Kinh Nghiệm “ép” Giá Dành Cho Người Mua Nhà - Homedy

Đàm phán trong mua bán nhà đất nhằm tìm tiếng nói chung về mức giá giữa bên bán và bên mua. Chuyện tưởng chừng như khá đơn giản nhưng để đạt được kết quả như mong muốn khách hàng cần lưu ý một vài “mẹo nhỏ” nhằm đánh lừa đối phương, giành lấy phần thắng.

Mục lục

  • Đánh giá đối tác đàm phán và định giá căn nhà
  • Tìm hiểu thị trường
  • Xác định vấn đề đàm phán
  • Tận dụng lợi thế của bản thân
  • Điều tiết cảm xúc trong cuộc đàm phán

Đàm phán trong mua bán nhà đất nhằm tìm tiếng nói chung về mức giá giữa bên bán và bên mua. Chuyện tưởng chừng như khá đơn giản nhưng để đạt được kết quả như mong muốn khách hàng cần lưu ý một vài “mẹo nhỏ” nhằm đánh lừa đối phương, giành lấy phần thắng.

Đánh giá đối tác đàm phán và định giá căn nhà

Nhiều người thường quan tâm quá nhiều đến giá căn nhà đang được quan tâm, chỉ chăm chăm trả giá để có thể mua được nhưng lại quên rằng chủ nhân căn nhà đó luôn muốn bán với mức giá cao hơn giá trị thực của ngôi nhà. Vậy làm sao để thỏa thận được giá với chủ nhà, thuyết phục chủ nhà bán với mức giá mình đưa ra. Để làm được điều đó cần tìm hiểu đối tác đàm phán rồi đưa ra kế hoạch đàm phán sao cho linh hoạt, tạo cơ hội thương lượng được giá rẻ.

Nếu chủ nhà đang thực sự cần tiền, cần bán nhà gấp thường họ sẽ đưa ra giá thực, thậm chí sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn thị trường. Trường hợp này thì người mua nhà không cần phải lo lắng. Nhưng có nhiều trường hợp người bán cố tình đưa ra tình huống giả nhằm bán nhà nhanh hoặc chiếm lòng tin từ bên mua. Do đó, cần phải đánh giá chủ nhân căn nhà thực sự nằm trong tình huống nào để có giải pháp thương lượng an toàn nhất, khéo léo tìm kiếm điểm yếu để có thể “ép” giá thành công.

Sau khi đánh giá, nắm được điểm mạnh và điểm yếu của người bán nhà cần quan tâm đến giá trị thực của ngôi nhà như diện tích đất, tình trạng ngôi nhà, nội thất… để có thể đưa ra mức giá hợp lý nhất. Nếu đánh giá sai giá trị nhà khách hàng có thể mua với giá cao hơn hoặc trả giá quá thấp sẽ không mua được nhà.

ky nang dam phan mua nha
Đánh giá đúng tầm đối tác là bước khởi đầu cho một cuộc đàm phán

Tìm hiểu thị trường

Thị trường bất động sản luôn có xu hướng biến đổi không ngừng, việc tìm hiểu thị trường có ý nghĩa rất lớn trong quá trình đàm phán. Khi đã cập nhật thông tin giá bán chính xác sẽ định giá hợp lý cho căn nhà đang có ý định mua. Đồng thời nên tham khảo nhiều căn nhà khác nhau, tìm hiểu các sản phẩm tương tựu đang được giao bán trên thị trường, so sánh nhiều sản phẩm cùng mức với nhau sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình thương lượng.

Xác định vấn đề đàm phán

Mua một căn nhà không phải là chuyện đơn giản bởi đó là tài sản có giá trị lớn, đàm phán giá bán sẽ mang đến tiếng nói chung, đảm bảo lợi ích cho cản bên bán và bên mua. Do đó, người mua nhà không nên vội vàng, cần chuẩn bị kỹ, xác định trước những vấn đề cần đề cập trong quá trình đàm phán. Trong quá trình đàm phán tập trung vào những vấn đề đã đặt ra, tránh lan man, đi xa quá mục đích mua nhà. 

Quan trọng nhất là vấn đề giá bán, chủ nhà sẽ đưa ra mức giá mong muốn còn việc của khách hàng là thương lượng giá theo giá trị thực của ngôi nhà. Do đó hãy lắng nghe thông tin từ chủ nhà và xác định khung giá có thể mua được nhằm chốt giá nhanh nhất quá trình đàm phán, tránh mất thời gian. Thương lượng tài sản đi kèm, một căn nhà không chỉ có nhà không mà bao nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, nội thất, hệ thống điện nước… Hãy thỏa thuận và trao đổi trực tiếp mức giá đã thỏa thuận có bao gồm toàn bộ tài sản sẵn có trong căn nhà hay chỉ là khung nhà thô.

