Kinh Nghiệm Trồng Hoa Lan Vanda
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kỹ thuật trồng lan
- Kỹ thuật nhân giống lan
- Kiến thức các giống lan
- Cát lan - Cattleya Labiata
- Lan Hoàng thảo - Dendrobium
- Lan Ngọc điểm - Đai châu
- Địa lan - Cymbidium
- Lan Vũ nữ - Oncidium
- Lan Hồ điệp - Phalaenopsis
- Lan Hài - Paphiopedilum
- Vân lan - Lan Vanda
- Lan Mokara
- Lan rừng
- Lan Hài - Slipper Orchids
- Hình ảnh hoa lan
- Chuyện kể
- Tin tức
- Trang Chủ
- Kiến thức các giống lan
- Vân lan - Lan Vanda
Kinh nghiệm trồng hoa lan Vanda
Trồng Lan Vanda không khó, nếu ta trồng đúng cách và tạo đủ điều kiện thích hợp cho cây phát triển thì cây sẽ sống lâu và ra hoa thường xuyên.
Lan Vanda là một loại phong lan có nhiều màu sắc sặc sỡ, xuất xứ từ vùng Châu Á Thái Bình Dương. Lan Vanda được chia thành 3 loại: loại lá dẹp (strap-shaped leaves), loại lá tròn (cylindrical or terete leaves), và loại lá nửa tròn nửa dẹp (semi-terete leaves). Lan Vanda rất đẹp, hình dáng vừa tròn lại vừa dày nên được rất nhiều người ưa thích trồng. Hoa Lan Vanda thường tươi lâu từ 4 đến 8 tuần, tuỳ theo khí hậu và giống. Có vài loại Lan Vanda tỏa mùi thơm như Vanda amesiana, V. denisonianum, V. cristata và V. dearei. Có loại có vân như Vanda coerulea hoặc đốm như V. tricolor hay V. sanderiana. Lan Vanda có thể ra hoa 2 hoặc 3 lần trong một năm nếu được chăm bón đủ điều kiện. Trồng Lan Vanda không khó, nếu ta trồng đúng cách và tạo đủ điều kiện thích hợp cho cây phát triển thì cây sẽ sống lâu và ra hoa thường xuyên. Độ ẩm: Cây Lan Vanda thích ở độ ẩm ban ngày vào khoảng 60% đến 70%, và ban đêm là khoảng 90% đến 95% thì cây sẽ phát triển nhanh. Nếu thiếu độ ẩm cây sẽ mau khô ở rễ và dẫn đến héo lá. Cây sẽ khó ra hoa nếu thiếu độ ẩm hoặc thiếu nước. Tưới nước: Cây Lan Vanda rất thích nước. Vào mùa hè thì cây phát triển rất nhanh nên cần nhiều nước. Ta có thể tưới nước mỗi ngày và 2 lần một ngày mà không sợ bị thối rễ nếu cây được trồng trong rổ không có nguyên liệu. Vào mùa đông bớt tưới nước lại, chỉ cần 2 lần trong 1 tuần là đủ. Khi thấy lá nhăn và mềm tức là cây đang bị thiếu nước trầm trọng, chúng ta cần tưới nhiều hơn. Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến Lan Vanda khó có thể ra hoa. Bón phân: Vào mùa Đông bớt bón phân hoặc chỉ cần tưới nước là đủ. Vào mùa Xuân thì ta nên bón phân nhiều hơn để kích thích cây phát triển và ra hoa. Khi ra hoa thì tiếp tục bón phân vì Lan Vanda tiêu thụ rất nhiều phân bón để nuôi lá và hoa. Cây Lan Vanda giống như Lan Hoàng Hậu (Cattleya) và Lan Đất (Cymbidium) rất thích phân có nhiều chất nitro vì chịu nhiều ánh sáng. Thường thì ta có thể dùng 1/2 muỗng café phân