Kinh Nguyệt Ra Nhiều Cục Máu đông Là Bị Làm Sao?
Có thể bạn quan tâm
Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông là bị làm sao? Có gây nguy hiểm không? Đây là vấn đề khiến rất nhiều chị em lo lắng và quan tâm. Thực tế, trong kỳ kinh nguyệt mà có hiện tượng ra nhiều cục máu đông có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy có những biện pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông nào mà chị em cần biết?
1. Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bình thường của các chị em phụ nữ. Đây là hiện tượng chảy máu âm đạo, diễn ra theo chu kỳ 1 lần/ tháng. Cụ thể, mỗi tháng tử cung đều được chuẩn bị cho quá trình trứng đã thụ tinh xảy ra. Khi trứng rụng mà không gặp tinh trùng thì sẽ không thụ tinh nên vào ngày cuối vòng kinh nguyệt (cụ thể là ngày thứ 28), tuyến yên sẽ nhận được mệnh lệnh của vùng dưới đồi và truyền lại cho buồng trứng.
Vì vậy, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất 2 các hormone estrogen và progesterone khiến cho các năng lượng không được tuần hoàn tiếp. Tới đây, lớp màng dày lên và bong ra tạo ra sự xuất huyết và nó được gọi là: Kinh nguyệt.
Thông thường, khi hành kinh thì máu kinh nguyệt bình thường của nữ giới có màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Máu ra loãng hoặc có thể do những nguyên nhân khác nhau mà kinh nguyệt bị vón cục, có màu đỏ với mẫu hơn. Người ta thường gọi là cục máu đông.
Quan sát tình trạng này cẩn trọng, nếu bạn thấy máu đông diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt trong thời gian ngắn và không có biểu hiện khó chịu nào của cơ thể: Thì có thể xem đây là hiện tượng bình thường.
Ngược lại, nếu cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt xảy ra trong thời gian lâu, kèm theo nhiều biểu hiện khó chịu như: Chuột rút, đau đớn… thì các bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó, có phương hướng và biện pháp điều trị cụ thể.
3. Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng máu kinh ra nhiều vón cục. Trong đó, các chị em có thể chú ý đến các nguyên nhân như sau:
3.1. Bị nghẽn tử cung
Lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn và bị vón cục có thể xuất hiện khi thành tử cung đang bị yếu tố nào đó gây áp lực, cản trở khả năng co bóp tử cung. Khi tử cung co bóp không đúng cách khiến máu chảy ra rồi bị đông lại vón cục trong khoang tử cung, dẫn đến hiện tượng ra nhiều cục máu đông trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân khiến tử cung bị tắc nghẽn chủ yếu là các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, Polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung, Adenomyosis, hoặc ung thư.
3.2. Rối loạn nội tiết tố nữ
Niêm mạc tử cung dày lên và khỏe mạnh là nhờ sự cân bằng hai nội tiết tố estrogen và progesterone. Nếu cán cân này bị mất thăng bằng sẽ dẫn đến việc kinh nguyệt ra nhiều, máu kinh dễ vón cục. Trong quá trình hành kinh, nồng độ estrogen tăng cao khiến cho thành tử cung dày gấp nhiều lần mức bình thường. Do đó, khi lớp màng thành tử cung bong ra dẫn đến hiện tượng máu kinh ra với hàm lượng nhiều, kèm theo hiện tượng các cục máu đông lại và có màu đen.
Nguyên nhân gây nội tiết tố bị rối loạn thường do: tiền mãn kinh, mãn kinh, tăng hoặc giảm cân nhiều.
3.3. Sảy thai
Có nhiều nguyên nhân khiếp chị em bị sảy thai, thậm chí có trường hợp bị sảy thai trước khi biết mình có thai. Khi sảy thai sớm có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường, mảng huyết nhầy màu hồng hoặc nâu, đau bụng dưới và bị cục máu đông.
3.4. Thiếu máu, thiếu sắt
Đối với những chị em có thể trạng cơ thể yếu ớt, thiếu sắt, thiếu máu thì tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông rất dễ xảy ra. Nguyên nhân gây ra thiếu máu được xác định là do bị mắc một số bệnh liên quan đến rối loạn hồng cầu. Điều này khiến cho số lượng hồng cầu ở những người này thấp hơn bình thường.
