Kỹ Thuật Câu Cá Chép Cách Chọn Thời Tiết địa điểm Mồi Câu Tốt
Có thể bạn quan tâm
kỹ thuật câu cá chép cách chọn thời tiết địa điểm mồi câu tốt
Kỹ thuật câu cá chép không phải ai cũng biết và thông thạo.Blog câu cá xin chia sẻ một vài bí quyết chọn thời tiết, địa điểm và mồi câu tốt. Câu cá chép vào các mùa xuân hạ thu đông gần như khác nhau, đặc tính cá các mùa cũng vậy. Thế nên để có thể chuyên câu dòng cá chép này các cần thủ thường phải nghiên cứu rất kỹ và có thời gian trải nghiệm với những bài học xương máu khi đóng tiền cho chủ hồ. Gần như bất cứ cần thủ nào cũng đều mong câu được những chú cá chép khủng hay đơn giản câu được cá chép là quý rồi. Sau đây mạo muội xin phép trình bày một số nguyên tắc được đúc rút từ bản thân và kinh nghiệm hóng được của các tiền bối đi trước.
Cá chép có đặc tính gì
Được coi như là vua của các loài cá nước ngọt cá chép xuất hiện rất nhiều trong những tích cổ như cá chép hóa rồng và những câu chuyện xưa kia…Với các cần thủ thì những câu chuyện cá chép sông đà, cá chép hồ tây lên tới vài chục cân được câu và đánh bắt vẫn là chủ đề mang lại nhiều háo hức. Nhưng cá chép không chỉ có ở Việt Nam mà có ở rất nhiều nước trên thế giới chúng bắt nguồn từ Châu Âu và Châu Á và lan rộng ra các nước qua thời gian. tên khoa học là Cyprinus carpio ở hi lạp còn có tên gọi khác là mắm con nghe hơi ngược với kích thước đặt được của chúng lên đến 1m2 và cân nặng lên tới gần 40kg. Đặc tính của loài thường thích tụ tập khoảng 5 cá thể trở lên tạo thành đàn để đề phòng nguy hiểm lẫn nhau. Chúng có thể sống ở vùng nước ngọt và nước nợ với PH từ 7 >>7,05 độ cứng. Và nhiệt độ lý tưởng để sinh sống từ 3-24 độ C. Chúng thường thích sống ở môi trường nhiều rong rêu và vùng nước chảy chậm. Cá chép là động vật ăn tạp chúng có thể ăn rong rêu cũng như các loại thủy sinh, côn trùng, có một đặc điểm mà rất nhiều anh em đều biết là cá chép lớn thường thích ăn ốc. Có một số lý thuyết cho rằng cá chép là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu tại Murray-Darling và làm sụt giảm đáng kể thảm thực vật. Chúng có thể đẻ đến 300000 trứng cho một lần vượt cạn nhưng chất lượng thịt ngon ngọt và kích thước lớn thích hợp cho săn bắt là điều không ai có thể phủ nhận.
Thời tiết để câu cá chép
Cá chép thường sống ở tầng đáy với cái miệng luôn ngáp mở và đôi râu sục sạo bắt tín hiệu, cá chép có thể dùng thị giác để kiếm ăn nhưng với đặc tính sống tầng đáy nên đôi râu và khứu giác dần được phát triển hơn. Chúng chịu được hàm lượng oxi thấp 2mg/l và thường ngừng kiếm ăn khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C. thế nên hạn chế đi câu cá chép khi thời tiết nồm hay nhiệt độ xuống dưới 5 độ C
Câu cá chép mùa Xuân – Hạ
Vào mùa này gần như tất cả các loài cá đều là thời điểm phàm ăn và phát triển. Những chú cá gần như xục xạo cả ngày để kiếm mồi nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất nên đi câu cá chép vào sáng sớm hay chiều tối. Tránh câu nhưng hôm thời tiết nắng nóng vì thời tiết này có thể gây mệt cho cá và sẽ lười đi ăn hơn. Những ngày đầu xuân là khi thời tiết ấm lên cũng là thời gian sinh sản của cá chép vào những hôm này cá chép sẽ không ăn nhưng lại về rất gần bờ.
Câu cá chép mùa Thu
Thời điểm này cá lười ăn hơn so với mùa xuân hạ nhưng bạn vẫn có thể đi câu vào sáng sớm hay chiều tối để đạt được hiệu quả cao.
