Kinh Nghiệm Săn Mây Tà Chì Nhù Cho Chuyến Du Lịch Tự Túc

Tà Chì Nhù – cái tên vừa lạ tai vừa kích thích sự khám phá, chinh phục của những người yêu thích du lịch mạo hiểm. Nơi đây được mệnh danh là “thiên đường săn mây” với biển mây trắng xóa bồng bềnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Nếu bạn đang miêu tả hành trình săn mây tự túc, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm “xương máu” được chia sẻ trong bài viết này của MOTOGO nhé!

Tà Chì Nhù
Nếu bạn đang miêu tả hành trình săn mây tự túc, thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm “xương máu” được chia sẻ trong bài viết này của MOTOGO nhé! (Nguồn: Internet)

Tà Chì Nhù ở đâu?

Đỉnh núi Tà Chì Nhù hay theo người dân tộc Thái  còn có tên gọi khác là Phu Song Sung hay với người dân tộc Mông là Chung Chua Nhà. Đây cũng là một trong 10 ngọn núi cao nhất tại Việt Nam và đứng thứ 7 trong danh sách này với độ cao 2.979 m. Đỉnh núi này nằm thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Tuy không phải là đỉnh núi cao nhất tuy nhiên đường đi đến Tà Chì Nhù lại có độ khó đứng đầu vì phần lớn dốc cao, cheo leo, đá sỏi nhiều lại ít cây.

Nơi này có địa hình phức tạp, nằm sâu trong núi thuộc khối Phú Lương thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, các dốc cao dựng đứng nhưng không thể ngăn cản bước chân của những bạn trẻ đam mê du lịch khám phá. Vẻ đẹp thiên nhiên, của mây ngàn đã cuốn hút rất nhiều trái tim nhiệt huyết.

Tà CHì Nhù
Săn mây trên Tà Chì Nhù. (Nguồn: Internet)

Thời điểm thích hợp nhất để đi Tà Chì Nhù

Thời điểm lý tưởng nhất để leo Tà Chì Nhù thường rơi vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. Vào thời gian này, khí hậu mát mẻ, ít mưa và cảnh sắc thiên nhiên thay đổi với lá cây chuyển màu tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín vàng trên đường đi và biển mây tuyệt đẹp trên đỉnh núi vào buổi sáng sớm, mang đến trải nghiệm tuyệt vời và khó quên.

Ngoài mùa thu, mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 cũng là thời điểm lý tưởng để khám phá Tà Chì Nhù. Khí hậu ấm áp, dễ chịu, ít mưa và nhiều ngày nắng là những điều kiện hoàn hảo cho hành trình leo núi. Thời điểm này, hoa đỗ quyên nở rộ, tạo nên cảnh sắc rực rỡ và thơ mộng. Đồng thời, những cánh rừng thông xanh mướt cũng là điểm nhấn hấp dẫn. Tuy nhiên, du khách nên tránh đi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 8 vì đường đi có thể trơn trượt và nguy hiểm, ảnh hưởng đến trải nghiệm và an toàn của chuyến đi.

Tà Chì Nhù
Thời điểm lý tưởng nhất để leo Tà Chì Nhù thường rơi vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 11. (Nguồn: Internet)

Đường đi đến Tà Chì Nhù

Theo kinh nghiệm phượt Tà Chì Nhù, từ Hà Nội đến Tà Chì Nhù có thể chia làm 2 chặng. Chặng 1 là từ Hà Nội đi Nghĩa Lộ, thời gian di chuyển từ 5 đến 6 tiếng. Bạn có thể chọn đi xe máy hoặc ô tô để dành sức leo núi. Chặng thứ 2 là từ Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu – Xà Hồ và đến đỉnh núi Tà Chì Nhù.