Việc chuyển nhượng một ngôi nhà cần phải đóng thuế và chi phí không phải là rẻ. Bên mua hay bên bán sẽ chịu mức thuế này cũng cần phải xác định rõ trong quá trình đàm phán và ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài ra, hãy thống nhất lịch thanh toán tiền nhà, thời gian bàn giao nhà và tình trạng bàn giao để chuẩn bị tài chính. 

ky nang dam phan mua nha
Liệt kê danh sách những vấn đề cần đàm phán và giải quyết từng vấn đề

Tận dụng lợi thế của bản thân

Để cuộc đàm phán đúng theo kế hoạch và đạt được mục đích đòi hỏi người đứng ra đàm phán phải có những kỹ năng quan trọng như: khả năng thuyết phục, ghi chép, hiểu biết về lĩnh vực bất động sản… Khi bạn có được những lợi thế này sẽ rất dễ dàng, khéo léo biến cuộc đàm phán theo hướng mong muốn của mình. Khả năng cung cấp thông tin cũng không kém phần quan trọng, bởi khi đã đã biết về yêu cầu của đối tác rồi, người mua nhà cần khéo léo đề nghị mong muốn của mình để họ chấp nhận những thông tin, kết thúc đàm phán theo chiều hướng có lợi cho cả hai. 

Khả năng tìm và tận dụng điểm yếu của chủ nhà, môi giới, nếu sở hữu kỹ năng này bạn sẽ có nhiều cơ hội thắng hơn trong cuộc đàm phán. Trong quá trình nói chuyện, trao đổi hãy tinh tế đặt ra những câu hỏi thăm dò để nhận biết đối phương có điểm yếu gì và lợi dụng điểm yếu đó ép giá. Giả sử, chủ nhà đang muốn bán nhà để trả nợ ngân hàng hãy đưa ra câu hỏi liên quan đến mức lãi suất họ đang phải gánh hoặc phân tích về những tổn thất nếu thời gian vay nợ tiếp tục kéo dài...

Điều tiết cảm xúc trong cuộc đàm phán

Cuộc đàm phán cho căn nhà định mua sẽ quyết định có sở hữu được căn nhà đó hay không, nó có thể ảnh hưởng đến tương lai của người mua nhà. Do đó cảm xúc hồi hộp, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng hãy để những cảm xúc đó ở nhà, mang theo tinh thần thư thái, tự tin nhất để không có gì ngăn cản bước thành công của bạn. Nếu để cảm xúc chi phối quá nhiều có thể dẫn đến đổ vỡ kế hoạch. Người thông minh và đàm phán khéo léo cần phải biết tiết chế cảm xúc bản thân, đôi khi một nụ cười cũng có thể biến cuộc đàm phán theo hướng có lợi. Cùng với thần thái tự tin hãy tự tìm hiểu những thông tin cơ bản về bất động sản nhằm khẳng định bản thân, không bị người bán đẩy giá lên cao.

ky nang dam phan mua nha
Dù cuộc đàm phán không đi theo kế hoạch hãy cố nở nụ cười thật tươi, chiếm thiện cảm từ đối phương

Bất cứ cuộc giao dịch nào cũng bị chi phối bởi thời gian, thị trường, pháp lý, tình trạng căn hộ… nên cần xác định yếu tố nào có lợi cho mình và yếu tố nào là bất lợi rồi từ đó đưa ra chiến thuật cho hợp lý, tận dụng lợi thế của mình. Đôi khi sự nhẫn nại, lắng nghe sẽ giúp người mua nhà gặt hái thành công. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên nên không thể đòi hỏi quyền lợi quá nhiều về bản thân. Homedy hi vọng một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình đàm phán sẽ giúp khách hàng mua được căn nhà ưng ý với mức giá hợp lý.

Tham khảo các tin liên quan:
  • Phí môi giới nhà đất là bao nhiêu?
  • Hợp đồng góp vốn đầu tư mẫu mới nhất
  • 6 kỹ năng đàm phán dành cho nhà môi giới BĐS từ các doanh nhân nổi tiếng

Từ khóa » Tình Huống đàm Phán Mua Nhà