Kinh Nghiệm Quản Lý Chuỗi Cung ứng Của Walmart - Smartlog
Có thể bạn quan tâm
Walmart có khoảng 90.000 nhà cung cấp trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 200 nhà cung cấp chính như: P&G, Nestle, Unilever, và Kraft… Với mạng lưới nhà cung cấp này, Walmart sẽ linh hoạt được nguồn cung đầu vào và đảm bảo được tiêu chí thời gian – một trong những yếu tố chính tạo nên chuỗi cung ứng nhanh nhạy.
Thu mua và phân phối
Chiến lược kinh doanh của Walmart là hướng đến lợi thế chi phí, trở thành nhà bán lẻ giá rẻ hơn mỗi ngày, hướng đến đối tượng người tiêu dùng quan tâm đến giá cả. Để tuân thủ chiến lược này, Walmart đã quyết định loại bỏ các trung gian và trực tiếp đến các nhà cung cấp để mua những thứ cần thiết.
Vào năm 1970, Walmart mở trung tâm mua hàng đầu tiên có trụ sở tại Bentonville, nhằm cắt giảm trung gian.
Những năm 1980, Walmart bắt đầu tìm nguồn cung ứng toàn cầu bằng việc mở văn phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ.
Trước khi đặt hàng, Walmart luôn tập trung vào giá cả, luôn nhấn mạnh vào một mức giá hóa đơn duy nhất và chỉ đi đến giao dịch cuối cùng khi biết chắc rằng công ty đã mua sản phẩm với giá cả thấp nhất. Walmart cũng dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cấu trúc chi phí của nhà cung cấp. Từ đó, gây áp lực lên nhà cung cấp phải cắt giảm chi phí trên chuỗi cung ứng của mình.
Liên quan đến quá trình phân phối của Walmart, các trung tâm phân phối được đặt tại các khu vực khác nhau và mỗi trung tâm phân phối sẽ có số lượng sản phẩm phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng khu vực, giúp Walmart có thể tối đa hóa tốc độ vận chuyển hàng hóa, làm thỏa mãn nhu cầu của từng khách hàng ngay khi có sự biến động trên thị trường.
Những đội xe tải chuyên dụng cho phép công ty vận chuyển hàng hóa từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần. Thời gian vận chuyển nhanh chóng giúp Walmart có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
Walmart quản trị Logistics như thế nào?
Một trong những đặc trưng quan trọng trong cơ sở hạ tầng logistics của Walmart là tính đáp ứng nhanh và linh hoạt của hệ thống vận tải tư nhân của mình. Đây là tiền đề tạo nên thành công cho mô hình chuỗi cung ứng nhanh nhạy của Walmart.
Cùng với bộ phận logistics lên tới 75.000 người, với 7.800 lái xe, gần 7.000 xe tải, Walmart đã tạo nền tảng phân phối hàng hóa được bày bán tại các cửa hàng thông qua khoảng 114 trung tâm phân phối trải rộng toàn nước Mỹ.
Hàng hóa được vận chuyển từ kho của các nhà cung cấp bởi đội xe của Walmart đến các trung tâm phân phối. Từ đây, hàng hóa được vận chuyển trực tiếp đến các cửa hàng mà không cần lưu kho thêm.
Những đội xe tải chuyên dụng cho phép công ty vận chuyển hàng hóa từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần.
Thời gian vận chuyển nhanh chóng giúp Walmart có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.
Để quá trình phân phối và vận tải thêm hiệu quả, Walmart đã vận dụng hệ thống cross-docking, nghĩa là những sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất của nhà cung ứng đến những kho theo những lô hàng lớn, tại đây lô hàng sẽ được tách ra, chuẩn bị theo những nhu cầu cần thiết của khách hàng, rồi gửi đi cho khách.
Do đã được chuẩn bị đầy đủ, nên khi chở đến nơi hàng sẽ được đưa vào sử dụng ngay mà không cần qua kho nữa. Hệ thống này góp phần giảm chi phí tồn kho rất nhiều, giảm chi phí vận hành, cũng như tiết kiệm không gian và nâng cao hiệu quả phân phối.
Quản lý hàng tồn kho
Việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả của Walmart chủ yếu phụ thuộc vào việc áp dụng các hệ thống thông tin. Sự hợp tác giữa P&G và Walmart là một ví dụ thành công về việc ứng dụng chương trình lập kế hoạch, dự báo và bổ sung (CPFR).
Vào cuối những năm 1980, việc hợp tác giữa hai công ty chỉ đơn thuần tồn tại dựa trên hoạt động mua và bán hàng, các hoạt động khác như: chia sẻ thông tin, marketing, logistics… hầu như không tồn tại, hoặc nếu tồn tại cũng không liên tục.