bón (20-20-20) hoà tan vào 1 gallon nước để tưới cây. Loại phân này có thể dùng được quanh năm. Khi nào thấy rễ bị cháy tức là quá nhiều phân bón nên dừng lại một thời gian và chỉ tưới nước thôi là đủ. Chúng ta sẽ tưới phân lại khoảng 2 tuần sau đó. Ánh sáng: Cây Lan Vanda thích nhiều ánh sáng hơn loại cây Lan Hoàng Hậu nhưng không sống trực tiếp dưới ánh sáng như ở Nam California, vì sẽ dễ bị cháy lá. Khi thấy lá cây đổi màu vàng tức là nhiều ánh sáng quá. Nếu lá cây xanh đậm tức là thiếu ánh sáng, có thể sẽ không ra hoa được. Chúng ta có thể trồng Lan Vanda ngoài sân và sử dụng lưới 50%-55% để lọc bớt ánh sáng. Loại lá tròn thì cần nhiều ánh sáng hơn loại lá dẹp. Nhiệt độ: Cây Lan Vanda thích ở nhiệt độ ban đêm từ 50-60°F, ban ngày từ 70-90°F. Ở nhiệt độ cao chúng ta có thể tưới cây thường xuyên hơn như 2 hoặc 3 lần trong 1 ngày. Ở nhiệt độ thấp thì phải cẩn thận khi tưới nước, vì nếu tưới nước nhiều mà lạnh thì cây dễ bị nấm và rụng lá ở dưới gốc đi lên, như hình cây dừa. Thay chậu: Cây Lan Vanda có thể trồng trong chậu có than và đá, hoặc trồng trong rổ không có vật liệu trồng cây thì không cần phải thay chậu thường xuyên, khoảng 4 đến 5 năm mới cần thay. Còn nếu trồng trong chậu có vỏ dừa hoặc vỏ cây thì nên thay chậu mới 2 năm/lần. Chúng ta có thể dùng vỏ dừa hoặc vỏ cây ngâm với thuốc sát trùng và phân bón từ 2 đến 5 ngày để rửa sạch chất muối ở trong vỏ dừa trước khi trồng. Chúng ta dùng ½ muỗng café thuốc Physan 20 (thuốc sát trùng), 1 muỗng canh vitamin B1 (thuốc kích thích rễ), 1 muỗng canh café phân bón (20-20-20) vào 1 gallon nước để ngâm vật dụng trồng. Sau khi trồng thì 1 đến 2 tuần sau hãy tưới nước trở lại, tuỳ theo khí hậu thời tiết vì phải để cho rễ cây khô và phục hồi trở lại. Chuyển động và thoáng khí: Cây Vanda thuộc loại phong lan vì vậy rất cần thoáng khí và sự rung chuyển để cho cây được tươi tốt hơn. Theo kinh nghiệm của tôi cho thấy thì cây để ngoài vườn có gió nhiều liên tục sẽ mọc tốt hơn là trong nhà kính ít gió. Đây chỉ là những phương cách căn bản để trồng cây Lan Vanda sao cho thích hợp cho việc sinh tồn và ra hoa. Theo những phương pháp trên, hy vọng rằng các bạn sẽ thành công trong việc trồng loại phong lan này. Để hoàn hảo hơn, chúng ta còn phải học hỏi tuỳ theo thời tiết, khí hậu, nơi trồng và nguồn nước tưới ở mỗi nơi đều khác nhau. Chúng ta cần phải thay đổi sao cho thích hợp khi cây có những dấu hiệu tốt hoặc xấu, và từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm và cách trồng thích hợp nhất cho chính mình. Đó chính là cách trồng hoa lan tốt nhất. Tôi xin chúc cho các bạn thành công mỹ mãn và cây hoa lan của các bạn sẽ sống lâu và cho hoa đẹp.
