Quần Thể Di Tích Tâm Linh Phủ Dầy - Tứ Phủ Thánh Mẫu
Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa Quốc gia từ năm 1975.
Ý nghĩa tên gọi Phủ Dầy
Phủ Dày còn gọi là Phủ Giầy hay Phủ Giày. Mỗi tên gọi được gắn với những huyền thoại khác nhau về vùng đất.
Phủ Giầy xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới hoặc có huyền thoại: Vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy.
Khi gọi Phủ Dầy còn vì chính nơi này có món bánh dày – giò nổi tiếng, lại có người cho rằng: Kẻ Dày xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dầy trước cửa phủ.
Theo sử sách thì Phủ Dầy ngày nay bắt nguồn từ tên một làng cổ là “Kẻ giầy”. Nơi đó, vào thời vua Tự Đức ( 1860) được chia là hai thôn: Vân Cát và Tiên Hương.
Như vậy, Vân Cát là nơi Mẫu được sinh ra, Tiên Hương là quê chồng và là nơi chôn cất Mẫu Liễu Hạnh. Như vậy, Phủ Dầy chính là “cái nôi” Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai.
Quần thể di tích tâm linh Phủ Dầy
Quần thể di tích tâm linh Phủ Dầy có đến 19 di tích tâm linh, chủ yếu liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh.
Tuy nhiên, tại Phủ Dầy có ba di tích lớn gắn liền với thần tích Mẫu Liễu Hạnh. Tiêu biểu là Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu. Những di tích này cũng là di tích trực tiếp thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngoài ra, còn hơn chục đền phủ, chùa chiền có liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh.
Ngoài ba địa điểm chính trên Quần thể Di tích Tâm Linh Phủ Dày còn có các di tích tâm linh sau:
1. Đền thờ Mẫu Đông Cuông (Mẫu Thượng Ngàn): Đền nằm ngay sát đường chính.
2. Đền Quan Lớn: Đền nằm dưới chân núi Ngắm. Đền thờ Quan Lớn Đệ Tam
3. Đền Đức Vua Cha: Đường vào chân núi.
4. Đền Chầu Đệ Tứ: Nằm trên đường chính.
5. Đền Mẫu Thoải và Cô Chín: Nằm trên đường từ Phủ Bóng Vân Du đi vào Phủ Vân cát
6. Đền Mẫu Thượng: Đền nằm trên núi.
7. Đền Trình Phủ Dày: Nằm trên đường chính về phía đường 10.
8. Đền Trình Phủ Tiên Hương: Nằm trên đường vào Phủ Tiên Hương.
9. Phủ Bóng Nguyệt Du Cung: Nằm cạnh Lăng Thánh Mẫu.
Ngoài ra, chúng ta có thể đến 2 chùa lớn là:
– Chùa Tiên Hương: Ngôi chùa lớn nhất quần thể đã cơ bản được trung tu xong với kiến trúc hết sức độc đáo.
– Chùa Linh Sơn: Ngôi chùa cổ nằm trên núi.
Phủ Tiên Hương
Quần thể di tích Tâm Linh phủ Dầy có đến 4 địa điểm chính thờ Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương được coi là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh, là nơi thờ Mẫu và bên chồng của Mẫu. Phủ Vân Cát là nơi thờ Mẫu và bên ngoại của Mẫu (bên bố mẹ đẻ). Phủ Bóng Nguyệt Du cung là nơi hiển linh của Mẫu sau khi hóa. Lăng Mẫu là nơi quàn của Mẫu sau khi về trời. Như vậy, có thể coi Phủ Tiên Hương là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh.
Phủ chính Tiên Hương được triều đình cho phép xây lập đền thờ 1642. Lúc đó phủ còn hết sức đơn sơ. Từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói. Năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Phủ Tiên Hương tuy qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được dấu tích của phủ cổ trước kia. Hiện nay, Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đạo sớm nhất ghi ngày 10 tháng chạp năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) phong Thánh Mẫu là Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, muộn nhất là đạo sắc ghi ngày 25/7/1924, năm Khải Định cửu niên phong Đức Thánh đệ Tam – Ngọc nữ Quang cung Quế Anh.
