Kính Ngữ Tiếng Nhật - Minna Bài 49

Kính ngữ tiếng Nhật để thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng đối với người có vị trí hay cấp bậc cao hơn mình sẽ dùng cách nói gì không? Tất nhiên đó là Kính ngữ.

Giống với tiếng Việt, tiếng Nhật cũng có các cách nói chuyện khác nhau tùy theo mỗi đối tượng khác. Chẳng hạn như nói chuyện với bạn bè, người thân ta dùng thể thường hoặc từ thân mật; còn đối với người lạ thì dùng thể lịch sự và tất nhiên khi nói với người lớn tuổi hoặc có vị trí cao ta dùng kính ngữ để đối đáp.

Tuy nhiên, Kính ngữ trong tiếng Nhật lúc bắt đầu học thật sự rất khó nhớ và phức tạp. Vậy nên mục đích bài viết hôm nay sẽ giới thiệu thật dễ hiểu về cách sử dụng và các dạng của 尊敬語 (そんけいご) – Tôn kính ngữ  nhé!

Xem thêm: khiêm nhường ngữ

Kính ngữ tiếng Nhật

Mục lục

Toggle
  • Kính ngữ tiếng Nhật
  • Ba dạng tôn kính ngữ trong tiếng nhật
    • Dạng có quy tắc: お(ご)〜になる」
    • Kính ngữ tiếng Nhật-Dạng bất quy tắc
    • Dạng kính ngữ tiếng Nhật của danh từ: 「お・ご」+ N
  • Bảng chuyển đổi kính ngữ tiếng Nhật: Tôn kính ngữ-Khiêm nhường ngữ-Thể lịch sự
  • Cách phân biệt Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ

Kính ngữ tiếng Nhật

Kính ngữ tiếng Nhật

Tôn kính ngữ là gì? Dùng trong trường hợp nào? kính ngữ tiếng Nhật

Tôn kính ngữ là một trong 3 dạng kính ngữ. Khi muốn diễn tả hoặc truyền đạt lại hành động và trạng thái của đối phương – người được tôn trọng, hãy sử dụng Tôn kính ngữ để thể hiện cảm giác kính trọng đối phương. Chẳng hạn, khi nói về hành động hay trạng thái của thầy cô giáo hoặc cấp trên thì phải dùng Tôn kính ngữ.

Kính ngữ giúp tạo ấn tượng tốt cho đối phương vì chúng mang lại sự tôn trọng một cách tự nhiên nhất. Giao tiếp sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn thể hiện một cách tự nhiên sự tôn trọng mà bạn dành cho đối phương bằng cách sử dụng kính ngữ. Tóm lại, Tôn kính ngữ là những từ đề cao hành vi của đối tượng.

Ví dụ:  Để thể hiện sự kính trọng đối với thầy giáo ta nói「先生がおっしゃったthay vì nói 「先生が言った

Tuy nhiên, không nên dùng quá mức hoặc dùng sai trường hợp sẽ phản tác dụng và gây cảm giác thất lễ. Vì thế, Tôn kính ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau:

(1) Trường hợp thực sự tôn trọng đối phương.

(2) Trường hợp cần thiết hoặc bắt buộc phải nói điều gì đó tôn trọng đối phương.

(3) Trường hợp muốn nói chuyện và giữ khoảng cách với đối phương.

Trường hợp (1) có thể sử dụng tôn kính ngữ một cách tự nhiên. Trường hợp (2) thường dùng với thầy cô giáo, cấp trên, khách hàng,… bởi đây là những người cần thiết phải sử dụng kính ngữ để nói chuyện.

Ngoài việc muốn thể hiện sự tôn trọng, tôn kính ngữ có thể dùng để giữ khoảng cách với đối phương. Nếu biết dùng kính ngữ và nói một cách khéo léo sẽ không thể hiện sự thân thiện quá mức cần thiết.

Ba dạng tôn kính ngữ trong tiếng nhật

Kính ngữ tiếng Nhật
kính ngữ tiếng nhật
  • Dạng có quy tắc: お(ご)〜になる」

Dạng「お(ご)〜になる」là hình thức tôn kính ngữ phổ biến nhất. Được hình thành bằng cách thêm tiếp đầu ngữ お(ご)vào trước V (I/II) bỏ ます  rồi thêm になる.

