Kính Ngữ Dùng Trong Công Ty Nhật - Tomoni

Kính ngữ vốn là một trong những phần “khó nhằn” nhất của tiếng Nhật, không chỉ đối với riêng người nước ngoài, mà người Nhật nhiều khi cũng lăn tăn không biết nên dùng thế nào cho đúng, đặc biệt là trong công việc.

Trong bài viết ngày hôm nay, Tomoni sẽ tổng kết lại các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng kính ngữ– khiêm tốn ngữ trong công việc để giúp các bạn sử dụng kính ngữ chính xác hơn trong công việc hàng ngày.

Mục lục

  1. Khái quát về kính ngữ
  2. Kính ngữ thường dùng
    • Kính ngữ nhân xưng
    • Cách tạo kính ngữ thông thường
    • Các cụm từ hay dùng trong kinh doanh
  3. Các cách dùng kính ngữ sai

1. Khái quát về kính ngữ

 Kính ngữ được chia làm 3 loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ, cách nói lịch sự. Khi nào chúng ta phải sử dụng kính ngữ? Đó khi nói chuyện với người trên mình (目上の人), với đối tác, khách hàng, cấp trên và sempai trong cùng công ty.

 Khi sử dụng kính ngữ, cần phân biệt đâu là người nhà(内)đâu là người ngoài(外). Cùng là câu chuyện nói về một người, nhưng tùy vào đối tượng giao tiếp mà cách dùng kính ngữ cũng sẽ khác.

◆ Tôn kính ngữ (尊敬語): dùng để chỉ hành động, trạng thái của người trên mình/ người ngoài, bày tỏ thái độ kính trọng với đối phương.

◆ Khiêm nhường ngữ (謙譲語): dùng khi nói về hành động của bản thân, người nhà (người cùng công ty khi nói chuyện với công ty khác,…) bày tỏ thái độ khiêm nhường.

◆ Từ lịch sự (丁寧語): là từ ở thể 「です」「ます」. Từ lịch sự khác với tôn kính ngữ ở chỗ, tôn kính ngữ không thể dùng để nói về hành động, trạng thái của bản thân, còn từ lịch sự có thể dùng cho mọi trường hợp.

2. Kính ngữ thường dùng

 Kính ngữ nhân xưng

 Thông thường, trong giao tiếp hàng ngày, ngôi xưng thứ nhất các bạn hay dùng là わたし (tôi), ぼく(xưng hô của nam), おれ(xưng hô của nam), あたし (xưng hô của nữ). Tuy nhiên, khi giao tiếp với người bề trên, đặc biệt là đối tượng giao tiếp là khách hàng thì những ngôi xưng như thế này không còn phù hợp nữa.

 Trong kính ngữ tiếng Nhật, có một số cách xưng hô để chỉ bản thân người nói một cách khiêm nhường thay cho わたし như わたくし当方(とうほう)、こちら hay 小生(しょうせい). Và thay vì gọi người khác là あなた, các bạn hãy sử dụng あなた様(あなたさま)hoặc そちら様(そちらさま)để tỏ thái độ tôn kính đối phương.

 Còn rất nhiều từ khác được chia ra làm tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ được sử dụng trong công ty Nhật, đặc biệt trong văn phong kinh doanh, làm ăn. Các bạn hãy tham khảo bảng bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!

★ Cách tạo kính ngữ thông thường

+)Các cách tạo tôn kính ngữ

① Động từ chia ở thể bị động(受身): 動詞+れる/られる 例:課長が日本へ帰りますかー>課長が日本へ帰られますか、行きますー>行かれます

② Động từ thể “masu” bỏ “masu”:お/ご+ 動詞(ます)+になります 例:課長が 使いますー>課長がお使いになります、取ります ー>お取りになります

③ Động từ thể sai khiến: (し)てくださいー>お/ご+ 動詞(ます)+ください 例:封筒に入れて下さいー>封筒にお入れください、待ってくださいー>お待ちください

④ Kính ngữ đặc biệt (tham khảo Bảng động từ kính ngữ bất quy tắc bên dưới)

+) Các cách tạo khiêm nhường ngữ

① Động từ thể “masu” bỏ “masu”: お/ご+ 動詞(ます)+します/いたします。 例:手伝いますー>お手伝い致します、連絡しますー>ご連絡致します

② Động từ nhóm 3:  動詞(します)+させていただきます 例:添付しますー>添付させて頂きます報告しますー>報告させて頂きます

③ Động từ “masu” bỏ “masu”:  お/ご+動詞(ます)+申し上げます 例:依頼しますー>ご依頼申し上げます、詫びますー>お詫び申し上げます

