Kinh Nghiệm Kiểm Tra Lại Báo Cáo Tài Chính Qua 17 Bước
Có thể bạn quan tâm
Sau khi hoàn thiện BCTC, kế toán vẫn cần soát lại để tránh những sai sót không đáng có dẫn tới bị cơ quan thuế phạt. Bài viết này EasyCA sẽ tổng hợp 17 kinh nghiệm giúp kế toán tự kiểm tra lại BCTC trước khi nộp.
Một số lưu ý chung trước khi kiểm tra lại BCTC
Trước khi tiến hành kiểm tra lại BCTC, kế toán cần chú ý
- Những tài khoản có dư lớn, phát sinh bất thường cần rà soát lại ngay
- Kiểm tra lại kỹ các tài khoản có dư Nợ và Có để tránh nhầm mã khách hàng, mã nhà cung cấp
- Lưu ý đến số tăng lên của TS cố định, chi phí trả trước
- Với những TK chi phí, khi kế toán lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ được lấy số kết chuyển sang TK 911
Kinh nghiệm 1: Số dư tài khoản 111
Đối với tài khoản 111, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bên Có không được dư
- Đối soát lại số phát sinh trong cả năm và số cuối kỳ để đảm bảo không bị âm quỹ. Nếu phát hiện quỹ đang âm cần điều chỉnh lại ngay
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ
Kinh nghiệm 2: Số dư tài khoản 112
Khi soát lại tài khoản 112, kế toán cần lưu ý các vấn đề sau đây
- Bên có không được tồn tại số dư
- Đối chiếu số dư, số phát sinh của ngân hàng với số dư trên sổ phụ ngân hàng
- Kiểm tra đánh giá cuối kỳ với khoản tiền mặt có gốc ngoại tệ
Kinh nghiệm 3: Số dư tài khoản 121
Tài khoản 121 là tài khoản chứng khoán kinh doanh. Đối với việc kiểm tra, rà soát lại tài khoản 121, kế toán chú ý một số thao tác như sau:
- Tài khoản không được có số dư bên có
- Kế toán cần đối chiếu số dư của các chứng khoán với xác nhận số dư của công ty lưu ký chứng khoán
Kinh nghiệm 4: Số dư tài khoản 128
Tài khoản 128 là tài khoản phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Khi kiểm tra lại số dư của tài khoản này kế toán cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tài khoản không được dư bên Có
- Đối chiếu số dư của các TK chi tiết tài khoản 128 với số dư theo xác nhận
Kinh nghiệm 5: Số dư tài khoản 131, 331
Khi kiểm tra lại hai tài khoản này, kế toán cần lưu ý 5 vấn đề dưới đây:
- Được phép có số dư bên Nợ/Có
- Nếu dư bên Có TK 131, kế toán phải xem lại hợp đồng để đảm bảo là khoản khách trả trước. Đồng thời, kế toán tiến hành kiểm tra lại mã hạch toán khách hàng.
- Nếu dư bên Nợ TK 331, kế toán cần xem lại hợp đồng để đảm bảo là khoản ứng cho người bán. Đồng thời, kế toán tiến hành kiểm tra lại mã hạch toán nhà cung cấp.
- Đối chiếu lại số dư của khách hàng với biên bản xác nhận công nợ/thư xác nhận công nợ
- Kiểm tra, đánh giá cuối kỳ các khoản phải thu, khoản phải trả có gốc ngoại tệ
Kinh nghiệm 6: Số dư tài khoản 133
Tài khoản 133 ghi nhận số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Khi kiểm tra tài khoản này, kế toán cần đặc biệt quan tâm tới 2 lưu ý sau:
- Tài khoản không được phép có số dư bên Có
- Nếu đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế, kế toán sẽ gặp hai trường hợp:
TH1: Dư nợ TK 133 bằng số thuế chuyển kỳ sau trong chỉ tiêu 43: Kế toán đã kê khai thuế đầu vào đúng các tháng phát sinh
TH2: Dư nợ ở TK 133 lớn hơn số thuế tại chỉ tiêu 43 tờ khai thuế: Kế toán đã kê khai thuế GTGT đầu vào không đúng các tháng phát sinh.
