Kinh Nghiêm Và Thủ Thuật Câu Cá Chép Không Lo Bị Móm
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Kỹ thuật câu cá Mồi câu cá Kinh nghiệm và thủ thuật câu cá chép không lo bị móm Cá Chép thuộc dòng cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Chúng có thể sống lâu tới 50 năm và nặng tới 45-50Kg. Cách đây gần 5 năm trên hồ thác Bà một ngư dân đã đánh lưới được một con Chép nặng 37kg. Còn ở Hồ Tây, những chú Chép nặng 10-15kg không phải là hiếm ! Cá Chép rất tinh vì cả năm cơ quan thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác đều phát triển cao. Chúng dường như linh cảm được mối nguy hiểm huyền bí đang rình mình. Các loại cá khác như Song, Hồi, Vược, Mè, Trắm, Trôi ... chỉ có hai cơ quan nghe. Nhưng cá Chép có ba, đó là: tai trong, hai đường thụ cảm bên sườn cực kỳ thính nhạy và một cơ cấu gọi là weber, gồm một số xương nhỏ và dây chằng nối các vây bơi với tai trong để khuyếch đại các dao động nhận được rồi truyền lên não. Nhờ vậy chúng phát hiện nguy hiểm nhanh và nhậy hơn nhiều so với các loài cá khác. Cá Chép thông tin cho nhau nơi có thức ăn, mối nguy hiểm và khi mắc lưỡi hay bị thương chúng sẽ tiết ra một loại mùi báo hiệu cho các con chép khác chạy trốn. Chúng lúc ẩn lúc hiện, đôi khi thấy cả đàn lững lờ phơi nắng, nhưng nhoằng một cái đã biến mất không còn một con. Với Rô phi, Mè, Trôi, Trắm, Trê ... bạn có thể giật liên tiếp đến mỏi tay. Nhưng điều này không bao giờ xảy ra với Chép. Nếu bạn đã kéo được một Chép lên bờ thì bạn phải chờ một lúc mới có thể câu con tiếp theo. Nếu lưỡi câu làm cá bị thương chảy máu thì thời gian chờ có khi phải đến 10-15 phút. 1- Chọn điểm câu: Có thể nói mọi hồ, ao, sông, lạch ... đều có Chép. Chép thích vùng nước nông, độ sâu khoảng 1-2m, đáy bằng phẳng, đất mềm, có bùn và rong rêu, dễ ẩn núp. Đầu Hè là mùa Chép đẻ. Rồi Thu về ao hồ nào cũng thấy từng đàn Chép con, to cỡ bàn tay mà người ta thường quen gọi là "Chép tai trâu". Nhưng câu chúng khó hơn câu cá Diếc nhiều. Những con Chép to, sống sót sau vài vụ vét lưới, trở thành "tinh" và thường sống ở những nơi sâu hơn, nhưng không bao giờ ở đáy sâu nhất như nhiều người thường nghĩ. Chép thích nơi nước mát, chảy nhẹ và buổi trưa, khi nắng chói chang trên đỉnh đầu nó thường núp dưới bóng râm của các tán cây ngả mình trên dòng nước, dưới tán sen súng, đáy bè ... Chép hay tụ và dựa nhiều ở vùng nước yên tĩnh ( ít chảy ) gần nơi có đá gầm, cọc tre, đám lục bình rộng, để chúng náu mình, ve vẩy hóng nước, hay gọi là ổ của chúng, những vùng bùn trống trải chép to ít ở, độ sâu nước từ 1,5 - 3 m, gần các nguồn thức ăn. VD: bến sông. Chân cầu, cửa cống..vv Cách ăn mồi của Chép: Chép ăn mồi rất chậm chạp, bình tĩnh, đặc biệt chép to, nếu chúng cảm thấy nguy hiểm là ko ăn mồi chúng rất tinh để phát hiện ra thấy mồi của chúng ta ko chuẩn, cước