- Các bài viết liên quan
- Tìm hiểu lan Vanda
- Hình ảnh và tên các dòng Vanda và Ascocenda
- Cách trồng các loài thuộc giống Vanda và Ascocenda
- Lan Vanda
- Kỹ thuật trồng lan Vanda
- Trồng Vanda lá dẹp phẳng
- Trồng Vanda lá nửa trụ tròn và một phần tư trụ tròn (trung gian)
- Trồng lan Vanda lá hình tròn trụ - Vanda lá kim
- Lan cành giao - Papilionanthe teres Roxb Schltr
- Mỹ dung dạ hương - Vanda denisoniana
- Lan Vanda uyên ương - Vanda pumila
- Thay chậu và nhân giống lan Vanda
- Lan Vân đa tím
- Lan bướm long châu - Papilionanthe pedunculata
- Lan huyết nhung trung - Renanthera annamensis
- Lan vân đa bắc - Vanda concolor
- Lan vân đa bi đúp - Vanda bidupensis
- Lan vân đa chanh - Vanda fuscoviridis
- Lan vân đa dạ hương - Vanda denisoniana
- Lan vân đa Sơn La - Vanda cristata
- Lan vân đa tim - Vanda alpina
- Lan Vanda lamellata
Quảng Cáo
Bài Viết Mới
Dracula, Lan Mặt Quỷ
Hoa Dracula nhìn gần, giống như mặt con quỷ dạ soa có 2
Địa lan Thanh Ngọc
Địa lan Thanh Ngọc là dòng địa lan lan xuân, sở hữu khuôn
Địa lan Đại Thanh
Địa lan Đại Thanh là cây hoa địa lan rừng, bông hoa rất
Địa Lan Cẩm Tố
Địa lan Cẩm Tố là cây hoa nở mùa Xuân, thuộc dòng Mặc
Địa lan Triều châu tố hà
Địa lan Triều Châu Tố Hà là cây địa lan có nguồn gốc
Bài Đọc Nhiều
Lan Hồ điệp - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc
Hồ điệp Phalaenopsis thuộc họ lớn nhất trong vưong quốc các loài cây,
Kỹ thuật trồng và chăm sóc địa lan
Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp
Giới thiệu về hoa lan
Trong muôn ngàn loài hoa đua hương khoe sắc mà thượng đế đã
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc địa lan
Chăm sóc địa lan cũng không đơn giản, cách chăm sóc của vườn
Ươm trồng và chăm sóc Đai châu rừng
Mua Lan về, vẫn để khô.Hòa sẵn dung dịch B1 + A.NAA kích
Quảng Cáo
-
Cây giống đại học Nông Nghiệp I
Liên hệ quảng cáo
- Hoptienhanoi@gmail.com
Từ khóa » Cách Kích Vanda Ra Hoa
-
Học Cách Kích Lan Vanda Ra Hoa Nhanh Và Hiệu Quả »
-
Kích Hoa Vanda Chơi Tết. Làm Bông To Lên Màu Rực Rỡ - YouTube
-
Cách để Hoa Lan VanDa Ra Bông Quanh Năm. Rễ Mới Ra Liên Tục
-
Kinh Nghiệm Trồng, Chăm Sóc Lan Vanda Ra Hoa
-
Kinh Nghiệm Trồng, Chăm Sóc Lan Vanda Ra Hoa
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda Nở Hoa đẹp Vô Cùng đơn Giản
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda Cho Hoa Nở Quanh Năm
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda – Hoa Nở Quanh Năm
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda Nở Quanh Năm - Sfarm
-
LÀM SAO ĐỂ CÓ CHẬU HOA LAN VANDA ĐẸP RỰC RỠ
-
Cách Kích Lan Vanda Ra Hoa? - Https:// - SHOP ĐỖ ...
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Vanda Lá Kim Ra Hoa đẹp Nhất - Sfarm
-
Chăm Sóc Hoa Lan Vanda Nở Hoa Ra Nhiều Bông Chi Tiết Nhất
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Vanda Cho Người Mới Bắt đầu