Làng Cổ Đường Lâm - “Cổ Trấn Bị Lãng Quên” Ngay Sát Hà Nội

VI | VNDKhuyến mãiHỗ trợHợp tác với chúng tôiĐặt chỗ của tôiĐăng NhậpĐăng kýĐăng kýKhách sạnVé máy bayVé xe kháchĐưa đón sân bayCho thuê xeHoạt động & Vui chơiMoretraveloka Explore0

Traveloka VN

23 Aug 2022 - 20 min read

Làng cổ Đường Lâm - “Cổ trấn bị lãng quên” ngay sát Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu... Có thể nói, giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn khi du lịch Hà Nội. Vậy thì làng cổ Đường Lâm ở đâu nhỉ? Hãy cùng theo chân chúng tớ khám phá ngôi làng được ví là “Cổ trấn bị lãng quên” này nhé!

Lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo của bạn cùng Traveloka - nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á. Với hơn 200.000 chặng bay, 1 triệu khách sạn và 32.000 hoạt động du lịch trải dài khắp thế giới, Traveloka sẽ đưa bạn đến bất cứ nơi đâu bạn mơ ước.Tiết kiệm đến 50% chi phí chuyến đi với ưu đãi hấp dẫn tại Traveloka 10.10 Travel Fest diễn ra từ 1/10 - 13/10. Đặt ngay!

Làng cổ Đường Lâm

Cánh cổng làng với gần 100 năm tuổi.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm nằm cách 44 km về phía tây của trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Nơi đây còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền.

Làng cổ Đường Lâm cổng làng mông phụ

Lối kiến trúc cổ kính của Cổng làng Mông Phụ.

Chúng tớ tới làng cổ vào một ngày mưa tháng Giêng, trời khá rét nhưng vì tò mò về ngôi làng này đã lâu nên 3 đứa vẫn quyết tâm đi. Sau hơn 1 tiếng vừa đi vừa hỏi đường, cuối cùng chúng tới cũng đã tới được điểm đến. Việc đầu tiên là chúng tớ gửi xe và mua vé vào làng. Hiện nay giá vé gửi xe máy là 10.000 VND / xe và vé tham quan là 20.000 VND / người. Các bạn cũng có thể thuê xe đạp với giá 30-50.000 VND / giờ hoặc 80-100.000 VND / ngày. Còn chúng tớ thì chọn cách đi bộ để có thể cảm nhận được ngôi làng này sâu hơn.

Đọc thêm: Hà Nội

Làng cổ Đường Lâm bản đồ vè vé tham quan

Bản đồ và vé tham quan làng cổ Đường Lâm.

Ngay đầu tiên là cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ bên cạnh cây đa hơn 300 năm tuổi tạo nên một cảnh quan thực sự thanh bình và cổ kính. Ngôi làng này được gọi là làng đá ong. Đi tới đâu các bạn cũng có thể thấy những ngôi nhà được xây dựng bằng loại đá này.

Làng cổ Đường Lâm đường làng

Con đường gạch vào làng.

Khi xưa, người dân ở đây xây dựng nhà, họ đã đào lên những lớp đá ong dưới lòng đất để xây nên những ngôi nhà cổ như ngày nay. Bước qua cổng làng, chúng tớ bị cuốn theo vẻ thanh bình, cổ kính ở nơi đây. Dưới chân đi là những con đường lát gạch sạch sẽ, hai bên là những bức tường đá ong màu vàng sậm, làm cho chúng tớ cảm thấy được sự ấm cúng và những nét đẹp rất riêng mà không nơi đâu có được.

Làng cổ Đường Lâm cảnh xung quanh làng

Em nhỏ đi học về.

Làng cổ Đường Lâm quán nước ven đường

Quán nước ven Đình Làng.

Làng cổ Đường Lâm đường làng

Những con đường được lát gạch.

Tour Chụp Ảnh Áo Dài Tại Hà Nội & Chuyến Đi Trong Ngày Đến Làng Cổ Đường Lâm

Đường Lâm

4.190.726 VNDĐặt ngayNhà cổ bà Điền

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tớ là nhà cổ Bà Điền. Ngay khi vừa bước vào, một lối kiến trúc cổ xưa đã hiện ra ngay trước mắt. Ngôi nhà này đã có tuổi đời 200 năm. Ở sân nhà, bà cụ là cháu của bà Điền đã ngồi ngay đó để có thể tiếp đón những du khách muốn tìm hiểu về ngôi nhà này. Cụ năm nay đã 93 tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn, nói chuyện và chia sẻ với chúng tớ về những giá trị lịch sử của ngôi nhà này.

