầu thanh trì về Bắc Ninh chuyển hướng tới đường 18 đi Hạ Long khi tới cầu Bãi Cháy thì chuyển hướng Cẩm Phả. Ngoài ra, anh/chị có thể đi theo hướng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hoặc đi theo hướng đường 5 cũ hướng Uông Bí, Hạ Long.

Một số lưu ý khi vào dâng lễ tại đền Cửa Ông

Điều đầu tiên cần chú ý chắc chắn là về trang phục, hãy ăn mặc chỉnh chu, quần dài, áo kín cổ, quần áo màu trầm không lòe loẹt,... Do địa hình đồi núi nên khuyến khích mang dép quai hậu, các loại giày thấp để thuận tiện cho việc đi lại tham quan. Đền là nơi chùa linh thiêng nên tránh việc to tiếng, nói tục,...

Vì là nơi linh thiêng nên người dân tham quan phải mặc đồ chỉnh chu, kín đáo

Cẩn thận bảo vệ tài sản cá nhân và người thân

Khi tham quan đền vào mùa lễ hội, các anh/chị phải thật sự cẩn thận với tài sản cá nhân như tiền bạc, túi, ví tiền, trang sức. Mùa lễ hội, du khách thập phương đổ về khiến nơi đây trở thành địa bản của dân trộm cắp. Ngoài ra, các bạn nên cẩn thận, tỉnh táo với các người chèo kéo, nói chuyện không rõ ràng, dàn cảnh cướp giật.

Dâng lễ, dâng hương

Anh/chị hãy chuẩn bị hương khói, hoa quả và vật lễ để dâng lên đền tỏ lòng thành kính. Bạn không nên mua đồ lễ không có nguồn gốc rõ ràng ở khu du lịch để tránh bị hét giá cao, tránh mua các sản phẩm mê tín như nước thần, bùa ngải. Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị tiền lẻ để quyên góp, dâng lễ nhưng tránh nhét, ném vào khu di tích như tượng, giếng, hồ,...

Quy mô của đền Cửa Ông rất lớn.

Hàng năm vào mùa hội Đền Cửa Ông đón hàng nghìn lượt du khách thập phương, như vậy cũng đủ để cho thấy sự linh thiêng và sức hút của ngôi đền này đối với người dân đến thế nào. Nếu anh/chị đang có dự định đi du lịch Quảng Ninh thì đây là một địa điểm nhất định không thể bỏ qua.

Ngoài việc đi du lịch anh/chị có thể tham khảo các đặc sản nổi tiếng tại Vân Đồn, Cầm Phả, Hạ Long như: Hàu sống, nước mắm, mực khô vân đồn, ruốc hàu, chả mực Hạ Long, Chả mực Quảng Ninh

Điểm du lịch tham khảo: Chùa Cái Bầu

Từ khóa: Đền cửa ông, đền của ông ở đâu, Đền cửa ông quảng ninh, Đi lễ đền cửa ông

Từ khóa » đền Cửa ông Quảng Ninh