Vì Sao Bạn Bị Co Giật Và Co Rút Cơ? - Hello Bacsi
Tình trạng co giật và co rút cơ có thể xảy ra ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, miệng, tay, chân… Tuy các biểu hiện này không gây hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở đùi, bắp chân, bàn tay, cánh tay, bụng, lồng ngực và bàn chân của bạn. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng co giật cơ trong bài viết này nhé!
1. Uống quá nhiều cà phê
Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng hoặc vào những thời điểm cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng việc sử dụng caffeine quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Caffeine trong cà phê ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và hệ thống tim mạch nên đây có thể là nguyên nhân bệnh co rút chân tay, tim đập nhanh, hồi hộp, nhức đầu… Ngoài ra, caffeine còn có thể làm tăng axit dịch vị gây ảnh hưởng dạ dày.
2. Bị stress thường xuyên gây co giật và co rút cơ
Stress gây áp lực lên hệ thần kinh của cơ thể và đặt cơ thể trong tình trạng kích thích, báo động liên tục. Điều này khiến hệ thần kinh điều khiển các nhóm cơ gửi những tín hiệu sai và kích thích các cơ gây ra các cơn co giật. Ngoài ra, lo lắng và căng thẳng có thể làm cho bạn thở nhanh hơn. Điều này làm thay đổi nồng độ ion và độ pH trong cơ thể bạn, và khiến bạn bị co giật cơ.
Triệu chứng co giật và co rút cơ có thể ảnh hưởng đến bất cứ nhóm cơ nào của cơ thể. Bạn nên giảm stress bằng cách thư giãn, tập yoga và ngủ đủ giấc để cải thiện tình trạng.
3. Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây co giật và co rút cơ, đặc biệt là chuột rút. Việc cơ thể thiếu nước sẽ khiến hệ thần kinh trở nên nhạy cảm và áp lực, điều này có thể gây ra tình trạng cơ bị giật.
Những người thường xuyên tập thể dục hay bị sốt thường dễ bị mất nước. Vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày để tránh co giật cơ bắp.
4. Thiếu ngủ suốt thời gian dài
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mỗi con người, giúp hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng. Tình trạng thiếu ngủ dẫn đến cơ thể không được phục hồi hoàn toàn, gây suy nhược, mệt mỏi, hệ thần kinh căng thẳng sẽ dễ dàng gây ra những cơn co giật và co rút cơ.
Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và thay đổi khả năng kích thích tiềm ẩn của cơ bắp, khiến cơ bắp dễ bị co giật hơn. Chu kỳ giấc ngủ không đầy đủ cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ lưu trữ của chất dẫn truyền thần kinh trong não, cũng có thể thay đổi khả năng hưng phấn của cơ bắp.
5. Cơ thể thiếu các khoáng chất gây co giật và co rút cơ
Cơ thể thiếu hụt khoáng chất và chất điện giải có thể làm tăng nguy cơ bị co giật cơ và chuột rút. Sự thiếu hụt natri, magie, canxi và kali có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Bạn hãy bổ sung khoáng chất và chất điện giải bằng cách ăn những thực phẩm như chuối, các loại hạt, sữa chua… để cải thiện tình trạng giật cơ.
6. Tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc có tác dụng phụ gây nên tình trạng co giật và co rút cơ. Nếu bạn bị cao huyết áp hoặc bệnh tim, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc lợi tiểu. Đây là loại thuốc kích thích bạn đi tiểu nhiều hơn, làm giảm lượng kali trong cơ thể và có thể gây co thắt cơ bắp.
Các loại thuốc khác như một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây co giật cơ. Những loại thuốc động kinh và rối loạn tâm thần có thể làm cho mí mắt của bạn co giật. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ về những triệu chứng gặp phải để được tư vấn cụ thể hơn.
7. Các hội chứng gây co giật và co rút cơ bắp
Hội chứng serotonin là hội chứng do quá nhiều serotonin dẫn đến tăng hoạt động tế bào thần kinh quá mức và gây ra một loạt các triệu chứng có khả năng gây tử vong. Một trong các triệu chứng phổ biến ở hội chứng serotonin là mất sự phối hợp cơ và co giật cơ bắp.
Ngoài ra, hội chứng isaacs gây tăng trương lực cơ thần kinh cũng có tác động tương tự. Hội chứng này gây tăng hoạt động quá mức của các cơ vân, ảnh hưởng đến dây thần kinh kích thích cơ bắp, gây ra bệnh co rút cơ.
8. Biểu hiện của bệnh thận
Thận của bạn thường không đưa ra dấu hiệu cảnh báo sớm rằng về tình trạng suy giảm chức năng. Khi thận bắt đầu suy yếu, bạn có thể nhận thấy tình trạng chuột rút cơ bắp cùng với các triệu chứng khác. Biến chứng bệnh thận gây tổn thương lên hệ thần kinh trung ương của bạn, gây khó tập trung, thay đổi tính cách, co giật và co rút cơ bắp.
9. Dấu hiệu bệnh lý thần kinh
Khi các tế bào thần kinh của bạn bị tổn thương, cách thức chúng giao tiếp với nhau và với não sẽ bị thay đổi. Co giật và co rút cơ có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng tình trạng này đang ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát cơ bắp của bạn.
Một số người bị tổn thương thần kinh khi mới sinh hoặc do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh tật, nghiện rượu và một số loại thuốc. Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý thần kinh.
10. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ thường bắt đầu sự yếu cơ ở tay, chân hoặc nói lắp, dần lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Các triệu chứng phổ biến sau đó là teo cơ và co giật ở lưỡi. Ở giai đoạn cuối của bệnh, bạn có thể bị liệt cơ vận động, khó khăn khi nói, ăn uống và hoạt động hô hấp.
Co giật và co rút cơ là tình trạng thường thấy, gây khó chịu và khó khăn cho bạn khi sinh hoạt. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện được tình trạng bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, tập luyện, ăn uống đầy đủ, và quan trọng là hãy thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Cơ Lưỡi Bị Giật
-
Giật Cơ Lưỡi - Hello Doctor
-
Cô Gái Lưỡi Bị Co Giật đã Trở Lại Bình Thường - Tiền Phong
-
Các Bệnh Lý Co Giật - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Ngất, Co Giật Kèm Cắn Lưỡi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Bị đau Nửa đầu, Nặng Lưỡi, Giật Sóng ở Trên Người
-
6 Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Sơ Cứu Người Bệnh động Kinh | Tâm Anh
-
Người đang Co Giật, 'nuốt Lưỡi' Nên Sơ Cứu Cách Nào? - Báo Tuổi Trẻ
-
Rung Giật Bó Cơ: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân
-
Người đang Co Giật, 'nuốt Lưỡi' Nên Sơ Cứu Như Thế Nào? - Dr.Binh
-
Kinh Nghiệm Kiểm Soát Chứng Co Giật Toàn Thân
-
12 Nguyên Nhân Khiến Môi Co Giật
-
Giật Cơ (MYOCLONUS) | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Xử Lý Tại Chỗ đúng Cách Cơn Co Giật Do động Kinh
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu đột Quỵ Nuốt Lưỡi đúng Cách, Hạn Chế Tối đa Di ...