Trước khi đặt hàng, Walmart luôn tập trung vào giá cả, luôn nhấn mạnh vào một mức giá hóa đơn duy nhất và chỉ đi đến giao dịch cuối cùng khi biết chắc rằng công ty đã mua sản phẩm với giá cả thấp nhất.
Để tăng cường sự hiệu quả với nhà cung ứng, Walmart và P&G đã thay đổi mô hình hợp tác, kết hợp những ứng dụng công nghệ như: hệ thống kết nối bán lẻ, công nghệ EDI, chương trình CPFR… Việc này cho phép luồng thông tin di chuyển liên tục, đồng thời hàng hóa được sản xuất, vận chuyển kịp thời.
Sự hợp tác này cho phép Walmart duy trì hàng tồn kho trong các cửa hàng bán lẻ và thiết lập một hệ thống liên kết tất cả các máy tính của P&G với các cửa hàng và kho của Walmart. P&G sẽ nhận được tin nhắn từ hệ thống máy tính bất cứ khi nào hệ thống này xác định một số hàng hóa cần được bổ sung, và sau đó một lệnh bổ sung sẽ được gửi đến P&G gần nhất thông qua hệ thống này trước khi giao sản phẩm đến trung tâm phân phối hoặc tới các cửa hàng.
Kết quả là, lượng giao dịch tăng từ 375 triệu USD vào năm 1988, lên 4 tỷ USD vào năm 2000.
Đến năm 2006, Walmart đã mở rộng mô hình này cho nhiều nhà cung cấp và các loại mặt hàng khác nhau. Cùng với sự hỗ trợ từ các ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại, mô hình này phát triển nhanh chóng và mang lại hiệu quả tích cực. Công nhân ở các cửa hàng của Walmart được trang bị máy vi tính cầm tay để kiểm soát hàng tồn kho, những lần giao hàng, và lưu giữ hàng hóa trong các trung tâm phân phối thông qua hệ thống RFID.
Hệ thống này có thể hỗ trợ quản lý hàng tồn kho vì nó cho phép các nhà bán lẻ biết chính xác vị trí và số lượng hàng tồn kho mà không cần đếm thủ công, giúp tiết kiệm thời gian.
Thông qua hệ thống điểm bán hàng (point of sale), Walmart có thể kiểm soát và ghi nhận doanh số, mức tồn kho trên các kệ hàng tại cửa hàng. Walmart cũng sử dụng hệ thống thuật toán phức tạp để dự đoán số lượng chính xác mỗi loại hàng hóa cần được giao, căn cứ vào mức tồn kho ở các cửa hàng. Sau đó, thông qua hệ thống kết nối bán lẻ, Walmart gửi tất cả những thông tin đã thu thập và phân tích ở trên đến các nhà sản xuất.
Với những thông tin được chia sẻ, nhà sản xuất có thể quản lý tần suất, số lượng và định thời gian giao hàng thay vì phải chờ đợi nhà bán lẻ đặt hàng. Hoạt động này cho phép nhà sản xuất chủ động sản xuất đủ số hàng hóa cần giao, làm giảm thiểu hàng tồn kho, đồng thời lên kế hoạch giao hàng hiệu quả hơn.
Nguồn: http://vlr.vn/ban-le/kinh-nghiem-tu-walmart-6484.vlr
Từ khóa » Chiến Lược Cpfr
-
Lập Kế Hoạch Hợp Tác, Dự Báo Và Bổ Sung – Wikipedia Tiếng Việt
-
CPFR Là Gì? Mô Hình CPFR Trong Chuỗi Cung ứng SCM - Blog Kinh Tế
-
Top 15 Chiến Lược Cpfr
-
Cpfr Là Gì - Lập Kế Hoạch Hợp Tác, Dự Báo Và Bổ Sung
-
CPFR (Collaborative Planning, Forecasting, And Replenishment ...
-
Tiểu Luận: CPFR Và ứng Dụng Lên Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - 123doc
-
Cách CPFR Có Thể Củng Cố Chuỗi Cung ứng Của Bạn - Viet Dream Up
-
Hoạt Động Của Cpfr Là Gì ? Định Nghĩa Và Giải Thích Ý Nghĩa
-
CPFR Và VMI - Tài Liệu đọc Thêm Làm Tiểu Luận Cuối Kì
-
Tiểu Luận: CPFR Và ứng Dụng Lên Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng Cho Doanh Nghiệp Việt Nam
-
Hợp Tác Hoạch định, Dự Báo Và Cung Cấp Bổ Sung
-
CPFR Tăng Cường Chuỗi Cung ứng Của Bạn Như Thế Nào - Chợ Protein
-
Hợp Tác Hoạch định, Dự Báo Và Cung Cấp Bổ Sung- CPFR