Làng cổ Đường Lâm tham quan nhà cổ

Điểm tham quan nhà cổ.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ Bà Điền

Lối kiến trúc xưa tại nhà cổ Bà Điền.

Không thể thiếu được những món đặc sản để mời du khách, đó chính là nước vối và chè Lam truyền thống. Ngày mưa và lạnh, được uống chén trà nóng và thưởng thức đặc sản ngay tại nơi đây, không còn gì tuyệt vời hơn. Ngôi nhà truyền thống với 3 gian theo lối kiến trúc Bắc Bộ xưa, bàn thờ được đặt chính giữa hướng ra phía cửa, ngoài sân là những vườn hoa cùng những chum rượu đã rất lâu đời.

Làng cổ Đường Lâm đặc sản chè làm và nước vối

Đặc sản chè lam và nước vối.

Làng cổ Đường Lâm nhà dân

Sân nhà xen kẽ hoa, chum rượu và nhà ngang.

Đình làng Mông Phụ

Sau khi trò chuyện và tham quan một hồi lâu, chúng tớ rời nhà bà Điền để tiếp tục đi sâu vào trong làng. Cách đó không xa, ngay giữa làng chính là Đình Làng Mông Phụ. Ngôi đình đã được xây dựng cách đây 380 năm, rộng 1800m2, mang đậm nét kiến trúc Việt - Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Phía bên trong đình có treo rất nhiều hoành phi câu đối nổi bật.

Làng cổ Đường Lâm cổng đình làng mông phụ

Cổng Đình làng Mông Phụ.

Làng cổ Đường Lâm nhà đại bái

Nhà Đại Bái.

Tại đây chúng tớ được cụ Phan Văn Tích kể lại rằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng - một người thợ cả tài hoa, có bộ óc sáng tạo và có đôi bàn tay vàng, ông đã có công trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ mộc làng Mía xây dựng ngôi Đình này. Có thể nói, đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến trúc Việt, tạo nên một ngôi Đình không giống với bất kỳ ngôi Đình ở nơi nào khác.

Nhà cổ ông Hùng

Khi đang trên đường loay hoay để tìm nhà cổ ông Hùng, may mắn thay chúng tớ gặp được một bác bảo vệ, người trông giữ nhà thờ dẫn đi. Trên đường bác có nói rất nhiều về lịch sử của làng cổ này và khi tới đây không thể không tới ghé thăm nhà ông Hùng, ngôi nhà lâu đời nhất làng Mông Phụ. Ngôi nhà này đã được xây dựng từ năm 1649, cho tới nay đã gần 400 năm với 12 đời sinh sống ở đây.

Làng cổ Đường Lâm nhà người dân

Trước cửa nhà với những nét cổ xưa.

Làng cổ Đường Lâm nhà người dân

Trời mưa lất phất.

Ngay khi tới cổng, chúng tớ đã được nhìn thấy chiếc cổng cổ được xây bằng chất liệu đất đá, bã chấu, bùn để tạo chất kết dính. Ngôi nhà được kết cấu theo kiểu 5 gian 2 dĩ, 3 gian giữa là nơi để thờ cúng tổ tiên bên cạnh bài trí là bộ trường kỷ dùng để tiếp khách, 2 gian bên cạnh dùng làm phòng để ngủ, hệ thống cửa cánh phố ở chính giữa ngôi nhà. Phía bên ngoài sân là những vườn cây, khóm hoa, chum rượu đặc trưng tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Cho tới nay, ngôi nhà vẫn được bảo tồn hầu như nguyên vẹn những nét tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc Việt.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ

Du khách Tây tìm hiểu về ngôi nhà cổ.

Làng cổ Đường Lâm sản xuất chè Lam

Nơi đây cũng là nơi sản xuất chè Lam truyền thống.