quá to, lưỡi chùm hay cục mồi lăng xê quá khủng đều làm chúng sợ, và bỏ chạy, nên câu đơn nhiều khi hiệu quả và hay bắt đc chép củ hơn là vậy. Những con chép 3 lạng trở lên đã có sự tinh khôn, chép độ 1 cân trở lên rất khó câu, có những con chép vài cân đã thành tinh thì nhiều khi ta vất mồi đúng đầu nó, nó cũng ko thèm ăn. Chép ăn mồi thường khi các loài cá khác đã ăn chán chê và bỏ đi, chép ăn mạnh nhất vào thời gian từ 15h đến 19h 30, cảm nhận khi chúng ăn chúng sẽ nhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩn chúng sẽ nuốt ( rút hay bềnh phao ) nếu mồi ko chuẩn thì chúng chỉ nhấm 1 chút là bỏ đi ngay. Chép ăn mồi mạnh nhất vào lúc tảng sáng bình minh đang lên và chiều muộn khi nắng bắt đầu tắt. Đêm câu Chép cũng rất hiệu quả. Lúc đó mọi nơi đều tĩnh lặng, Chép ít cảm thấy nguy hiểm. Mùa Hè nước nóng quá, mùa đông nước lạnh quá Chép cũng khảnh ăn. Ngoài Bắc, Chép ăn mồi mạnh nhất vào đầu Hè và mùa Thu, không khí và nước mát, khoảng 20-25oC. Trời lâm thâm mưa, hoặc đang nắng chợt đổ mưa vẫn câu được Chép. Nhưng nếu có sấm sét thì bạn nên cất cần ngồi ngắm mưa. Chỉ cần một ánh chớp nhoằng lên và tiếng sấm ầm vang thì những con Chép dạn dĩ nhất cũng đã chạy mất biến, chúi xuống các hốc bùn, rễ cây. Mưa tạnh xong khoảng 5-10 phút, nước mát, ô-xy nhiều, Chép lại đi ăn, có khi còn mạnh hơn trước. 2- Mồi câu Chép Chép không có răng, chạm mồi rất nhẹ, bập bập, táp táp vài lần như thể xem mồi có ngon không rồi mới đớp gọn. Ngay khi chạm mồi, nếu không thấy sướng, hay bất chợt nhận ra điều gì nguy hiểm Chép sẽ bỏ mồi, chạy ngay. Lũ Chép đang quanh quẩn xung quanh cũng biến luôn. Chép thích sục bùn kiếm mồi. Chính vì vậy, câu Lục hiệu quả hơn câu bằng lưỡi móc mồi! Mồi phải thật “ chuẩn “ tức là mồi Chép thích ăn, khó cưỡng lại. Hiện nay nhiều người câu chép hay tự chế mồi, hoặc dùng mồi TQ, hoặc mồi thông thường trên thị trường, chép vẫn ăn nhưng độ nhạy ko cao. Vì thế ta chỉ hay câu đc chép tai trâu, chép lá mít, hay chép vài lạng, còn với chép củ, chúng chỉ ăn loại mồi thật " Chuẩn " cho nên vì sao chỉ có vài cao thủ hay câu đc chép to là thế (vì họ dùng loại mồi bí mật - hay còn gọi là mồi gia truyền). Còn nếu ta thích tự chế mồi câu chép có thể dùng vật liệu có sẵn như: sữa bột, khoai, bột nếp, đỗ xanh, đỗ tương, bột mì, chuối chín, lạc rang, vừng, mè.....vv.. nhưng rất tốn kém và pha chế cầu kì, lách cách, mỗi lần đi câu pha chế mồi rất mất thời gian, và ít hiệu quả. Mồi câu cá Chép thích ăn nhất: Mồi có mùi thơm như mít chín, vị hơi chua. Mồi phải thật mịn, thả xuống nước phải tạo màn sương mùi thơm dụ chép, Bạn nào nói Chép thích Cám tanh, hay giun là sai, vì chép sợ nhất là mùi tanh, Nếu có con nào ăn thì đấy là loại Chép Ngố câu trong ao Nhà thả mà thôi, nếu câu sông, ném mồi tanh lên đầu chúng cũng ko thèm ăn. 3- Thính hay