Quãng đường tính từ Trạm Tấu đi vào điểm leo mỏ Chì là gần 20km nên sử dụng xe máy tuy rất khó đi; nhiều đá to lởm chởm tiêu hao thể lực người cầm lái. Đến điểm dừng chân các bạn cần gửi xe và chỉ đem theo những đồ đạc cần thiết như đồ ăn uống nhẹ để tiết kiệm sức lực leo dốc. Sau khoảng 6-7 tiếng đi bộ sẽ đến điểm nghỉ chân, các bạn có thể dựng lều và nấu ăn tại đây.

Thời tiết rất lạnh và nhiều sương nên các bạn cũng nên chuẩn bị các đồ đạc giữ ấm vì sẽ phải qua đêm tại đây. Sáng sớm hôm sau, chào đón các bạn sẽ là khung cảnh bình minh tuyệt đẹp trên núi, các bạn tiếp tục trekking lên đỉnh núi Tà Chì Nhù với những đám mây bồng bềnh mờ ảo và không khí cực trong lành. Sau khi thỏa mãn thưởng thức cảnh sắc nơi đây, các bạn sẽ bắt đầu hành trình xuống núi và trở về Hà Nội.

Cần chuẩn bị gì khi phượt trekking chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Tương tự kinh nghiệm leo núi Fansipan tất tần tật từ A- Z, để đảm bảo chuyến đi diễn ra thuận lợi các bạn nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết sau: giày thể thao leo núi, quần áo thấm mồ hôi và dễ khô, quần áo mưa để đề phòng trời mưa, mũ che nắng, gậy để trợ lực khi leo núi chắc chắn, đèn pin chiếu sáng vào ban đêm, các loại lương thực nhẹ, bổ sung đường huyết như socola, kẹo, đường glucose, nước uống loại có chất điện giải thì càng tốt…

Tà Chì Nhù
Để đảm bảo chuyến đi diễn ra thuận lợi các bạn nên chuẩn bị những vật dụng cần thiết. (Nguồn: Internet)

Các bạn cần giữ an toàn khi đi xe máy từ Trạm Tấu đến mỏ Chì , lưu ý di chuyển chậm mà chắc. Chặng về tại Trạm Tấu có chỗ tắm khoáng nóng, rất tốt để thư giãn gân cốt sau chuyến đi tốn nhiều thể lực.

Cảnh đẹp trên cung đường trekking đỉnh Tà Chì Nhù

Trên chặng đường trekking đỉnh núi Tà Chì Nhù, 2 bên đường là khung cảnh núi non trùng điệp. Màn mây trắng tinh khôi nhẹ bay cùng ánh nắng mặt trời len lỏi khiến tâm hồn thêm thư thái. Con đường mòn với hàng dương xỉ mọc dại 2 bên cùng những con dốc dựng đứng hoàn toàn tự nhiên.

Suốt chặng đường keo các bạn sẽ thấy xung quanh là bạt ngàn mây và núi, đường mòn vừa đi qua đã bị che lấp bởi núi rừng hoang sơ, đón chờ bạn tiếp tục là những con dốc cao hút mắt khiến bản thân như chênh vênh, lơ lửng giữa đất trời. Tại điểm nghỉ chân 2.400m, các bạn có thể ngắm trọn vẹn cảnh sắc núi non hùng vĩ của núi rừng nơi đây.

Khung cảnh bình minh trên đỉnh núi cao vô cùng đặc biệt; vừa trong trẻo vừa ấn tượng đến lạ. Đây là điều mà chỉ ở những nơi cao như Tà Chì Nhù mới có thể cảm nhận được. Nếu may mắn bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một biển mây trời từ từ xuất hiện trong ánh nắng của buổi sớm mai, đây chính là cái thú khi săn mây Những thảm cỏ đẫm sương và những sắc hoa tự nhiên của núi rừng sẽ khiến cho trái tim của bạn không ngừng rộn ràng.