Nhà cổ ông Thể

Ngay sau khi thăm và tìm hiểu nhà ông Hùng, chúng tớ được bác bảo vệ dẫn tới nhà ông Thể, một ngôi nhà cũng đã có tuổi đời từ rất lâu rồi. Tọa lạc tại xóm Xui, thôn Mông Phụ, ngôi nhà của ông Thể gồm 7 gian được gắn kết theo lối cổ truyền. Căn nhà được xây dựng hoàn toàn dùng mộng, không sử dụng đinh sắt.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ ông thể

Nhà ngang với lối kiến trúc đặc trưng.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ ông thể

Khung cảnh bình yên nơi sân vườn.

Ngôi nhà nay đã trải qua 14 đời sinh sống ở đây và đặc biệt nổi tiếng với nghề làm tương. Ngay khi bước chân vào sân nhà, đã có một mùi tương rất thơm phảng phất, cùng với đó là những chum tương được xếp san sát nhau ở sân. Ở gian nhà ngang phía xa là những dụng cụ để xay ngô cùng với những khóm ngô được treo lên thanh ngang hệt như ngôi nhà trên vùng núi Bắc Bộ.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ ông thể

Những chum tương truyền thống.

Khi đến đây, chúng tớ không thể cưỡng lại được mùi vị đặc trưng của loại tương gạo này và mua mỗi người một chai về để thưởng thức. Ngoài ra cũng có rất nhiều chum đựng rượu truyền thống và những loại rượu hạ thổ đã rất lâu đời rồi. Có lẽ, đây là căn nhà mà chúng tớ cảm thấy thích thú nhất khi tới ngôi làng này.

Làng cổ Đường Lâm nhà cổ ông thể

Các bạn có thể mua tương và rượu về làm quà.

Làng cổ Đường Lâm nhà thờ mông phụ

Những loại kẹo truyền thống.

Nhà thờ giáo họ Mông Phụ

Tới làng Đường Lâm rồi, người ta không thể không nhắc tới nhà thờ giáo họ Mông Phụ. Con đường hẹp dẫn vào nhà thờ với nhiều ngã rẽ đến khó tìm, may sao có bác bảo vệ dẫn đường. Nhà thờ ở giáo họ Mông Phụ nổi bật giữa hàng trăm mái nhà cổ từ trên cao nhìn xuống.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu

Cổng nhà thờ giáo họ Mông Phụ.

Làng cổ Đường Lâm quán nước ven đường

Bác bảo vệ nhà thờ cùng với những du khách.

Ngôi nhà thờ mới hơn so với những ngôi nhà cổ thuần Việt, nét đạo chưa thể sánh với nét cổ đi cùng năm tháng của Đường Lâm nhưng khi nói về lịch sử công giáo ở Việt Nam thì Mông Phụ quả thực đáng được khen ngợi. Có thể chính do cái cổ của Đường Lâm đã làm nên cái cổ của họ Đạo này.

Quán nước ven đường

Đi quanh làng cổ, chúng tớ nhìn thấy rất nhiều những quán nước bên những sạp gỗ nhỏ, trông rất yên bình. Đã đi một hồi lâu và hơi đói, chúng tớ rẽ vào một quán nhỏ ven đường. Chè lam và nước vôi là không thể thiếu khi mời thực khách ở nơi đây. Ngồi nói chuyện cùng bác chủ quán, bác có chia sẻ rằng ở đây hay làm hai loại chè lam đó là chè lam gấc và chè lam thường. Loại nào cũng ngon, có vị đặc trưng riêng, ai tới đây cũng phải mang một ít hương vị độc đáo này về làm quà.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu

Dừng chân ở quán nước ven đường.

Làng cổ Đường Lâm đặc sản Đường Lâm

Chè lam và nước vối.

Ngoài ra còn có rất nhiều nhà làm bánh gai, những cây gai mọc bất cứ nơi đâu, họ thu lá về, phơi khô rồi vắt lấy cái nước đen từ lá gai để tạo được thành những chiếc bánh gai thơm ngon mà chúng ta vẫn hay ăn bây giờ. Quả thực, đây đều là những món ăn rất dân giã mà đầy thú vị.

CaféLàng

Chuẩn bị kết thúc hành trình, chúng tớ tìm đường tới quán Café Làng, một quán cà phê nhỏ xinh bên đường. Quán mang những nét cũ kỹ thời xưa với những chiếc ghế gỗ thô mộc, menu đồ uống rất rẻ, đắt nhất chỉ 25.000 VND, cà phê rất thơm và ngon. Chị chủ quán cũng là người làng luôn nên cực kỳ thân thiện, đừng quên ghé qua Café Làng khi tới đây các bạn nhé.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu

Biển hiệu rất đơn giản.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu

Mọi thứ đều rất đơn giản.