④ Khiêm nhường ngữ đặc biệt (tham khảo Bảng động từ kính ngữ bất quy tắc bên dưới)

Bảng động từ kính ngữ đặc biệt

+) Các cách tạo từ lịch sự

 Để tạo từ, câu lịch sự, hãy thêm 「です/ます」 khi kết thúc câu, thêm 「お/ご」vào trước danh từ như お電話、お酒、お手伝い、お言葉、お時間、お手洗い、お考え、お気持ち、ご伝言、ご来社、ご自宅、ご相談、ご返信、ご連絡、ご心配、ご返事(お返事),…

 Các trường hợp không thêm「お/ご」: trước từ ngoại lai như コーヒー、レストラン, trước danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, đồ vật công cộng, động vật, thực vật.

 Tham khảo thể lịch sự của một số từ đặc biệt trong bảng dưới

★ Các cụm từ hay dùng trong kinh doanh

 Khi cần mở lời nhờ vả hoặc bắt đầu câu chuyện, hãy sẻ dụng các cụm từ như お忙しいところ申し訳ありません (Xin lỗi vì đã làm gián đoạn công việc)、ただ今お時間よろしいでしょうか (Xác nhận xem hiện tại có thể nói chuyện được không?)、お話し中、大変失礼いたします (Xin lỗi vì làm gián đoạn câu chuyện).

>> Tham khảo kỹ năng báo cáo trong công ty Nhật: Cùng tìm hiểu về Ho-ren-so

 Khi cần hỏi ý kiến đối phương: いかがでしょうか (Dùng để hỏi ý kiến của cấp trên khi đưa ra đề án)、いかがなさいますか (Dùng để hỏi nguyện vọng hoặc ý muốn của đối phương muốn làm như thế nào)、いかがいたしますか (Xin ý kiến của đối phương xem bản thân mình nên làm như thế nào).

 Các dụm từ dùng khi nghe điện thoại: お世話になっております (Câu chào hỏi cơ bản thường dùng khi nghe điện thoại)、少々お待ちください (Dùng khi muốn đối phương chờ trong lúc chuyển máy)、あいにく席を外しております (Khi người cần gặp không có mặt, thay cho từ 「いません」).

> >Tham khảo thêm về cách gọi điện thoại trong công ty NhậtKỹ năng nghe và gọi điện thoại (phần 1)

3. Cách dùng kính ngữ sai

★ Dùng lẫn giữa tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ

 × 「安田さんはおりますか?」 

「安田様はいらっしゃいますか」   

⇒ Yamada là người khác công ty, do đó phải dùng kính ngữ. 「おる」 là khiêm nhường ngữ, hơn nữa với người ngoài công ty không dùng さん, mà phải dùng 「様」 

 × 「お世話様です」

⇒ Cụm từ này dùng để cảm ơn khi nhờ ai đó làm việc gì, tuy nhiên chỉ dùng để nói với người dưới(目下の人), không được dùng với người trên(目上の人)

 × 「ご苦労様です」

 ○ 「お疲れ様です」  

⇒ 「ご苦労様です」 là câu người trên nói với người dưới.

★ Dùng kính ngữ cho đồ vật

 × 「素敵なお部屋でいらっしゃいますね」

 ○ 「素敵なお部屋ですね」  

⇒ 「いらっしゃる」 là thể tôn kính ngữ của 「いる」, mà 「部屋」 lại là đồ vật nên sử dụng 「いらっしゃる」 là không phù hợp. Để chuyển sang cách nói lịch sự, hãy kết thúc bằng 「です」

★ Dùng câu mệnh lệnh

 × 「お話して下さい」

 ○ 「お話ください」  

⇒ 「して」 là câu mệnh lệnh-> tránh dùng. Chỉ cần dùng 「ください」 là đủ.

★ Dùng thể lịch sự cho bản thân

 × 「お仕事をします」

 ○ 「仕事をします」  

⇒ Thêm 「お」 và 「ご」 là cách khiến câu trở nên lịch sự hơn, tuy nhiên nếu dùng cho bản thân sẽ tạo cảm giác thiếu tế nhị

Tomoni cung cấp thông tin về xin việc tại Nhật, thuế, bảo hiểm, nenkin và nhiều thông hữu ích khác.

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

kính ngữ Xem bình luận và phản hồi

Từ khóa » Bảng Kính Ngữ Khiêm Nhường Ngữ Tiếng Nhật