Ví dụ: chuyển câu “社長が読む-Giám đốc đọc” từ thể lịch sự sang kính ngữ

社長が読む 社長がお読みになる

Như vậy, hình thức chung của tôn kính ngữ được thành lập bằng cách thêm từ cụ thể お(ご)vào cụm từ cơ bản.

Dưới đây là bảng tổng hợp một số hình thái phổ biến thường gặp trong tôn kính ngữ

尊敬語・一般形
お(ご)~になる お書きになる、お読みになる
お(ご)~だ(です) お食べだ、お食べです
~なさる 書きなさる、呼びなさる
~ていらっしゃる 美しくていらっしゃる
お~ください お読みください、お待ちください
れる られる される 書かれる、乗られる、出張される
  • Kính ngữ tiếng Nhật-Dạng bất quy tắc

Ngoài hình thức chung như trên, có một số từ khi chuyển sang tôn kính ngữ sẽ được quy định cụ thể mà không cần áp dụng cấu trúc của hình thức chung như trên. Đó là các dạng bất quy tắc trong tôn kính ngữ.

基本型 特定型・尊敬語
言う おっしゃる
食べる・飲む 召し上がる
見る ご覧になる
いる いらっしゃいる
来る・行く いらっしゃる

見える

おいでになる

知っている ご存知です
する なさる
くれる くださいる

Ví dụ:

部長がおっしゃった。Trưởng phòng đã nói.

望月先生はいらっしゃいますか。Có thầy Mochizuki ở đây không ạ?

昨日大統領はお亡くなりになりましたHôm qua ngài tổng thống đã mất.

  • Dạng kính ngữ tiếng Nhật của danh từ: 「お・ご」+ N

Trong một số trường hợp, có thể thêm お(ご)vào đối tượng được tôn trọng, chẳng hạn như “tên”, để làm cho nó trở thành một từ kính ngữ. Ví dụ trong câu: An先生のご本を貸していただく」– “Cho tôi mượn sách của cô An”. Trong câu này được thêm vào trước để thể hiện sự kính trọng với cô An.

Ngoài ra, có thể thêm một số Hán tự có nghĩa kính trọng như vào trước một số danh từ như 「社」để thể hiện sự kính trọng với đối tượng được nhắc đến.

接頭語
お手紙、お宅
ご一同 ご意見 ご両親
(Quý) 貴社:quý công ty

貴殿: quý ngài 

貴校: quý trường (dùng khi viết đơn xin dự thi)

(Phương) 芳名: danh ngài/tiếng thơm/danh tiếng,…
(Lệnh) 令息: từ tôn kính khi nói về con trai người khác (công tử)

令嬢: từ tôn kính khi nói về con gái người khác (tiểu thư)

(Tôn) 尊名: quý danh 

尊父: quý phụ (từ tôn kính khi nói về cha của người khác) 

尊顔: sắc mặt (từ tôn kính khi nói đến sắc mặt của người vế trên)

(Cao) 高名: quý danh

Ví dụ:

あなたのお名前を教えてください。Vui lòng cho tôi biết tên của bạn.

ご住所をお知らせください。Vui lòng cho tôi biết địa chỉ của ngài.

かねてから、ご高名は伺っております。Tôi đã nghe về quý danh ngài trong một thời gian rồi.

Trong Khiêm nhường ngữ cũng có dạng 「お・ご」+ N thế nên các bạn dễ nhầm lẫn giữa hai dạng này.

(A) 私から先生へのお手紙  謙譲語

(B) 先生から私へのお手紙  尊敬語

Sự khác biệt nằm ở chủ thể của câu, trong trường hợp A お手紙 là của nên dùng khiêm nhường ngữ bởi đây là vật của mình. Còn trường hợp B là chỉ vật của thầy giáo-là đối tượng cần được tôn trọng nên お手紙 trong trường hợp này mang ý nghĩa tôn kính ngữ.

Bảng chuyển đổi kính ngữ tiếng Nhật: Tôn kính ngữ-Khiêm nhường ngữ-Thể lịch sự

Kính ngữ tiếng Nhật có 3 loại là: Tôn kính ngữ – Khiêm nhường ngữ – Lịch sự ngữ. Dưới đây sẽ là bảng tổng hợp về cách dùng, chủ thể động từ và một số từ đặc biệt về 3 loại kính ngữ.

