Kinh Nghiệm đi Tây Thiên Vĩnh Phúc Lịch Trình Chi Tiết Từ A-Z
Có thể bạn quan tâm
Nằm ở vị thế núi non hùng vĩ, phong cảnh hữu tình cùng với đó là lối kiến trúc cổ kính độc đáo, chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là 3 thiền viện lớn nhất thuộc dòng Trúc Lâm. Đặc biệt, cái tên gọi “Tây Thiên” độc đáo cũng là một trong những lý do mà du khách gần xa muốn khám phá nhiều hơn về nơi này. Dulichkhampha24 cũng chia sẻ về những kinh nghiệm du lịch Tây Thiên để gửi đến bạn đọc, hy vọng mọi người sẽ có một chuyến đi yên bình và nhiều ý nghĩa nhất. Bạn cũng nên tham khảo ngay từ bây giờ vì những dịp đầu xuân cũng sẽ là cơ hội để bạn tham gia vào nhiều lễ hội đặc sắc ở đây.
MỤC LỤC
- 1 Đôi nét về chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc- 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam
- 2 Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc tiết kiệm
- 2.1 Thời điểm hợp lý nhất để đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
- 2.2 Cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tây Thiên nhanh nhất
- 3 Đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc bạn nên đi đến những đâu để tham quan
- 3.1 Đền Thỏng Tây Thiên Vĩnh Phúc
- 3.2 Đền cô, đền cậu Tây Thiên, Vĩnh Phúc
- 3.3 Đền thờ quốc mẫu Tây Thiên
- 3.4 Đại bảo tháp Kim Cương Thừa Tây Thiên
- 3.5 Thiền viện trúc lâm An Tâm
- 3.6 Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
- 4 Lễ hội nổi bật ở chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
- 5 Những món ngon nên thử khi đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
- 6 Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc và những điều cần lưu ý
Đôi nét về chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc- 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam
Cùng với chùa trúc lâm yên tử ở Quảng Ninh, chùa Bái Đính Ninh Bình hay bà Chúa Kho Quảng Ninh thì chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc cũng một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng của miền Bắc. Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc được biết đến là ngôi chùa hiện đang thờ Quốc Mẫu và thờ Phật, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương, bái phật. Đặc biệt, Tây Thiên cũng là điểm du lịch vô cùng lý tưởng trong những ngày đầu xuân, vừa để cầu bình an vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp của chùa.
>> Đọc thêm: Khám phá chùa Bái Đính Ninh Bình – ngôi chùa nổi tiếng với nhiều “cái nhất”
Một trong những điều mà người ta ấn tượng với ngôi chùa này ngay vừa chỉ khi nghe đến là cái tên Tây Thiên, có nghĩa là trời Tây, để chỉ đến đất nước Ấn Độ – nơi sáng lập ra đạo Phật. Tây Thiên cũng có nghĩa là tây thiên cực lạc, là nói về cõi tịnh độ của đức Phật. Cũng chính vì điều này mà khi bạn đến chùa Tây Thiên sẽ cảm nhận được không khí u tịch, linh thiêng của xứ sở Phật.
Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc tiết kiệm
Thời điểm hợp lý nhất để đi chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Từ Hà Nội đến với chùa Tây Thiên mất chỉ khoảng 70km nên bạn có thể đi về ngay trong ngày, xuất phát từ buổi sáng và về lúc buổi tối. Mỗi tháng, mỗi mùa Tây Thiên đều có những điều thú vị riêng, bạn có thể tự cảm nhận được nếu có dịp đến đây. Đặc biệt, nếu bạn có một chuyến du lịch Tam Đảo tự túc 2 ngày 1 đêm vào cuối tuần có thể kết hợp vui chơi và nghỉ qua đêm ở Tam Đảo. Ngày hôm sau thì bắt đầu lên lịch để tham quan chùa Tây Thiên.
Chùa Tây Thiên được biết đến là nơi sinh hoạt tâm linh cộng đồng nên mỗi ngày vẫn tiếp đón rất nhiều du khách đến tham quan. Đặc biệt vào những ngày đầu năm thì sẽ có đến hàng nghìn lượt khách đổ về rất đông để thắp hương, cầu bình an để mong cả năm an yên, hạnh phúc.
Cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tây Thiên nhanh nhất
Có khá nhiều hướng đi đến chùa Tây Thiên khác nhau nhưng bạn cũng nên tìm hiểu trước để có hướng đi nhanh nhất.