Trong Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ nhiều cổ vật ghi rõ đây là phủ chính thờ Mẫu tại nơi Mẫu đầu thai. Đó là chiếc ấn đồng cổ đúc từ hàng trăm năm trước, trên ấn có hai chữ Hán ở lưng ấn: Phủ chính, nhiều cổ vật sứ cổ được khắc chữ nhấn mạnh đây là đồ tế tự của phủ chính…
Phủ Vân Cát
Đền được xây dựng từ thời vua Lê Cảnh Thịnh (1663 – 1671). Khoảng đời Cảnh Thịnh (1794 – 1800) hội nguyên Trần Gia Du, thiếu tả giám Trần Công Bản đã mở rộng ra. Đến năm Kỷ Mão (1879) đời Tự Đức, quan huyện Lê Kỳ đã sửa lợp lại. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) đền phủ bị hư hại nhiều vì mưa gió nên các quan huyện… cùng các bậc thân hào đứng ra sửa. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì hoàn thành.
Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Lăng được xây dựng vào thời Vua Minh Mệnh (1820 – 1840) với ban đầu chủ là một bệ nhỏ. Năm 1937, vua Bảo Đại hưng công xây dựng, tu bổ. “Tương truyền năm 1937, Vua Bảo Đại lấy vợ đã lâu nhưng không có con nên Nam Phương Hoàng Hậu đến cầu tự ở Đền Sòng và được Mẫu ban cho Hoàng Tử Bảo Long. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo mộng cho Hoàng Hậu biết mộ của mình ở ngôi Miếu xứ cây đa Phủ Dầy.
Để trả ơn đó Vua Bảo Đại đã cho dựng lăng để tạ ơn Mẫu Liễu Hạnh. Khu lăng Mẫu được xây hoàn toàn bằng đá xanh và 60 búp sen hồng”.
Phủ Bóng – Nguyệt Du Cung
Phủ Bóng còn gọi là Nguyệt Du Cung. Tương truyền sau khi đã về trời, vào những đêm trăng sáng Liễu Hạnh công chúa lại dẫn một đoàn tiên nữ xuống quây quần múa hát bên gốc cây đa. Dân làng thầm lặng dõi theo dần dần nhận ra đây là điềm linh thiêng, linh ứng mới bàn nhau lập miếu thờ dưới gốc cây đa nên thường gọi là đền Cây Đa Bóng hay Phủ Bóng.
Video toàn cảnh Lễ hội Phủ Dầy
Rước kiệu Mẫu lễ hội Phủ Dầy – Vụ Bản, Nam Định
Từ khóa » đi Phủ Dầy
-
Kinh Nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định Chiêm Bái Và Xin Lộc Cầu May
-
Kinh Nghiệm đi Phủ Dầy Nam Định Từ Hà Nội
-
Đi Lễ Hội Phủ Dầy Cầu Gì?
-
Hành Hương Dâng Lễ Cầu Lộc đầu Năm Tại Phủ Dầy - Oản Cô Tâm
-
Bản đồ đường đi Di Tích Phủ Dầy - Du Lịch Nam Định
-
Khu Di Tích Phủ Dầy - Nam Định
-
Những Kinh Nghiệm đến Phủ Dầy Nam Định ... - Top 10 Nam Định
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Phủ Dầy Nam Định Chiêm Bái Và Xin Lộc ...
-
Phủ Dầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phủ Dầy Nam định Thờ Ai - Cùng Tìm Hiểu Thông Tin Về Di Tích Lịch Sử ...
-
Bật Mí Tất Tần Tật Kinh Nghiệm Du Lịch Di Tích Phủ Giầy Cho Bạn! - XIMGO
-
Hàng Vạn Người Về Lễ Mẫu đầu Năm Tại Phủ Dầy Trong Ngày Họp Chợ ...
-
Sổ Tay Du Lịch Phủ Giầy Nam Định đi Lễ Cầu “tài Lộc” - Lead Travel
-
Những Kinh Nghiệm đến Phủ Dầy Nam Định Dành Cho Bạn