Đặc sản Đường Lâm

Tới Đường Lâm, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp những nhà làm chè lam. Ở đây, chè Lam được bán khắp mọi nơi, là món đặc sản dân giã mà khi tới bất kì đâu bạn cũng có thể thưởng thức. Ngoài ra còn có các loại kẹo lạc, kẹo vừng, bánh gai hay bánh tẻ nổi tiếng. Mùi vị rất thơm và đặc trưng.

Làng cổ Đường Lâm ở đâu

Chè lam gấc.

Làng cổ Đường Lâm đặc sản Đường Lâm

Chè lam lá nếp.

Và nhắc tới Đường Lâm, chúng ta không thể không nhắc tới Tương gạo. Tương luôn là món ăn phổ biến của mọi người, mọi nhà ở xứ Đoài. Tương dùng chấm đậu sống, đậu rán, kho cá, chấm rau muống, rau lang, kho thịt. Đặc biệt, nước tương được kho với cá cùng với một số gia vị khác như nước hàng, vài lát riềng, vài miếng thịt ba chỉ trong chiếc nồi đất nung làm cho cá rất nhừ, hết mùi tanh. Thật sự những món đặc sản nơi đây đã làm nên nét rất riêng cho Làng cổ này.

Làng cổ Đường Lâm đặc sản Đường Lâm

Tương gạo.

Xuân đã tới, Đường Lâm lại đang khoác lên mình những chiếc áo sắc màu, chim hót líu lo, vẻ yên tĩnh trầm mặc của những ngôi chùa. Chúng tớ thấy được rằng, giữa cuộc sống xô bồ tấp nập này, vẫn có những nơi như “làng” để mình tìm về, để tìm hiểu những giá trị xưa cũ, truyền thống bao đời nay.

Tour Chụp Ảnh Áo Dài Tại Hà Nội & Chuyến Đi Trong Ngày Đến Làng Cổ Đường Lâm

Đường Lâm

4.190.726 VNDĐặt ngayTips nhỏ dành cho bạn khi ghé thăm làng cổ Đường Lâm

Hướng dẫn đi làng cổ Đường Lâm: Các bạn có thể đi xe bus đến Đường Lâm bằng các tuyến xe sau:

Từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây các bạn đi xe bus tuyến số 71, giá vé 14.000 VND.Đi từ bến Kim Mã đến bến xe Sơn Tây, tuyến số 70.Từ bến xe Hà Đông đến bến xe Sơn Tây: tuyến số 77.Đến bến xe Sơn Tây các bạn bắt xe ôm hoặc taxi đi vào Làng cổ

Tham quan Đường Lâm thích hợp nhất là đi bộ hoặc đi xe đạp vì bạn có thể đi vào từng ngõ ngách của làng mà không phá vỡ sự tĩnh lặng, yên bình của những ngôi nhà cổ nơi đây. Ngoài ra, việc đi xe máy đến mỗi điểm tham quan bạn sẽ phải gửi xe khá cách rách và tốn nhiều tiền gửi xe. Ở một số điểm sẽ chả có người ghi số giữ xe đâu nhưng đến khi các bạn đi ra sẽ có người chạy ra thu tiền.

Tour Chụp Ảnh Áo Dài Tại Hà Nội & Chuyến Đi Trong Ngày Đến Làng Cổ Đường Lâm

Đường Lâm

4.190.726 VNDĐặt ngay

Ở các điểm tham quan: Ở một số điểm tham quan có người của ban quản lý di tích (đeo thẻ) sẽ giới thiệu về địa điểm đó cho các bạn, việc đưa tiền tips không bắt buộc nhưng những ông lão đó khá nhiệt tình giải thích cho các bạn nên chúng ta cũng nên đáp lại sự nhiệt tình của họ. Khi vào tham quan các nhà cổ, các bạn nhớ chào những người trong gia đình, xin phép một cách lịch sự, họ sẽ rất nhiệt tình đón tiếp các bạn. Nếu muốn mua gì làm quà cho người ở nhà thì các bạn có thể mua ngay ở những gia đình này thay vì ngoài chợ.