Câu cá chép mùa Đông
Có một điểm mà không phải ai cũng biết là khi câu cá chép mùa đông bạn lại nên chọn những ngày se se lạnh khi mà không khí và nhiệt độ phù hợp cá chép sẽ cắn câu nhiều hơn.
Dây và lưỡi nên dùng câu cá chép
Câu cá chép bằng lưỡi lục bạn nên chọn dây nhỏ và mỏng, lưỡi cũng nhỏ vì các giác quan của cá chép rất phát triển nên chúng dễ cảm nhận được nguy hiểm ở gần, nhất là những chú cá chép đã từng chết hụt một lần. Với lưỡi đơn cũng vậy nên chọn dây cước nhỏ và lưỡi nhỏ để cá bạo dạn hơn trong việc ăn mồi.
Địa điểm ngồi câu cá chép
Mùa Xuân – Hạ
Mùa kiếm ăn của cá nên cá chép bạo dạn hơn khi kiếm ăn.
- Những đàn cá chép thường tập trung ở những xoáy hõm gần cửa cống xả nước, hay những cửa cống vào nước trong hồ một số anh em còn tạo ra những hõm xoáy để cho cá đứng.
- Khu vực gần cửa cống có cỏ nước cũng là chỗ đứng cho những đàn cá chép trong thời gian này
Mùa Thu
- Vào mùa này cá chép lại tập trung ở những nơi có dòng chảy chậm, góc khuất và thường khá xa các cửa cống lấy nước vào hồ. Để có một chỗ nước tĩnh cá chép chọn các cọc chìm, chân lều, bãi ngâm gỗ…
- Khu vực có nhiều lục bình, rau muốn, um tùm cũng là nơi cá chép chú ẩn
Mùa Đông
Với thời tiết này cá chép sẽ thường chọn những vị trí sâu nhất của hồ để nhiệt độ ấm hơn cũng như để nghỉ ngơi yên tĩnh hơn.
Dấu hiệu khi cá chép vào ổ thính
Bạn sẽ thấy những đám bọt nhỏ sủi tăm đó là dấu hiệu cá chép đang chạy về ổ thính của bạn. Một số cao thủ có thể nhìn đám bọt và đoán được chính xác trọng lượng của cá
Cách dòng cá chép
Do cước nhỏ nên bạn cần phải khá nắn lót khi dòng cá phòng trường hợp mất cả trì lẫn trài, cố gắng không để cá chui vào khu vực cọc lều hay đám rau muống vì đều có thể gây cọ đứt cước
Tham khảo thêm:
Các cách làm mồi câu cá chép ao sông hồ hiệu quả nhất
Video câu cá chép khủng
Từ khóa » Cá Chép đẻ Có ăn Mồi Không
-
Kinh Nghiệm Câu Chép Phần 1 - Câu Cá Sông
-
Kinh Nghiêm Và Thủ Thuật Câu Cá Chép Không Lo Bị Móm
-
Kĩ Thuật Câu Cá Chép Và Cách Chọn địa điểm, Thời Tiết để Câu được ...
-
Kinh Nghiệm Câu Cá Chép Cụ
-
Kỹ Thuật Cho Cá Chép đẻ Tự Nhiên Trong Ao - Tép Bạc
-
Kinh Nghiệm Câu Chép Thành Công
-
Câu Cá Chép & Cách Tự Làm Mồi Dụ Cá Khiến Cá Không Thể Chối Từ
-
Cá Chép, Những điều Chưa Biết
-
Cá Chép Thích ăn Gì ? Những Cách ủ Mồi Câu Cá Chép Phổ Biến Hiện ...
-
Hướng Dẫn Cách Làm Mồi Câu Cá Chép Đơn Giản Và Hiệu Quả
-
5 Cách Nhận Biết Để Câu Cá Chép Thành Công
-
Bà đẻ ăn được Cá Gì để Bồi Bổ Sức Khỏe Và Tăng Cường Sữa Cho Con ...
-
Hướng Dẫn Làm Mồi Câu Cá Chép Hiệu Quả (Phần 1) - Vietnam Fishing
-
CÁCH TÌM CHỖ CÁ CHÉP Ở ĐỂ CÂU HIỆU QUẢ