Từ Hà Nội – di chuyển theo hướng quốc lộ 2A, đoạn qua Thăng Long, Hà Hội – đến thành phố Vĩnh Yên – đến núi Tam Đảo – từ đây sẽ có 2 đường, một đường rẽ phải là đi Tam Đảo, một đường rẽ trái là đi Tây Thiên. Bạn nào muốn đi du lịch Tam Đảo thì cũng có thể đi theo hướng này.
>> Điểm đến hot nhất 2020: Cuối tuần phượt hồ Xạ Hương Vĩnh Phúc – Thiên đường xanh quyến rũ
Nếu bạn đi theo nhóm đông người có thể bắt đi bằng xe ô tô hoặc là bắt tuyến xe buýt đi từ Nội Bài đến Mê Linh, sau đó thì bắt chuyến xe đi Vĩnh Phúc đến bến Đại Bình. Từ đây, chỉ mất tầm vài phút đi bộ là bạn có thể lên đến thiền viện trúc lâm Tây Thiên một cách dễ dàng rồi.
Có một điều nữa chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ đó chính là hệ thống cáp treo lên núi. Nếu ngại đi bộ mỏi chân bạn có thể lựa chọn đi bằng phương tiện này vừa nhanh, không tốn sức mà lại có thể thưởng ngoạn được khung cảnh núi non tuyệt đẹp mà bạn sẽ rất khó bắt gặp ở nơi đây. Giá vé cáp treo đi chùa Tây Thiên là 150k/ người lớn và 100k/ trẻ em. Đối với giá vé khứ hồi là 240k/ người lớn và trẻ em là 160k.
Ngoài ra, bạn có thể trải nghiệm phương tiện là xe điện, loại xe chuyên chở khách đi từ chùa Thiên Ân đến tới nhà ga đi lên cáp treo, giá vé là 20k/ người. Từ đây sẽ có cáp treo đưa bạn đi lên tới khi di tích danh thắc Tây Thiên cổ tự.
Đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc bạn nên đi đến những đâu để tham quan
Đền Thỏng Tây Thiên Vĩnh Phúc
Đền Thỏng cũng là địa điểm mà khách du lịch hay ghé lại đầu tiên trong chuyến thăm thú chùa Tây Thiên. Chùa được xây dựng trên ngôi đền cũ, phía trước là cây đa chín cội tạo điểm nhấn nổi bật cho đền Thỏng.
Đền cô, đền cậu Tây Thiên, Vĩnh Phúc
Nếu đã đến thiền viện Tây Thiên Vĩnh Phúc thì nhất định du khách không được bỏ lỡ đền Cô, đền Cậu là những điểm tham quan nổi tiếng ở đây. Nếu đền Cậu là nơi bạn có thể cầu tài cũng như mong mọi điều tốt đẹp dành cho gia đình, con cái hay mong tình duyên thì đền Cô lại là điểm đến lý tưởng dành cho những ai mong muốn được giải bày nỗi niềm, theo tâm linh thì khi uống nước thiêng ở đây sẽ cảm thấy lòng thanh thản và bình yên đến kỳ diệu.
Đền thờ quốc mẫu Tây Thiên
Điểm tham quan nổi bật ở đền thờ Tây Thiên phải kể đến là đền quốc mẫu nằm trên đỉnh núi Tây Thiên. Nơi đây được biết đến là nơi thờ bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – là vương phi được sắc phong vào đời vua Hùng Vương thứ 7.
Đại bảo tháp Kim Cương Thừa Tây Thiên
Nằm trong khu danh thắng Tây Thiên, đại bảo tháp Kim Cương Thừa được biết đến là ngôi đại bảo tháp được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam. Không chỉ nổi bật với kiến trúc phật giáo Kim Cương vô cùng độc đáo mà nơi này còn biểu trưng cho Ngũ Đại – cũng là 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ theo quan niệm của Phật giáo bao gồm Địa, Thủy, Hỏa, Phong và Không.
Thiền viện trúc lâm An Tâm
Tọa lạc trên một vùng đất trống và rộng, thiền viện trúc lâm An Tâm mang vẻ đẹp tĩnh lặng và cũng là nơi mà các ni sư hành đạo. Bạn có thể đến đây vào lúc 3h30 sáng hoặc là 18h chiều để nghe giảng đạo và tham gia ngồi thiền.
Thiền viện trúc lâm Tây Thiên
Nơi đây được biết đến là đền thờ chính và cũng là khu vực thu hút khách tham quan đến đây nhiều nhất. Để đến đây, từ đền Thỏng bạn có thể đi bộ thêm tầm 2km nữa hoặc đi xe điện lên đây để tiết kiệm thời gian. Song, bạn nào có sức khỏe tốt thì có thể lựa chọn cách đi bộ để tăng cường sức khỏe, có thêm nhiều cơ hội để ngắm cảnh đẹp.