Ngoài ra, có một số trường hợp mặc dù không thiếu máu nhưng lại thiếu một loại protein với tên gọi là hemoglobin. Loại protein này rất giàu sắt và có công dụng chính giúp tạo nên màu đỏ của máu trong cơ thể chúng ta.
Với chức năng là vận chuyển oxy đến các cơ quan nội tạng và vận chuyển CO2 từ gan trở về các bộ phận là gan, phổi, lá lách… Hồng cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cơ thể. Bởi vậy, khi thiếu máu, thiếu sắt sẽ gây ra vấn đề tai hại là khiến cơ thể bị thiếu oxy và thừa khí CO2. Chính điều này đã gây ra nhiều vấn đề xấu cho sức khỏe, nhất là khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ra nhiều máu và vón thành các cục máu đông.
3. Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông khi nào là bất thường?
Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có thể là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Điều này còn căn cứ vào những triệu chứng cụ thể:
3.1. Biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Kinh nguyệt có cục máu đông thường là kết quả của hỗn hợp tế bào máu, protein máu và mô từ niêm mạc tử cung và được coi là chức năng đông máu bình thường tương tự như ở các bộ phận khác trên cơ thể khi bị chấn thương mô. Vào những ngày kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ giải phóng các protein đông máu nên máu trong tử cung sẽ bị đông lại. Tình trạng này ngăn chặn hiện tượng chảy máu của mạch máu ở trong niêm mạc tử cung. Nếu lượng máu là đáng kể thì các protein đông máu có thể kết tụ lại với nhau để hình thành cục máu đông. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 3 – 7 ngày tùy thể trạng và tình trạng sức khỏe của từng chị em. Một chu kỳ kinh bình thường sẽ có biểu hiện như sau:
- Ngày thứ nhất: Ngày đầu tiên máu kinh xuất hiện.
- Ngày thứ 5: Nội mạc tử cung phát triển dày hơn.
- Ngày thứ 14 – 16: Trứng rụng từ buồng trứng rồi di chuyển đến vòi trứng.
- Ngày thứ 28 – 32: Nếu trứng không gặp tinh trùng và hiện tượng thụ tinh không diễn ra nên lượng hormone giảm xuống, nội mạc tử cung bong ra và chu kỳ kinh tiếp theo diễn ra.
Nếu thấy kinh nguyệt ra máu đông kèm các hiện tượng sau trong kỳ kinh thì được xem là bình thường:
- Máu đông ở ngày đầu tiên của những ngày hành kinh.
- Không gây đau đớn hoặc đau nhưng rất nhẹ.
- Độ tuổi hành kinh là lứa tuổi dậy thì.
Do đó nếu thấy kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông diễn ra trong thời gian ngắn và thường ở đầu ngày hành kinh và không gây ra sự khó chịu nào thì đây là tình trạng bình thường.
3.2. Biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông khi nào là bất thường?
Như đã nói ở trên, máu hành kinh thường có màu đỏ thẫm và loãng. Thời gian hành kinh của nữ giới thường là từ 3 – 7 ngày. Nếu biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và vón cục có thể xem là tình trạng bất thường nếu:
- Diễn ra thường xuyên: Nếu tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông diễn ra với tần suất liên tục và nhiều thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường ở cơ quan sinh sản. Chị em cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp can thiệp đúng cách, kịp thời.
- Kèm đau bụng: Nếu thấy kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có kèm theo cảm giác đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, chóng mặt, tê lạnh chân tay, mồ hôi ra nhiều,… ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì có thể nguyên nhân là do các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…
- Một số triệu chứng khác: Nếu thấy kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông kèm theo các triệu chứng bất thường khác như:
- Máu kinh có mùi chua, hôi rất khó chịu.
- Máu kinh đen một cách khác thường.
- Máu kinh có lẫn các chất nhầy dai, bết dính, dễ kéo thành sợi,…
- Lượng máu kinh ra nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh sau mỗi hai giờ hoặc là ít hơn.
