KINH NGHIỆM ĐỌC TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

KINH NGHIỆM ĐỌC TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH BẰNG TIẾNG ANH

Nhiều bạn hỏi về các tự học ACCA. Tự học ACCA quan trọng nhất là khả năng ĐỌC HIỂU và TỪ VỰNG là nhân tố chính dẫn đến sự ĐỌC tiếp nhận thông tin và sau đấy não mới xử lý để HIỂU được.

Nhiều bạn thử đọc F3 ACCA rồi choáng vì vẫn dịch được nhưng không HIỂU. Từ ngày đầu tiên cầm quyển ACCA đến bây giờ cũng vài năm, đến bây giờ trình độ đọc hiểu (đọc phải hiểu) tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh của mình đạt mức có thể cầm sách và đọc luôn, rất ít khi tra từ điển.

Một quyển ACCA dài khoảng 500-700 trang mà nếu cứ ngồi đọc dịch + tra từ điển + hiểu thì chắc sẽ mất cả năm mới xong đối với người mới bắt đầu. Như vậy làm thế nào để có thể đạt được kỹ năng đọc phát là hiểu và không phải dò từ vựng nhiều mà vẫn đảm bảo hiểu được kiến thức?

Những gì mình chia sẻ sau đây là cực kỳ quan trọng và đòi hỏi phải TUÂN THỦ một cách nghiêm túc nhất trong quá trình học tập. Và đây là một số nguyên tắc trong quá trình đọc tài liệu của mình:

1. Gặp từ không quen không biết, không quan trọng, thiếu nó không ảnh hưởng gì thì mặc kệ nó. Giống như đi ngoài đường gặp một cô gái xinh mà không quen biết cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình thì nhìn một phát rồi thôi, không nên mất công tìm hiểu làm gì =)) Đừng cố đấm ăn xôi thấy từ mới là dò vì cực kỳ tốn thời gian và dò xong mà sau này không gặp lại cũng chẳng có gì nghĩa gì đâu.

2. Đoán nghĩa. Đoán được nó rồi thì thôi, đừng tốn time dò từ điển làm gì. Tuy nhiên trong trường hợp nó là từ định nghĩa quan trọng thì phải dò nhé!

3. Không biết + quan trọng + không thể đoán nghĩa => dò từ điển. Tuy nhiên dò xong đừng có cố “nhớ từ” làm gì. Ráp nghĩa vào cái đoạn văn đấy để hiểu ý của câu, đoạn. Nếu cố gắng nhớ từ theo một số phương pháp như đặt câu… thì ngồi đọc được khoảng 2-3 trang ACCA thì trong đầu sẽ có hàng trăm câu được đặt ra đấy). Não nó không tải được đâu và nó sẽ ra quyết định đóng sách lại và ĐI NGỦ đấy :)) Tốt nhất là làm cho nó thoải mái hiểu đoạn văn viết gì rồi next thôi.

4. Gặp từ đã dò nhưng không nhớ => DÒ LẠI Đây là thao tác quan trọng nhất. Thường thì gặp lại và dò đến khoảng chục lần thì sẽ nhớ nghĩa của nó là gì. Còn dò đến chục lần mà vẫn chưa nhớ thì lúc này mình mới tìm cách để ghi nhớ nó.

5. Dịch được hết rồi nhưng vẫn không hiểu. Có một số bước cần làm bổ sung: – Đọc tổng quát lại một lần nữa. – Sử dụng Google để xem thêm một số định nghĩa khác, tìm thêm ví dụ để đọc, xem kiến thức bằng tiếng Việt. – Cách dễ nhất là hỏi người đã biết. Nhưng thường thì họ cũng không rảnh rỗi đến nỗi cứ hỏi là được trả lời ngay.

Tóm lại trong mấy cái trên, kể ra thì nhiều nhưng ngắn gọn lại thì nó chỉ toát lên hai từ “CHĂM CHỈ” và được ứng dụng ở chỗ: – Chăm chỉ dò từ điển. – Chăm chỉ tìm hiểu thêm nếu không hiểu.

Để đọc chương đầu tiên của FA1 mà tớ học thì tớ mất đến cả tháng ngồi dò từ điển liên tục (lúc ấy không có điện thoại hay máy tính để dò như bây giờ). Đến bây giờ có thể đọc và hiểu được kiến thức một quyển sách dài 700 trang trong vòng một tuần thì nó là sự tích lũy lâu dài, không phải ngày một ngày hai mà có được. Ngồi đọc tài liệu về chuyên ngành rất khó hiểu và… buồn ngủ. Chiến thắng bản thân là cách tốt nhất để đạt được mục đích của học tập.

by Trương Đức Thắng (FCCA, CIA, MSc)

=> Tìm hiểu các lớp học đang được đào tạo bởi Mr Thắng Trương:  https://truongducthang.com/courses/

Share this:

  • Tweet
Like Loading...

Related

Từ khóa » Cách đọc Tài Liệu Tiếng Anh Chuyên Ngành