Kinh nghiệm 7: Số dư tài khoản 138, 141, 3388
- Tài khoản được phép dư bên Nợ/Có
- Kế toán cần đối chiếu lại số dư của từng khách hàng với biên bản xác nhận công nợ
- Đối chiếu số dư từng nhân viên với thư xác nhận tạm ứng
Kinh nghiệm 8: Số dư tài khoản hàng tồn kho
Để đảm bảo báo cáo tài chính không có sai sót trong số dư tài khoản hàng tồn kho, khi đã hoàn tất BCTC, kế toán vẫn cần kiểm tra lại một lần nữa như sau:
- Tài khoản không được dư bên Có
- Cần đối chiếu mã vật tư, hàng hoá của kho trong ngày cuối năm với biên bản kiểm kê.
- Hàng hoá gửi bán cần lập đối chiếu hoặc thư xác nhận
- Đặc biệt lưu ý không để kho âm.
Kinh nghiệm 9: Số dư tài khoản 211, 213
- Không được có số dư bên Có
- Kế toán cần đối chiếu lại số dư tại bảng cân đối phát sinh và số dư sổ chi tiết ở bảng tính khấu hao TSCĐ
Kinh nghiệm 10: Số dư tài khoản 214
Tài khoản 214 phản ánh mức hao mòn tài sản cố định. Khi rà soát lại số dư của tài khoản này, kế toán hãy lưu ý
- Tài khoản chỉ được phép có số dư bên Có
- Cần đối chiếu cột số dư cuối năm trên bảng cân đối phát sinh với mục hao mòn tích luỹ trên bảng tính khấu hao TSCĐ
Kinh nghiệm 11: Số dư tài khoản 242
Tài khoản 242 là tài khoản ghi nhận chi phí trả trước. Rà soát lại số dư tài khoản 242 tương đối đơn giản như sau:
- Tài khoản chỉ được dư Nợ
- Đối chiếu số dư ở bảng cân đối phát sinh với mục “giá trị còn lại” tại bảng phân bố
Kinh nghiệm 12: Số dư tài khoản 229
Tài khoản 229 là tài khoản ghi nhận dự phòng tổn thất tài sản. Một số lưu ý khi kiểm tra số dư TK 229
- Tài khoản chỉ được dư Có
- Kiểm tra lại công nợ, tồn kho,… để trích lập dự phòng
Kinh nghiệm 13: Số dư tài khoản 333
Tài khoản 333 là tài khoản ghi nhận thuế, các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước. Đối với tài khoản này
- Được phép có dư bên Nợ/Có
- Kiểm tra lại đã kết chuyển thuế môn bài hay chưa
- Doanh nghiệp tạm nộp thuế TNDN mà thừa thì dư nợ vào TK 3334
- Doanh nghiệp tạm nộp thuế TNDN mà còn thiếu thì dư có vào TK 3334
- Đối chiếu số phát sinh TK 3334 với chỉ tiêu E tại tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Kiểm tra lại đã tính đủ thuế TNCN hay chưa
Kinh nghiệm 14: Số dư tài khoản 334, 338
- Tài khoản có thể có dư Nợ/Có
- Dựa vào tình hình chi trả lương của công ty để kiểm tra số dư cuối năm. Thông thường, số lương chưa trả người lao động ở tháng cuối cùng năm tài chính sẽ tương đương với số dư TK 334
- Kiểm tra các khoản bảo hiểm cuối năm và thông báo bảo hiểm cuối năm
Kinh nghiệm 15: Số dư tài khoản 341
Tài khoản 341 ghi nhận mức vay và nợ thuê tài chính. Một số lưu ý giúp kế toán kiểm tra lại tài khoản này:
- Tài khoản 341 không được phép có dư Nợ
- Đối chiếu kỹ càng số dư TK 341 với số dư xác nhận của các cá nhân, ngân hàng
- Kiểm tra các khoản vay có gốc ngoại tệ hay không
Kinh nghiệm 16: Số dư tài khoản 411
Tài khoản 411 ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu. Kết thúc năm tài chính, kế toán cần lưu ý một số vấn đề về tài khoản này
- Tài khoản tuyệt đối không được có dư Nợ
- Kiểm tra lại xem có thay đổi về vốn không, nếu có thay đổi thì cần làm tờ khai bổ sung thuế môn bài năm sau
- Kiểm tra đã chuyển lợi nhuận của năm trước đó về tài khoản 4211 chưa
- Kiểm tra đã hạch toán thuế TNDN chưa
Kinh nghiệm 17: Số dư tài khoản doanh thu, chi phí
Tài khoản này kế toán chỉ cần lưu ý không có số dư đầu năm, cuối năm tài chính.