nhậy để dụ Chép Không có gì làm thính hay hơn: cám rang thơm bốc khói (gần cháy) + 1/4 phần đậu tương rang vàng, trộn lẫn với đất ném rải ra khu vực nghi là có Chép. Chớ lạm dụng vì mục đích chủ yếu là để dụ Chép vào và không được làm loãng mùi của mồi. Làm sao để Chép đánh hơi thấy, bơi vào, rồi sục tìm, sục tìm mãi ... Dùng nhiều thính dụ quá, Chép ăn no bỏ đi không thiết gì mồi nữa. Thế nào là vừa ? Không quá 50-100gr cho một lần xả. Xả một lần khi bắt đầu câu và sau đó hai tiếng xả thêm một lần nữa là đủ. Thậm chí không cần thính dụ nếu chọn đúng được nơi Chép thường hay qua lại, thả mồi Chép ăn ngay. Riêng câu Lục thì thính dụ lại là yếu tố quan trọng nhất. Thính câu Lục cần điều chỉnh một chút, bao gồm: 1 phần hỗn hợp thính cám gạo + đậu tương như trên + khoại lang nướng thơm cháy, để cả vỏ cũng được + thóc ủ ẩm để nẩy mầm chừng 1cm sau đó ngâm ngập nước 1 tuần để có mùi thum thủm. Tất cả trộn lẫn với đất dẻo, sau đó thả vào "ổ" câu. Không nhất thiết phải thả Lục thật chính xác vào giữa ổ. Tôi thường thả Lục bên cạnh ổ, cách 10-15cm (chỉ là tương đối thôi vì khi thả vào nước thính cũng lạng đi theo nước), Chép vào sục mồi sẽ chạm Lục ngay. Thông thường sau nửa tiếng Chép mới vào. Nhiều người nói Chép thích thính tàn, nhưng theo kinh nghiệm của nhiều cần thủ thì Chép rất cảnh giác và sợ các loài cá khác ăn tạp như Rô phi, Trê, Trắm ... Lũ cá này khi thấy mồi lao vào ăn ngay, đôi khi cầy nát ổ, sau đó bỏ đi. Chép đợi yên rồi mới vào. Khi câu chép bắt buộc phải ném thính vùng dụ chép tập trung đông đúc lại như kiểu nhà có đám để dễ câu chúng, thính vùng cũng rất quan trọng ko kém mồi câu. 4- Nhìn tăm đoán cá Phải nhìn tăm, tăm cá Chép to cũng không lớn hơn tăm cá Chép nhỏ bao nhiêu. Nó chỉ nhỏ cỡ hạt đậu xanh, xen lẫn những bọt to hơn một chút, không nhiều từng đám như cơm sôi mà chỉ lăn tăn khoảng năm, mười chiếc, dịch chuyển theo từng vệt dài nửa mét rồi dừng lại, rồi lại nổi lên quanh quẩn, quanh vùng có thính. Đôi khi, tăm lịm đi, tưởng như cá đã đi mất nhưng rồi lại nổi lên nhiều hơn, tập trung hơn. Nó đang dũi thính đấy. Cũng cần nghiên cứu kỹ đáy hồ ao để đoán tăm Chép chính xác hơn. Đáy hồ nhiều bùn rác, nước nông thì tăm nhiều hơn, có khi nổi lục bục, kèm theo một số vụn bùn rác. Đáy phẳng và nhiều cát thì tăm thưa hơn nhiều. Nếu chủ định chỉ câu Chép thì khi nào thấy tăm mới nên thả cần. Như vậy, thường 5-10 phút sau là dính Chép và ... đỡ mỏi! 5- Cách câu cá chép Đi câu Chép bạn nên lặng lẽ tránh ồn ào, đừng để Chép phát hiện mình. Đừng nói to hay gọi nhau ầm ĩ. Tiếng động hay bóng in trên mặt nước sẽ làm Chép cảnh giác, thủ thế và ngừng ăn. Dù câu thẻo hay câu Lục cũng nên thả thật nhẹ nhàng, tránh gây động nước. Chép thường ăn chìm sát đáy hoặc cách đáy 15-20cm. Nếu thả mồi sát đáy Chép sẽ đớp đớp nhẹ vào mồi cho mồi nổi lên