Kinh Nghiệm Kiểm Soát Chứng Co Giật Toàn Thân

1. Chứng co giật toàn thân là gì?

Chắc hẳn co giật toàn thân không phải là chứng bệnh hiếm gặp hiện nay, chúng xảy ra khi một luồng sóng điện chạy qua não bất thường. Khi gặp phải chứng bệnh trên, bạn sẽ rơi vào tình trạng co cứng toàn cơ thể và mất ý thức tạm thời do hệ thần kinh trung ương đang bị rối loạn.

Thông thường, tình trạng toàn thân co giật còn được biết đến với tên gọi khác, đó là hiện tượng động kinh. Tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe não bộ vì vậy việc theo dõi và điều trị là không thể bỏ qua.

Bệnh động kinh xảy ra khi luồng sóng điện chạy qua não có đặc điểm bất thường

Bệnh động kinh xảy ra khi luồng sóng điện chạy qua não có đặc điểm bất thường

Nhìn chung, tình trạng trên có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ, người trưởng thành hoặc các cụ lớn tuổi. Chính vì thế mọi người không thể chủ quan trước những triệu chứng bất thường của cơ thể.

Khi tìm hiểu về bệnh động kinh, nhiều người quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh, đây là điều vô cùng cần thiết. Trên thực tế, căn bệnh này xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, có thể do bệnh nhân đã từng gặp vấn đề rối loạn tế bào thần kinh. Bên cạnh đó, động kinh thường xảy ra vì yếu tố di truyền. Nếu các thành viên trong gia đình từng bị co giật hoặc lên cơn động kinh, mọi người nên chú ý và chủ động theo dõi sức khỏe bản thân.

2. Dấu hiệu của người bị co giật toàn thân

Để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, trước tiên mọi người cần nắm được những triệu chứng đặc trưng. Dựa vào đó, chúng ta sẽ có cách xử lý, cấp cứu kịp thời tại chỗ cho bệnh nhân động kinh và sớm đưa họ đi khám, điều trị.

Thông thường, tình trạng co giật toàn thân sẽ xảy ra khá bất ngờ, kèm theo đó bệnh nhân sẽ cảm thấy một số dấu hiệu ban đầu như: chóng mặt, hoa mắt hoặc gặp ảo giác,… Bên cạnh đó, khi chuẩn bị lên cơn động kinh, nhiều bệnh nhân rơi vào trạng thái rối loạn vị giác, thị giác cũng như khứu giác. Nếu phát hiện những dấu hiệu kể trên, mọi người nhớ theo dõi và chuẩn bị tinh thần.

Mọi người nên biết dấu hiệu của cơn co giật toàn thân

Mọi người nên biết dấu hiệu của cơn co giật toàn thân

Khi cơn co giật xảy ra, người bệnh có biểu hiện bất thường như: nghiến răng liên tục, cảm thấy khó thở, thậm chí là ngưng thở tạm thời,… Lúc này, vẻ ngoài của người bệnh xuống sắc rõ rệt, trông họ khá xanh xao, mệt mỏi, niêm mạc nhạt hơn so với bình thường. Nguy hiểm nhất là tình trạng bệnh nhân lên cơn co giật và cắn vào lưỡi, má của mình. Mọi người xung quanh nên hỗ trợ người bệnh, ngăn ngừa nguy cơ cắn vào lưỡi xảy ra.

Kết thúc cơn co giật, người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm rõ rệt, trong đó một số triệu chứng thường gặp phải như: đau nhức đầu, cơ bắp yếu hơn so với bình thường. Hầu hết bệnh nhân không nhớ được các triệu chứng mình đã gặp phải khi lên cơn động kinh. Đặc biệt, sau mỗi lần lên cơn co giật toàn thân, bạn sẽ buồn ngủ hơn so với khi ở trạng thái bình thường.

3. Kinh nghiệm kiểm soát chứng co giật toàn thân

Nếu cơn co giật xảy ra thường xuyên, sức khỏe của não bộ, chức năng hệ thần kinh sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Chính vì thế bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nhờ vậy tình trạng co giật toàn thân sẽ được kiểm soát phần nào.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để xác định tình trạng bệnh nhân

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để xác định tình trạng bệnh nhân

3.1. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều quan trọng nhất đó là chữa trị bệnh theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định, để đưa ra phương án chữa bệnh thích hợp, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và khám lâm sàng. Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhiều máy móc hiện đại ra đời, hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kết quả chụp điện não đồ, chụp MRI - cộng hưởng từ hoặc chụp CT - cắt lớp vi tính để xác định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bạn sẽ thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân khiến toàn thân co giật.

Để điều trị động kinh hiệu quả, bác sĩ thường kê cho người bệnh thuốc chống co giật với liều lượng thích hợp. Nếu sử dụng thuốc đủ liều, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, những cơn co giật toàn thân sẽ không xuất hiện thường xuyên khiến bạn mệt mỏi, đau nhức đầu và các cơ. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm thiểu triệu chứng nặng, tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nhưng tình trạng vẫn không được kiểm soát. Lúc này, bác sĩ sẽ theo dõi thêm về tình trạng của bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật nếu thực sự cần thiết. Như vậy, có rất nhiều cách để kiểm soát chứng co giật toàn cơ thể.

Người bệnh nên đeo vòng cảnh báo

Người bệnh nên đeo vòng cảnh báo

3.2. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh điều trị tích cực, mọi người nên quan tâm xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh để kiểm soát bệnh động kinh. Điều quan trọng nhất đó là thông báo cho mọi người xung quanh biết về tình trạng sức khỏe của bản thân, nhất là khi bạn cảm thấy có dấu hiệu chuẩn bị lên cơn động kinh. Lúc này, người bệnh nên chủ động nằm xuống để tránh những chấn thương xảy ra khi bị co giật toàn thân.

Đối với mọi người xung quanh, khi gặp bệnh nhân động kinh, chúng ta cần giữ tâm lý bình tĩnh và sơ cứu giúp họ. Một số thao tác sơ cứu là: kê gối dưới đầu cho người bệnh, cho họ nằm nghiêng, đồng thời nới lỏng trang phục, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Đây là những bí quyết đơn giản giúp người lên cơn động kinh không cảm thấy khó thở hoặc bị ngưng thở. Ngoài ra, chúng ta có thể đưa đồ vật vào miệng bệnh nhân để ngăn ngừa tình trạng cắn vào lưỡi…

Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân động kinh sử dụng vòng tay báo hiệu, như vậy họ sẽ kịp thời phát hiện cơn co giật và tránh những biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ xảy ra.

Chúng ta nên biết cách sơ cứu cho bệnh nhân bị co giật toàn thân

Chúng ta nên biết cách sơ cứu cho bệnh nhân bị co giật toàn thân

Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới những thông tin quan trọng liên quan tới hội chứng co giật toàn thân. Mọi người nên nắm được các triệu chứng cũng như cách xử trí khi bản thân hoặc những người xung quanh lên cơn động kinh nhé!

Từ khóa » Cơ Lưỡi Bị Giật