>> Tham khảo: Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt – Điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất
Lễ hội nổi bật ở chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Lễ hội Tây Thiên được xem là lễ hội lớn nhất trong năm và cũng là lễ hội được người dân hưởng ứng đông nhất, diễn ra vào đúng rằm tháng hai Âm lịch. Du lịch Tam Đảo vào dịp này bạn sẽ được dịp tham gia vào lễ hội đặc sắc chỉ diễn ra 1 lần duy nhất trong năm.
Vào đúng ngày 15 tháng 2 âm lịch 14 xóm trong xã Đại Đình sẽ cùng nhau rước Thánh Mẫu từ đến Mẫu sinh đi chùa Ngò rồi quay trở về đền Thỏng. Ngoài những lễ vật cần thiết như xôi, gà, hoa quả, heo quay thì còn có nhiều đặc sản của người dân tộc Sán Dìu như chè lam, thịt chua, bánh giầy.
Những món ngon nên thử khi đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Nằm trong khu vực huyện Tam Đảo nên khi ghé Tây Thiên bạn nhớ thưởng thức ngọn su su, gà đồi, lợn mán là những đặc sản nổi tiếng ở đây. Đặc biệt ngọn su su ở đây cực ngon, được chế biến thành nhiều món ăn dân dã như su su xào thịt bò hay su su xào tỏi rất bắt vị.
Ngoài ra, lợn mán hay gà đồi ở Tây Thiên phải nói là vị ngon có 1 không 2, thịt không chỉ săn chắc, dai ngon mà còn được tẩm ướp rất vừa ăn. Tuy nhiên, du khách nên tham khảo trước những quán ăn nổi tiếng để không phải thất vọng, thường thì đặc sản ở các khu du lịch sẽ dễ làm bạn thất vọng vì không ngon như lời đồn.
Du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc và những điều cần lưu ý
Để đảm bảo cho chuyến hành hương đến chùa Tây Thiên, Vĩnh Phúc không quá bị mệt mỏi thì bạn cũng nên chú ý đến một số các vấn đề như sau:
Nếu xác định đi bộ lên chùa bạn nhớ mang theo giày leo núi hoặc là giày có quai hậu, nói chung là chất lượng tốt một chút vì phải đi qua những đoạn suối, đồi.
Để có thể hiểu hơn về phong tục cũng như lễ hội thì bạn nên canh vào thời điểm rằm tháng 2 âm lịch, từ ngày 15-17 để tham gia vào lễ hội rước bà Quốc Mẫu Tây Thiên. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất của khu vực miền Bắc.
5 / 5 ( 1 bình chọn ) Nguyen DienChào mọi người, mình là Diên một cái tên thật lạ nhưng nó cũng đặc biệt như chính con người và sở thích của mình vậy. Mình thích rong ruổi đây đó, thích đi đến những nơi có phong cảnh đẹp, thích ăn những món ngon. Vì mình nghĩ, tuổi trẻ có là bao, cứ sống và trải nghiệm thật nhiều để không phải tiếc nuối. Hãy đồng hành nếu bạn cũng có sở thích du lịch như mình nhé!
Từ khóa » đi Lễ Mẫu Tây Thiên
-
Cách Sắm Lễ đi Chùa Tây Thiên đầu Năm Và Các Lưu ý Kiêng Kỵ Cần ...
-
Sắm Lễ Đi Chùa Tây Thiên, Kinh Nghiệm Đi Thiền Viện Tây Thiên
-
Đền Mẫu Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) - Chốn Thiêng
-
10 Kinh Nghiệm đi Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc
-
Chùa Tây Thiên ở đâu? đường đi? Thờ Ai? Sắm Lễ Gì Khi đi? - Hoiantrip
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Thiên, Vĩnh Phúc (Cập Nhật 08/2022)
-
Những Bài Văn Khấn Quốc Mẫu Tây Thiên đơn Giản - Nhà Thờ Họ
-
Cách Sắm Lễ đi Chùa Tây Thiên đầu Năm Và Những Lưu ý Kiêng Kỵ ...
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Tây Thiên Từ A đến Z | Thiền Viện Trúc Lâm
-
Dâng Hương Quốc Mẫu Tây Thiên Xuân Nhâm Dần 2022 - YouTube
-
Đi Lễ Đền Mẫu Tây Thiên Tết 2022 - YouTube
-
Đền Thờ Quốc Mẫu Tây Thiên Có Gì? Xem Nơi Hội Tụ Khí Thiêng
-
Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An - Đền Mẫu Tây Thiên
-
Lưu ý Khi đi đền Mẫu Tây Thiên, đền Mẫu Thờ Ai? - Lead Travel