một chút rồi mới đớp gọn. Nếu câu thẻo, hoặc lưỡi một buộc thẳng vào dây câu, nên có chì neo, nhỏ thôi, để ghìm mồi nổi cách đáy 20-30 cm là hiệu quả nhất. Đừng vội giật khi phao chúi chúi nhẹ mà nên chờ phao chúi hẳn hẵng giật. Thường thì phải sau vài lần táp nhẹ Chép mới đớp gọn, rồi chạy, khi này phao sẽ chìm hẳn hoặc nổi bồng bềnh hoàn toàn trên mặt nước. Cá Chép tinh lắm nên để câu Chép hiệu quả bạn phải chọn dây câu mảnh và Lục nhỏ. Cỡ cước 0.28-0.30mm, chịu tải 6.5kg, có màu ánh xanh hoặc trong suốt, lẫn vào mầu nước là tốt nhất. Nên chọn loại Lục chuyên để câu Chép, lưỡi nhỏ, tay dẻo, đường kính Lục chỉ khoảng 3.5-4.0cm là vừa. Với cỡ dây trên, máy tốt, dòng khéo bạn có thể tóm gọn các chú Chép từ 2 lạng đến 6-7kg. Còn bong hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào kỹ thuật dòng cá của bạn. Câu Lục, nên nhớ không giật mạnh mà chỉ búng nhẹ, hay siêu hơn là chỉ nhấc nhẹ theo chiều thẳng đứng. Lưỡi Lục nhỏ, tay mềm, chỉ cần một lưỡi xóc nhẹ vào thân cá; con cá giật mình, chúi chạy các lưỡi khác sẽ xóc sâu vào mình cá ngay và đóng rất chắc. Còn nếu bạn giật mạnh thì có khả năng 1-2 lưỡi sẽ xiên qua vẩy cá, ngăn cản việc cắm sâu vào thịt, cá chạy vẫy mạnh sẽ bong ngay. Cần câu chép phải thật nhạy, để sao cho khi chép vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100 % khi nào chép đang nhấm thử, khi nào chép đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá nhất. Trên đây là đúc kết kinh nghiệm và một vài thủ thuật câu cá chép của các cần thủ lâu niên truyền đạt lại giúp các bạn có chút hiểu biết về việc câu cá chép sông hồ.
Ý kiến bạn đọc
Tiêu điểm
Chọn ngày đi câu được nhiều cá.
Dựa vào việc quan sát chu kỳ trăng, thủy triều, hoạt động của các loài cá. Kết quả câu cá theo mỗi …
Máy tính thêm sinh động với bộ sưu tập vật nuôi trên Desktop
Tháng 11 đi câu cá gì?
Thời điểm quan hệ vợ chồng tốt nhất trong ngày là khi nào? Và khi nào thì không nên
Nam giới kiêng cữ lâu ngày: Chỉ sản xuất tinh binh mà không thải ra ngoài sẽ gây ra hậu quả gì?
Từ khóa » Cá Chép đẻ Có ăn Mồi Không
-
Kinh Nghiệm Câu Chép Phần 1 - Câu Cá Sông
-
Kĩ Thuật Câu Cá Chép Và Cách Chọn địa điểm, Thời Tiết để Câu được ...
-
Kỹ Thuật Câu Cá Chép Cách Chọn Thời Tiết địa điểm Mồi Câu Tốt
-
Kinh Nghiệm Câu Cá Chép Cụ
-
Kỹ Thuật Cho Cá Chép đẻ Tự Nhiên Trong Ao - Tép Bạc
-
Kinh Nghiệm Câu Chép Thành Công
-
Câu Cá Chép & Cách Tự Làm Mồi Dụ Cá Khiến Cá Không Thể Chối Từ
-
Cá Chép, Những điều Chưa Biết
-
Cá Chép Thích ăn Gì ? Những Cách ủ Mồi Câu Cá Chép Phổ Biến Hiện ...
-
Hướng Dẫn Cách Làm Mồi Câu Cá Chép Đơn Giản Và Hiệu Quả
-
5 Cách Nhận Biết Để Câu Cá Chép Thành Công
-
Bà đẻ ăn được Cá Gì để Bồi Bổ Sức Khỏe Và Tăng Cường Sữa Cho Con ...
-
Hướng Dẫn Làm Mồi Câu Cá Chép Hiệu Quả (Phần 1) - Vietnam Fishing
-
CÁCH TÌM CHỖ CÁ CHÉP Ở ĐỂ CÂU HIỆU QUẢ