Tà Chì Nhù
Dựng lều nghỉ chân trên đường lên Tà Chì Nhù. (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm phượt leo Tà Chì Nhù săn mây

1. Từ điểm xuất phát đến lán nghỉ thứ nhất

Khởi hành từ Trạm Tấu, bạn di chuyển đến bản Háng Đồng, nơi bắt đầu hành trình trekking chinh phục Tà Chì Nhù. Cung đường này dài khoảng 7km, với địa hình chủ yếu là dốc đá và rừng già. Bạn sẽ mất khoảng 3-4 tiếng để di chuyển đến lán nghỉ thứ nhất. Tại đây, bạn có thể nghỉ ngơi, ăn trưa và chuẩn bị cho hành trình tiếp theo.

2. Điểm dừng chân thứ hai – Thung lũng Nhúm Lúng

Sau khi nghỉ ngơi, bạn tiếp tục di chuyển đến Thung lũng Nhúm Lúng – nơi được mệnh danh là “sân golf trên mây”. Cung đường này dài khoảng 5km, với địa hình đồi núi khá bằng phẳng. Bạn sẽ mất khoảng 2-3 tiếng để di chuyển đến thung lũng. Tại đây, bạn có thể dựng lều trại, nấu ăn và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp.

Tà Chì Nhù
Tại đây, bạn có thể dựng lều trại, nấu ăn và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. (Nguồn: Internet)

3. Buổi tối trên núi và đón bình minh săn mây

Buổi tối trên Tà Chì Nhù khá lạnh, vì vậy bạn cần giữ ấm cẩn thận. Hãy tận hưởng bầu không khí trong lành và bầu trời đầy sao lung linh. Sáng sớm, bạn nên dậy sớm để chuẩn bị cho việc săn mây. Hãy chọn một vị trí có tầm nhìn đẹp để ngắm bình minh và chờ biển mây xuất hiện.

4. Chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù

Sau khi đã ngắm bình minh và săn mây thành công, bạn có thể tiếp tục chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù. Cung đường lên đỉnh khá dốc và hiểm trở, vì vậy bạn cần cẩn thận và chú ý an toàn. Bạn sẽ mất khoảng 1-2 tiếng để di chuyển đến đỉnh núi. Trên đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.

Tà Chì Nhù
Trên đỉnh núi, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. (Nguồn: Internet)

Những lưu ý cần thiết cho chuyến đi

Chặng đường từ Trạm Tấu đi vào khi mỏ Chì vô cùng gian nan; mặc dù được trợ sức bằng xe máy nhưng những hốc đá trên đường sẽ cần người có tay lái “cứng”. Vừa đi vừa nghỉ dưỡng sức tuy hơi mất thời gian nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho các bạn và đoàn leo đồng thời cũng giúp tiết kiệm thể lực cho đoạn leo lên đỉnh.

Khi trời mưa, đường đi rất trơn trượt và còn dốc cao; các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiếp tục. Nên tìm một hướng dẫn viên người bản địa và thuê một số dịch vụ có sẵn của họ để đảm bảo về chỗ ăn nghỉ, phục hồi sức cho đoàn.

Thông thường, hành trình leo Tà Chì Nhù sẽ kết thúc vào buổi sáng sau khi mặt trời lên là tiến hành xuống núi. Đi xuống sẽ nhanh hơn leo lên tuy nhiên do xuống núi vào sáng sớm nên các bạn lưu ý đến vấn đề sương ướt gây trơn, ngã. Trong quá trình leo nếu trời đã tối thì nên dừng lại nghỉ chân, tìm chỗ kín gió để cắm trại và giữ ấm, không leo đêm vì rất nguy hiểm.

Tà Chì Nhù
Đặt chân đến cột mốc Tà Chì Nhù 2979m. (Nguồn: Internet)

Các bạn đã muốn lên đường leo Tà Chì Nhù chưa nào? Chặng đường đầy thử thách nhưng nhiều trải nghiệm này xứng đáng để bạn cùng những chiến hữu thân thiết chinh phục đấy.

Từ khóa » đỉnh Tà Chì Nhù ở đâu