Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội 2021
Có thể bạn quan tâm
Làng cổ Đường Lâm
Là một làng cổ lâu đời vẫn giữ được những đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, làng cổ Đường Lâm trở thành lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một vùng quê thanh tịnh để nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến tham quan, trải nghiệm làng cổ Đường Lâm – “cổ trấn” ngay sát Hà Nội nhé!
Một vài nét về làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Làng cổ nằm cách Hà Nội 50km về phía Tây. Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây và Tây Bắc.
Làng cổ Đường Lâm cũng là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
- Xem thêm: Du lịch Hà Nội – 12 địa điểm, 5 đặc sản phải trải nghiệm khi đến Thủ đô nghìn năm Văn hiến
Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm
Hiện nay giá vé gửi xe máy là 10.000 VND / xe và vé tham quan là 20.000 VND/người.
Bên cạnh đó, ở Đường Lâm cũng có dịch vụ cho thuê xe đạp với giá 30-50.000 VND/giờ hoặc 80-100.000 VND/ngày. Bằng cách này, bạn sẽ di chuyển tới được nhiều địa điểm hơn như lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng…mà không sợ mất quá nhiều sức.
Kiến trúc làng cổ Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm bạn sẽ thấy được hầu hết các nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa miếu, đường làng quanh co, ngõ nhỏ, những ngôi nhà gỗ cổ, những bức tường được xây bằng gạch đỏ hoặc trát bùn xưa… Nét cổ nhất của làng cổ Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ.
Làng cổ Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,…
Về tổ chức không gian, khuôn viên, các thành phần của chủ yếu của nhà ở truyền thống của Đường Lâm gồm có: Cổng, tường rào, sân, vườn, nhà chính, nhà phụ, bếp, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số nhà rộng còn có bình phong, giếng nước và một số ít gia đình còn có ao. B
ố cục kiến trúc trong khuôn viên nhà ở Đường Lâm phổ biến là kiểu nhà chính và nhà phụ vuông góc với nhau theo kiểu “thước thợ”, kiểu nhà chính và nhà phụ song song với nhau theo kiểu “tiền khách hậu tự” thường là những nhà giàu có, nhà trưởng họ. Nhà cổ ở Đường Lâm thường hướng về phía Nam và Đông Nam, mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
Xem thêm:
- Top 10 địa điểm check in gần Hồ Hoàn Kiếm không thể bỏ lỡ khi đến Hà Nội
- Cẩm nang khám phá Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Các điểm tham quan không thể bỏ lỡ tại làng cổ Đường Lâm
Check-in, chụp hình Cổng làng Mông Phụ
Như đã giới thiệu phía trên, Cổng làng là đình làng Mông Phụ là nét kiến trúc cổ nhất của làng cổ Đường Lâm. Cổng làng hội tụ bao lớp lang văn hoá với kiến trúc vòm, lớp đá ong cổ. Vốn dĩ làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương. Hiện tại chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833, trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, tạm hiểu là “thời nào cũng có người tài giỏi”.
Đình làng Mông Phụ
Đây là công trình cổ tiêu biểu của nông thôn Bắc Bộ được xây dựng từ năm 1684. Có diện tích 1.800 m2, đình được xây dựng tại khu đất cao nhất trong làng với mặt tiền hướng về phía Tây Nam. Sân đình còn là một cái “ngã sáu” khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Năm 1984, đình Mông Phụ được Bộ Thông tin – Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Nhà thờ Thánh hoa Giang Văn Minh
Được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh, nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Ngày nay, nhà thờ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Những ngôi nhà cổ
Nhà cổ ông Hùng
Ngôi nhà này đã được xây dựng từ năm 1649 – ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ, cho tới nay đã gần 400 năm với 12 đời sinh sống ở đây.
Nhà cổ ông Thể
Tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà của ông Thể gồm 7 gian được gắn kết theo lối cổ truyền. Căn nhà được xây dựng hoàn toàn dùng mộng, không sử dụng đinh sắt.
Nhà của ông Hà Nguyên Huyến
Là di tích được xếp hạng nhà cổ dân sinh loại một, ngôi nhà chính gồm 5 gian 2 chái, thiết kế theo lối nội tự ngoại khách. Bộ vì kết cấu trên 4 hàng chân cột, cột nhà bằng gỗ có đường kính 30 cm. Vốn có nghề nấu tương, nên hầu hết khoảng sân xếp các vại tương nâu trầm đều tăm tắp.
Nhà cổ của chị Dương Lan
Ngôi nhà được xây từ năm 1780, vốn thuộc về cụ tổ chồng chị là quan đốc học Đỗ Doãn Chính. Kết cấu giàn chống trần mang dấu ấn thời kỳ Hậu Lê và vẫn chắc chắn sau 300 năm xây dựng.
Bên cạnh đó, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm sau:
- Giếng cổ Đường Lâm
- Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương)
- Đền thờ và lăng Ngô Quyền
- Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự)
- Thành cổ Sơn Tây
- Đền Và
- Đền Măng Sơn
- Các điểm tham quan khu vực Ba Vì
Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?
Dù không phải là những món ăn “sang chảnh” cao cấp nhưng lại mang phong vị đặc trưng của miền quê làng cổ:
- Gà mía
- Tương chấm
- Bánh tẻ
- Chè lam và kẹo dồi
- Kẹo dồi, kẹo đậu phộng, kẹo mè
Lưu ý khi du lịch làng cổ Đường Lâm
- Nên đi bộ hoặc xe đạp khi tham quan làng cổ
- Khuyến khích gửi tiền tips khi tham quan các di tích có người giới thiệu
- Nên liên hệ với địa chỉ chuẩn bị cơm trưa trước khi bắt đầu tham quan
__
- Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
- Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
- Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Làng Cổ đường Lâm
-
Làng Cổ Đường Lâm - “Cổ Trấn Bị Lãng Quên” Ngay Sát Hà Nội
-
Làng Cổ Đường Lâm - Trải Nghiệm Du Lịch Vùng Quê Thanh Tịnh, Cổ Kính
-
Làng Cổ đường Lâm - Hướng Dẫn Du Lịch Chi Tiết Nhất
-
Đường Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Làng Cổ Đường Lâm | Du Lịch Sơn Tây | Dulich24
-
Làng Cổ Đường Lâm | Khám Phá Vẻ đẹp Ngôi Làng Cổ Của Hà Nội
-
Làng Cổ Đường Lâm "Cổ Trấn Ngủ Yên" Của Thủ đô - Elite Tour
-
Về Làng Cổ Đường Lâm - Du Lịch Ba Vì
-
Giới Thiệu Về Làng Cổ Đường Lâm - Di Sản Văn Hóa Quốc Gia
-
Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây) - Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội
-
HƯỚNG DẪN đi Làng Cổ Đường Lâm 1 Ngày Khám Phá [ ĐƯỜNG ...
-
Làng Cổ Đường Lâm
-
Khám Phá Vẻ đẹp Của Làng Cổ Đường Lâm Hà Nội
-
Làng Cổ Đường Lâm - địa điểm Tham Quan Thú Vị Trong Lòng Hà Nội