4. Biến chứng của tình trạng máu kinh ra nhiều vón cục
Nếu hiện tượng nhiều cục máu đông xuất hiện trong máu kinh với tần suất thường xuyên, thì tốt nhất chị em nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Bởi nếu kéo dài tình trạng này, lượng máu kinh chảy ra nhiều, khiến cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, không đủ khả năng tạo ra hồng cầu khỏe mạnh. Dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, gầy gò, đau ngực….
5. Làm thế nào để xác định nguyên nhân gây cục máu đông trong kỳ kinh?
Xác định chính xác nguyên nhân gây ra cục máu đông trong chu kỳ sẽ giúp việc điều trị và phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Để làm được điều này, chị em nên nhờ đến sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, những người có chuyên môn để được tư vấn chuyên sâu và cụ thể nhất
Thông thường, để xác định nguyên nhân hình thành máu kinh vón cục, bác sĩ sẽ tìm hiểu về các vấn đề sau:
- Hỏi về yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến kỳ kinh như: hỏi xem chị em có dùng biện pháp tránh thai nào không? Đã từng phẫu thuật vùng chậu chưa?…..
- Kiểm tra tử cung của người bệnh xem có dấu hiệu bất thường gì không?
- Xét nghiệm máu để phát hiện sự mất cân bằng nội tiết tố
- Chẩn đoán hình ảnh tử cung bằng siêu âm, chụp MRI nếu cần thiết, để kiểm tra u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung hay tìm ra các tác nhân khác làm ảnh hưởng đến hoạt động co bóp bình thường của tử cung.
6. Cách điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Có nhiều biện pháp để điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông. Xong chị em cần tuân thủ quy tắc an toàn và khoa học. Trước khi áp dụng phương pháp nào cũng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó, mới có hướng điều trị đúng đắn, giúp giải quyết triệt để tình trạng này. Dưới đây là một số cách điều trị mà chị em có thể thực hiện như:
- Bổ sung nhiều nước, tránh để cơ thể mất nước
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, ổn định
- Hạn chế thức quá khuya, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Sử dụng bổ sung thuốc cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu
- Nếu có dấu hiệu bệnh lý, cần đến cơ sở y tế để thăm khám
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, giàu vitamin, đặc biệt là bổ sung chất sắt. Đồng thời, chị em nên tránh dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có thể là dấu hiệu bình thường, nhưng cũng có trường hợp là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Chị em cần chú ý quan sát các triệu chứng khác thường, đồng thời nên đến bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Có thể bạn quan tâm: 6 điều chị em cần biết về kinh nguyệt ra nhiều sau sinh
Nguồn tham khảo
- [1] Blood clots during menstruation: A concern? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menorrhagia/expert-answers/blood-clots-during-menstruation/faq-20058401
- [2] 7 Potential Causes for Large Blood Clots During Your Period. https://www.advancedgynecology.com/2020/7-potential-causes-for-large-blood-clots-during-your-period/
- [3] Are blood clots normal during a period? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322707
Từ khóa » đèn đỏ Ra Quá Nhiều
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Nguy Hiểm Không Và Hướng Xử Lý - Medlatec
-
KINH NGUYỆT RA NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Sao Không? Phải Làm Gì?
-
[GIẢI ĐÁP] Kinh Nguyệt Ra Nhiều Có Nguy Hiểm Không?
-
Những Biểu Hiện Kinh Nguyệt Bất Thường Không Nên Bỏ Qua - Ferrovit
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Vô Sinh Từ Kinh Nguyệt Bất Thường
-
Máu Kinh Vón Cục: Nguy Hiểm Hay Bình Thường? - Hello Bacsi
-
Bạn Có Hiểu Về Lượng Kinh Nguyệt? - Diana
-
Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt | Columbia Asia Hospital
-
Kinh Nguyệt Ra Nhiều Máu đỏ Tươi | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Kinh Nguyệt Nhiều Hay ít đều Có Hại
-
Chú ý Chảy Máu Ngoài “ngày đèn đỏ” - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chảy Máu Tử Cung Bất Thường Do Rối Loạn Chức Năng Phóng Noãn ...
-
Phụ Nữ Mất Bao Nhiêu Máu Trong Ngày đèn đỏ? - Suckhoe123
-
Kinh Nguyệt Ra ít Do đâu? - Bệnh Viện Phụ Sản Hải Phòng
-
Những điều Mẹ Cần Biết Kinh Nguyệt Sau Khi Sinh