Kinh Nghiệm Thi Công Hầm Biogas Bằng Bạt Nhựa HDPE

Kinh nghiệm thi công hầm biogas phủ bạt HDPE cho chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài là gì? Trong bài viết này môi trường Quang Phúc sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình xây hầm ủ biogas đúng chuẩn. Hãy cùng khám phá đó là gì nhé.

Quy trình thi công hầm biogas chuẩn

Để đảm bảo xây dựng hầm ủ biogas có chất lượng cao. Bạn cần phải đảm bảo thực hiện đúng 7 bước sau. Dưới đây là kinh nghiệm thi công được Quang Phúc đúc rút trong quá trình thực hiện thi công hầm biogas cho nhiều công trình.

Đào hầm

Đảm bảo kích thước hầm đúng với quy mô chăn nuôi dự vào số lượng vật nuôi, số lượng chất thải sau mỗi ngày và số ngày lưu chất thải trong hầm biogas (thông thường là 45 đến 60 ngày). Từ đó xác định được chiều sâu, chiều rộng, và chiều ngang tiến hành đào hầm. Một yếu tố quan trọng trong quá trình đào hầm để thi công biogas là cần lưu ý đến tỉ lệ taluy.

Chuẩn bị mặt bằng

Khâu chuẩn bị mặt bằng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền công trình, Bạt như HDPE dễ bị rách bởi vật sắc nhọn. Khi thi công hầm biogas làm mặt bằng cần loại bỏ rễ cây, vật sắc nhọn, sỏi, đá. Đây là những vật có thể làm ảnh hưởng chất lượng công trình.

Chuẩn bị vật liệu và máy móc thi công

Vật liệu thi công quan trọng số một là bạt nhựa HDPE. Bên cạnh đó bạn cần chuẩn bị máy hàn nhiệt để hàn các mảnh bạt HDPE. Chuẩn bị số lượng nhân công đủ để di chuyển và trải bạt, do phần bạt có khối lượng khá lớn.

Chuẩn bị vật liệu thi công hầm biogas

Đánh dấu và đào rãnh chôn bạt HDPE.

Rãnh neo có chức năng thoát nước khi có mưa xảy ra và cố định phần bạt tránh tình trạng bạt bị lệch, đùn. Trong quá trình đào rãnh neo phải đảm bảo đủ rộng theo bản thiết kế đủ để thoát nước nhanh chóng trong trường hợp mưa lớn.

Lót đáy bạt HDPE

Trải bạt và hàn các tấm bạt lớn với nhau. khi lót bạt yêu cầu nhân viên kỹ thuật không được hút thuốc có thể làm cháy bạt. Sau khi trải bạt phải tiến hành chôn rãnh neo để cố định bạt, để bạt không bị phồng hoặc bị lệch khi công nhân di chuyển lúc hàn bạt.

Lắp đặt hệ thống ống ra – vào hầm.

Thi công hầm biogas việc lắp đặt ống thu khí rất quan trọng. Nhờ lắp đặt ống thu khí sẽ lấy được hết khí tạo ra để phục vụ ngược lại quá trình đun nấu, sản xuất.

Vật liệu làm ống có thể là HDPE hoặc PVC, được neo quanh thành hồ gần với mép taluy trước khi hàn mặt phía trên. Trong những công trình lớn, ống thu khí này được đục lỗ và treo quanh thành hồ.

Phủ nổi màng HDPE

Phủ bạt HDPE lên trên hầm để tạo thành hầm biogas khép kín. Tiến hành đặt phao nổi để tạo khí. Phần bạt phủ nổi cần có độ dày từ 1mm trở lên.

Phủ màng HDPE cho hầm Biogas

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công

Rà soát một lần nữa chất lượng của từng công đoạn thi công hầm biogas, đặc biệt là khâu hàn. Sử dụng kỹ thuật chuyên môn để kiểm tra các vị trí mối hàn. Nhiệt độ hàn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn. Trước khi hàn trên sản phẩm cần phải thử nghiệm trước nhiệt độ phù hợp.

Luôn theo sát và kiểm soát chất lượng của hầm biogas để đảm bảo công trình vận hành ổn định. Định kỳ bảo trì hầm và xử lý các vấn đề hư hỏng, rách bạt kịp thời. 

Kiểm tra chất lượng công trình hầm biogas

Công Ty Cổ Phần Môi Trường Quang Phúc cung cấp giải pháp tổng thể về công nghệ xử lý chất thải, ứng dụng màng HDPE trong các công trình nông nghiệp, xây dựng dân dụng…Liên hệ với Quang Phúc để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống hầm biogas lót bạt nhựa HDPE.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công Ty TNHH Môi Trường Quang Phúc

Môi Trường Quang Phúc

Email: moitruongquangphuc@gmail.com

Hotline: 0909 488 306

Xem thêm về Dịch vụ sửa chữa hầm biogas gặp sự cố tại đây

Từ khóa » Hầm Biogas Phủ Bạt Nhựa Hdpe