Thi Công Hầm Biogas Bằng Bạt Chống Thấm HDPE

Thi công hầm Biogas ( bể biogas ) bằng bạt chống thấm HPPE là giải pháp đột phá giúp người chăn nuôi tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Vậy quy trình thi công hầm biogas phủ bạt thấm HDPE như thế nào? Cần thi công hầm biogas phủ bạt chống thấm HDPE thì lựa chọn đơn vị nào? Bài viết này sẽ giúp quý vị trả lời câu hỏi trên.

Khái niệm về hầm biogas phủ bạt HDPE

Hầm biogas phủ bạt HDPE sử dụng bạt nhựa được cấu tạo từ các hạt PE trơ với nhiệt độ, axit, không bị oxy hoá,…thân thiện với môi trường. Vì lẽ đó, hầm biogas phủ bạt chống thấm HDPE đang được nhiều trang trại lớn ưu tiên lựa chọn.

Nguyên tắc hoạt động của hầm biogas phủ bạt chống thấm HDPE: 

Hầm biogas phủ bạt hoạt động dựa trên quá trình vi sinh vật phân phân huỷ chất hữu cơ xảy ra quá trình kỵ khí tạo ra khí metan (CH4) và những phân sau phân hủy thân thiện với môi trường. Sản phẩm khí CH4 được sử dụng để làm khí đốt trong đun nấu. Ở các trang trại lớn, lượng khí dư thừa nhiều có thể sử dụng để chạy máy phát điện.

Nguyên lý hoạt động của hàm Buogas phủ màng HDPE

Quy trình tạo ra khí biogas từ hầm biogas phủ bạt HDPE như sau: 

Chất thải và nước thải từ khu vực chuồng nuôi sẽ được đưa vào bể chứa thông qua đường ống dẫn được đặt thông với hầm chứa chất thải.

Trong bể chứa chất thải xảy ra quá trình kỵ khí phân giải chất hữu cơ và tạo ra khí metan ( CH4) và phụ phẩm có lợi khác. Quá trình này diễn ra trong 25-30 ngày. Quá trình phân huỷ chất thải được thúc đẩy nhanh hơn nhờ vào hệ thống sục khí trộn. Quý vị nên sử dụng màng HDPE có độ dày tối thiểu là 1mm để đảm bảo độ bền cho lâu dài cho hầm biogas.

Khi mới xây dựng hầm chưa sản xuất được khí gas sẽ có hình dạng bị xẹp xuống. Khi đi vào hoạt động,lượng khí gas sản xuất ổn định thì màng HDPE sẽ phồng lên, tạo ra áp suất khí trong hầm.

Màng HDPE phồng lên nhờ lượng khí biogas ổn định

Thi công hầm biogas phủ bạt HDPE

Quy trình thi công hầm biogas phủ bạt HDPE bao gồm 7 bước chính như sau:

Bước 1: Tiến hành đào hầm

  • Kích thước hầm chứa phải được đảm bảo tính toán hợp lý theo đúng quy mô của trang trại để tránh tình trạng dư thừa khí.

Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng.

  • Khâu chuẩn bị mặt bằng là bước quan trọng trong thi công hầm biogas phủ bạt HDPE vì nó ảnh hưởng đến độ bền của bạt nhựa. Quý vị cần phải dọn sạch mặt bằng đảm bảo không có vật sắc nhọn có thể gây rách bạt.
Khẩu chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công

Bước 3: Chuẩn bị vật liệu và máy móc thi công

  • Để thi công được phương án sử dụng bạt nhựa HDPE bạn cần có sự chuẩn bị máy hàn nhiệt. Bên cạnh đó, quý vị cần chuyển bị đủ nhân công để di chuyển và tiến hành rải bạt do bạt có khối lượng và kích thước khá lớn.

Bước 4: Đánh dấu và đào rãnh chôn bạt HDPE.

  • Rãnh neo có chức năng là giữ và cố định phần bạt tránh tình trạng bạt bị lệch, đùn. Vì thế, quý vị cần đào rãnh neo trước khi phủ bạt HDPE để đảm bảo chất lượng công trình.
Làm rãnh neo cố định bạt HDPE

Bước 5: Lót đáy bạt HDPE

  • Tiến hành trải bạt như HDPE. Sau khi trải bạt cần phải chôn rãnh neo với mục đích cố định bạt để bạt không bị phồng hay lệch.

Bước 6: Lắp đặt hệ thống ống ra – vào hầm.

  • Quý vị phải lắp ống thu khí để lấy được tối ưu lượng khí sinh ra từ hầm.

Bước 7: Phủ nổi màng HDPE

  • Phủ bạt HDPE lên trên hầm để tạo thành hầm biogas khép kín. Tiến hành đặt phao nổi để tạo khí.

Phủ màng nổi HDPE tạo khí cho hầm Biogas

Nếu quý vị có nhu cầu thi công hầm biogas phủ bạt chống thấm HDPE vui lòng liên hệ môi trường Quang Phúc. Là đơn vị hàng đầu trong thi công và thiết kế hầm biogas phủ bạt HDPE.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công Ty TNHH Môi Trường Quang Phúc

Môi Trường Quang Phúc

Email: moitruongquangphuc@gmail.com

Hotline: 0909 488 306

Từ khóa » Hầm Biogas Phủ Bạt Nhựa Hdpe