Kinh Nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định Chiêm Bái Và Xin Lộc Cầu May

Với những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất vùng đất Thành Nam.

  • Long Quang cổ tự Cần Thơ - ngôi chùa cổ 200 năm tuổi giữa miền Tây Đô
  • Viếng thăm những điểm đến tâm linh ở Sơn La nổi tiếng 
  • Nhà thờ chính tòa Canterbury - Kiệt tác kiến trúc Gothic vượt thời gian ở nước Anh
test Mục lục bài viết
  • Di tích Phủ Giầy ở đâu Nam Định?
  • Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của di tích Phủ Giầy
  • Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc
  • Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định
  • Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định: Những lưu ý cần thiết

Di tích Phủ Giầy ở đâu Nam Định?

Di tích Phủ Giầy có địa chỉ ở đâu? Phủ Giầy có địa chỉ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là quần thể kiến trúc tín ngưỡng gồm 20 di tích gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Chúa Liễu Hạnh. Địa điểm du lịch tâm linh ở Phú Thọ này tọa lạc trên vùng núi non và có phong cảnh thiên nhiên rộng lớn.

Di tích Phủ Giầy Nam Định gắn liền với nhiều giai thoại và có bề dày lịch sử cùng những giá trị văn hóa đặc sắc. Truyền thuyết kể lại rằng, vì quá thương nhớ gia đình nên Chúa Liễu Hạnh đã quên một chiếc giày trước khi về thiên đình nên được gọi là Phủ Giầy.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - địa chỉ ở đâuDi tích Phủ Giầy Nam Định

Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của di tích Phủ Giầy

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy cho thấy, vào năm 1557 dưới triều vua Lê Anh Tông làng Kẻ Giày được chia thành 4 thôn. Trong đó xã An Thái được chia thành hai xã nhỏ hơn và mỗi xã đều thờ thờ Bà Chúa Liễu Mẫu Hạnh bao gồm Phủ Giầy.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - tham quanKiến trúc của di tích Phủ Giầy Nam Định

Phủ Giầy có kiến trúc gồm: Phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng Chúa Liễu. Trong đó, phủ Tiên Hương gồm ba tòa ngang là nhà trống, nhà bia và nhà chiêng. Phía trước phủ là khoảng sân rộng lớn được nối liền với hệ thống nghi môn trụ, chạm khắc rồng phượng và có sân cột cờ hình bán nguyệt. Khu vực chính điện thơ hệ thống Mẫu Tứ Phủ và Phủ Vân Cát ấn tượng với phía trước là hồ bán nguyệt, khu điện chính thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh. Khu vực bên trái thờ Phật và bên phải thờ Lý Nam Đế. Phần lăng Chúa Liễu tọa lạc trên góc hình chữ nhật và có phía trước là lăng mộ hình bát giác, công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá được chạm trổ vô cùng khéo léo.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - lịch sửPhủ Giầy Nam Định là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định, nếu du khách đi vào tầm từ ngày mùng 1 đến mùng 10/3 Âm Lịch sẽ được tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội Phủ Giầy mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đạo Mẫu gồm múa thiêng, hát văn, hầu đồng, dâng hương tại cung Đệ nhất thờ Mẫu... Có thể thấy những điệu múa thiêng mô phỏng lại các hoạt động hàng ngày của con người. Bên cạnh đó, còn có những nghi thứ quan trọng trong buổi lễ như rước kiệu Mẫu Liễu là nghi thức rất quan trọng của lễ hội Phủ Giầy.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - lễ hội đặc sắcLễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc

Phần hội của lễ hội Phủ Giầy gồm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát chầu văn, múa sư tử, múa rồng, múa lân, cờ người... Đây đều là những hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Bên cạnh đó, du khách có thể kết hợp tham quanlễ hội chùa Lương ở Hải Hậu Nam Định.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - lễ hộiLễ hội Phủ Giầy thu hút du khách tham gia

Chuẩn bị lễ đi hội Phủ Giầy bên cạnh xôi, chè, hương hoa thì bạn cần phải chuẩn bị thêm thịt luộc chín, giò, chả, bánh chưng. Bên cạnh đó, còn có các loại lễ đồ sống như: Gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ. Trong đó, lễ chay để thờ ban Thánh Mẫu và lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng. Kinh nghiệm đi lễ hội Phủ Giầy nếu Hầu đồng bạn cần chuẩn bị lễ cẩn thận hơn và không được lấy lộc tại ban thờ.

Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định

Để di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định từ Hà Nội, với khoảng cách 90km bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân:

Xe máy

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy sẽ giúp bạn chủ động về thời gian đi lại, cụ thể gồm hai hướng như sau:

- Thứ nhất: Đi theo hướng QL1A thẳng theo hướng về Phủ Lý (Hà Nam) -> tới trạm thu phí rẽ trái đi tiếp 10km tới chợ Lợn Nam Định -> rẽ phải đi theo Cầu Họ giao quốc lộ 21 -> đi tiếp tới trạm thu phí Mỹ Lộc cũ -> ngã ba đầu đường 56 tới xã Kim Thái tới Phủ Giầy.

- Thứ hai: Bạn di chuyển hướng QL1A cũ Hà Nội -> tới ngã tư cầu Hồng Phú -> đi thẳng tới quốc lộ 21 -> tới đoạn giao quốc lộ 21 và 56 -> từ đoạn đầu đường 56 bạn đi tiếp 10km là tới Phủ Giầy.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định - di chuyểnCách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định

Xe khách

Nếu đi xe khách bạn có thể bắt xe tới Vụ Bản, Nam Định từ bến xe Nước Ngầm, Mỹ Đình và Giáp Bát của nhà xe Thành Tín, Khôi Anh, Quảng Đông, Cát Lợi... Giá vé dao động từ 80.000đ - 100.000đ/lượt.

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định: Những lưu ý cần thiết

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

- Nên book vé tàu xe sớm, nhất là dịp nghỉ lễ Tết để tránh tình trạng hết xe.

- Mang theo hành lý gồm các loại mũ nón, ô dù tránh trường hợp mưa nắng.

- Khi tới lễ hội Phủ Giầy nên chuẩn bị đầy đủ lễ và ăn mặc trang nghiêm.

- Bảo quản tư trang cẩn thận tránh trường hợp mất cắp vì lễ hội rất đông người.

- Tránh sờ vào các hiện vật trong chùa và không nên chụp hình.

- Có thể mua đặc sản kẹo sìu châu hoặc bánh nhãn làm quà cho chuyến đi.

GỢI Ý TOUR DU LỊCH MIỀN BẮC KHUYẾN MÃI >> HCM - Hà Nội - Yên Bái - Mù Cang Chải 4N3Đ Bay Vietnam Airline giá từ 6,090,000VNĐ/khách >> HCM - Hà Nội - Sapa - Lào Cai - Bái Đính - Hạ Long 5N4Đ Bay VN giá từ 7,090,000VNĐ/khách

Nắm rõ những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá những nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc và những nét đặc sắc về văn hóa.

Bảo Bình (tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Từ khóa » đi Phủ Dầy