Về vấn đề ăn uống, nơi ở:Nếu các bạn muốn sử dụng các dịch vụ như đặt ăn trưa, khách sạn gần làng cổ Đường Lâm mà chưa liên hệ trước thì nên tìm địa điểm liên hệ trước rồi hãy đi chơi vì thường những gia đình này khi các bạn đặt mới bắt đầu làm cơm.

Kinh nghiệm du lịch Hà NộiVé máy bay đi Hà Nội

Di chuyển đến Hà Nội bằng máy bay rất thuận tiện, với nhiều chuyến bay thẳng từ các hãng hàng không như Vietnam Airlines, VietJet Air, Bamboo Airways. Giá vé máy bay đi Hà Nội dao động từ 1.000.000 - 3.000.000 VND cho vé một chiều và từ 2.000.000 - 6.000.000 VND cho vé khứ hồi, tùy thuộc vào thời điểm và hạng vé. Bạn nên đặt vé sớm và theo dõi các chương trình khuyến mãi để có giá tốt nhất.

Discover flight with Traveloka

VietJet Air

Bắt đầu từ 1.497.386 VND

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Tue, 17 Dec 2024

Đặt Ngay

Vietravel Airlines

Bắt đầu từ 1.574.850 VND

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Sun, 5 Jan 2025

Đặt Ngay

Vietnam Airlines

Bắt đầu từ 1.658.019 VND

TP HCM (SGN) đi Hà Nội (HAN)

Mon, 30 Dec 2024

Đặt NgayGợi ý hoạt động du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

Bên cạnh thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Hà Thành, bạn có thể kết hợp trải nghiệm các hoạt động du lịch Hà Nội, trong đó điển hình là show diễn Tinh hoa Bắc Bộ - show diễn thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam. Với mục đích tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt, Tinh hoa Bắc Bộ đã mang đến các yếu tố dân gian truyền thống được trình diễn theo một phong cách hiện đại và sáng tạo mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.

Gợi ý khách sạn ở Hà Nội dành cho bạn

Thủ đô Hà Nội là thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử và ẩm thực phong phú. Để có một kỳ nghỉ trọn vẹn tại Hà Nội, bạn nên đặt phòng khách sạn phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Dưới đây là gợi ý khách sạn Hà Nội tốt nhất đang có nhiều ưu đãi dành cho bạn.

Tác giả: Trần Thị Như Quỳnh*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại:https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal

Mục lục bài viết

Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Nhà cổ bà Điền

Đình làng Mông Phụ

Nhà cổ ông Hùng

Nhà cổ ông Thể

Nhà thờ giáo họ Mông Phụ

Quán nước ven đường

CaféLàng

Đặc sản Đường Lâm

Tips nhỏ dành cho bạn khi ghé thăm làng cổ Đường Lâm

Kinh nghiệm du lịch Hà Nội

Vé máy bay đi Hà Nội

Gợi ý hoạt động du lịch hấp dẫn ở Hà Nội

Gợi ý khách sạn ở Hà Nội dành cho bạn

Khách sạnVé máy bayThings to DoLuôn biết thông tin mới nhấtĐăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.Đăng kýĐăng kýHợp tác với Traveloka

Đối tác thanh toán

Về Traveloka

  • Cách đặt chỗ
  • Liên hệ chúng tôi
  • Trợ giúp
  • Tuyển dụng
  • Về chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

  • Facebook
  • Instagram
  • TikTok
  • Youtube
  • Telegram

Sản phẩm

  • Khách sạn
  • Vé máy bay
  • Vé xe khách
  • Đưa đón sân bay
  • Cho thuê xe
  • Hoạt động & Vui chơi
  • Du thuyền
  • Biệt thự
  • Căn hộ

Khác

  • Traveloka Affiliate
  • Traveloka Blog
  • Chính Sách Quyền Riêng
  • Điều khoản & Điều kiện
  • Quy chế hoạt động
  • Đăng ký nơi nghỉ của bạn
  • Đăng ký doanh nghiệp hoạt động du lịch của bạn
  • Khu vực báo chí
  • Vulnerability Disclosure Program

Tải ứng dụng Traveloka

Công ty TNHH Traveloka Việt Nam. Mã số DN: 0313581779. Tòa nhà An Phú, 117-119 Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3, TPHCMCopyright © 2024 Traveloka. All rights reserved

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Làng Cổ đường Lâm