基本型 尊敬語 謙譲語 丁寧語
Chỉ mục đích Nhằm đề cao đối phương Nhằm hạ thấp mình xuống nâng cao đối phương Nhằm bày tỏ một cách lịch sự
Chủ thể của hành động Chủ thể là người được đề cao (đối phương) Chủ ngữ là “mình” Tùy ý
来る いらっしゃる

おいでになる

みえる

おこしになる

伺う

参る

来ます
帰る お帰りになる

帰られる

おいとまする 帰ります
言う おっしゃる

言われる

申す

申し上げる

言います
聞く お聞きになる 拝聴する

うかがう

聞きます
もらう お受け取りになる 頂戴する

拝受する

いただく

もらいます

Cách phân biệt Tôn kính ngữ và Khiêm nhường ngữ

Kính ngữ tiếng Nhật
kính ngữ tiếng nhật

Sự khác nhau lớn nhất giữa “Tôn kính ngữ” và “Khiêm nhường ngữ” ở chỗ chủ thể của hành động là thuộc về “mình” hay là “đối phương”. Vì thế nếu xác định đúng chủ thể của hành động thì bạn sẽ biết câu nói đó dùng “Tôn kính ngữ” hay “Khiêm nhường ngữ”. Tóm lại:

“Khiêm nhường ngữ” là một cách diễn đạt nhằm hạ thấp hành động của mìnhnâng cao đối phương. Chủ ngữ của câu hướng về mình.

“Kính ngữ”  là một cách biểu hiện sự tôn trọng và trực tiếp nâng cao hành động của đối phương. Chủ ngữ của câu là hướng về đối phương.

Tôn kính ngữ là câu thể hiện sự kính trọng đối với người khác vì thế không thể lấy chủ ngữ hành động là mình để thành lập câu tôn kính. Như vậy, sẽ làm thay đổi ý nghĩa câu muốn diễn đạt và có lẽ gây hiểu lầm với người nghe.

Ví dụ: 私はお帰りになる」先生がお帰りになる」câu nào đúng?

Trong 2 câu trên vì「お帰りになる」là tôn kính ngữ thế nên không thể đi với chủ ngữ là  私は thì thế câu này chỉ có thể dùng Tôn kính ngữ để thể hiện sự kính trọng với đối tượng 先生.

Tham khảo: sách kính ngữ tiếng Nhật

Không nên sử dụng “kính ngữ kép”

Kính ngữ tiếng Nhật
kính ngữ tiếng nhật

Kính ngữ kép hay là kính ngữ hai lần là từ biểu hiện việc sử dụng 2 lần kính ngữ trong một từ hay cụm từ.

Ví dụ: 「お召し上がりになられましたか?」là việc sử dụng 2 lần kính ngữ「召し上がる」「られる」Trong trường hợp này chỉ nên dùng「召し上がりましたか?」hoặc là「食べられましたか?」mới là cách sử dụng đúng và dễ hiểu.

Đừng nên sử dụng 2 lần kính ngữ như「お(ご)〜になる」+「られる」Bởi vì「お(ご)〜になる」「られる」bản thân chúng đều là kính ngữ rồi, nếu sử dụng chồng hoặc lặp đi lặp lại 2 lần kính ngữ như vậy sẽ tạo cảm giác khó chịu, có cảm giác rất thất lễ với người nghe. Dưới đây là một số ví dụ kính ngữ kép và cách dùng đúng nên dùng của kính ngữ.

 お召し上がりになられる

 召し上がる

 お見えになられる

 お見えになる

 おっしゃられた

 おっしゃった

 お帰りになられました

 お帰りになりました

Tạo ấn tượng tốt khi dùng kính ngữ tiếng nhật

Kính ngữ có thể giúp bày tỏ cảm xúc tôn trọng và yêu mến của người nói dành cho người nghe/người đọc một cách tự nhiên.

Sử dụng kính ngữ không chỉ cho các tình huống kinh doanh và tương tác với cấp trên, mà còn dùng cho những người bạn nghĩ là quan trọng với mình.

Bạn không chỉ thể hiện được sự đề cao và tôn trọng đối phương mà còn có thể truyền tải được tình cảm trân trọng của mình. Bằng cách sử dụng từ ngữ một cách cẩn thận và lịch sự nhất sẽ cải thiện ấn tượng của bạn với đối phương và tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp.

Từ khóa » Bảng Chia Tôn Kính Ngữ