Lời kết
Trên đây chữ ký số EasyCA đã tổng hợp 17 kinh nghiệm kiểm tra lại báo cáo tài chính. Nếu như trước đây việc nộp báo cáo tài chính diễn ra trực tiếp tại cơ quan thuế gây tiêu tốn nguồn lực, thời gian, công sức thì hiện nay kế toán đã có thể nộp báo cáo tài chính qua mạng. Khi nộp BCTC online, kế toán chỉ cần sử dụng chữ ký số để định danh doanh nghiệp và đảm bảo an toàn dữ liệu khi thực hiện kê khai. Kế toán và chủ doanh nghiệp có nhu cầu nhận tư vấn MIỄN PHÍ phần mềm ký số EasyCA có thể liên hệ:
Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53
Website: https://easyca.vn
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyca.vn/
Bài viết liên quan
SoftDreams Tham Dự Lễ Kỷ Niệm 10 Năm Thành Lập Trung Tâm Chứng Thực Điện Tử Quốc Gia️
10/24/2024Vào chiều ngày 22/10/2024, SoftDreams vinh dự tham dự buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc...
Đọc tiếpThông Báo Kế Hoạch Cấp Bù Thời Hạn Sử Dụng Chứng Thư Số EasyCA
10/17/2024Kính gửi Quý Khách hàng, Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11; Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 quy định...
Đọc tiếpHưởng Ứng Ngày Chuyển Đổi Số Quốc Gia 2024
09/30/2024Phát Động Chương Trình “Tháng Hưởng Ứng Ngày Chuyển Đổi Số Quốc Gia 2024” – Softdreams Giảm Giá Lớn Cho Dịch Vụ Chữ Ký...
Đọc tiếpTừ khóa » Cách Kiểm Tra Bctc đúng Hay Sai
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính đúng Hay Sai
-
Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán, Báo Cáo Trước Khi Lập BCTC
-
Thủ Thuật Kiểm Tra Số Dư Trên BCTC đúng Hay Sai
-
Thủ Thuật đọc Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Cách Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính đúng Hay Sai - HỌC TIN HỌC TỐT ...
-
17 Bước Kiểm Tra Số Dư Trên Báo Cáo Tài Chính Trong Doanh Nghiệp
-
Hướng Dẫn đọc, Phân Tích Và Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Cách Kiểm Tra Nhanh Báo Cáo Tài Chính - Kế Toán Lê Ánh
-
CÁCH KIỂM TRA BỘ BCTC ĐÚNG HAY SAI
-
Cách Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp - Es-Glocal
-
Cách Kiểm Tra Bộ Báo Cáo Tài Chính
-
CÁCH KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU VÀ XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG ...
-
Thủ Thuật Kiểm Tra Báo Cáo Tài Chính Nhanh Và Chính Xác
-
10 Tài Khoản Cần Kiểm Tra để Hoàn Thiện BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chính ...