Kinh Nguyệt Thất Thường, Bác Sĩ Khuyên Không Chữa, Vì Sao?
Có thể bạn quan tâm
Thông thường kinh nguyệt của phụ nữ đi theo chu kỳ mỗi tháng một lần (có thể dao động từ 20 đến 40 ngày) nên gọi là kinh nguyệt. Tuy nhiên, lại có không ít những người đi theo chu kỳ cá thể (tức không có một chu kỳ nào): 2 tháng thấy kinh một lần gọi là tính nguyệt, 3 tháng 1 lần gọi là cự nguyệt, nếu 1 năm 1 lần gọi là tỵ niên, có người không có kinh mà vẫn có con gọi là ám kinh, có người đã mang thai mà đến kỳ kinh vẫn ra ít máu song thai nhi vẫn phát triển bình thường gọi là ích kinh...
Kinh nguyệt không phải là một yếu tố bất di, bất dịch, nó thay đổi tùy thuộc vào cơ thể của phụ nữ. Mà việc thụ thai lại cần rất nhiều yếu tố ngoài trứng tốt, tinh trùng khỏe. Dù thế, tựu trung lại việc không có được một vòng kinh bình thường, đều hàng tháng như những phụ nữ khác sẽ làm giảm khả năng thụ thai của bạn khi lấy chồng.
Nguyên nhân bởi vì: không như đàn ông mỗi ngày sản xuất ra hàng triệu tinh trùng và tinh trùng có thể sống trong môi trường âm đạo phụ nữ tới 72 giờ thì với phụ nữ bình thường một tháng chỉ rụng trứng một lần vào ngày 14 của chu kỳ kinh và trứng chỉ sống được 24 giờ.
Như vậy, ngay cả với phụ nữ có vòng kinh đều hàng tháng thì một tháng họ cũng chỉ có thể thụ thai được vào đúng 1, 2 ngày khi trứng rụng. Điều này chỉ ra rằng những phụ nữ mà kinh nguyệt 2, 3 tháng, 1 năm mới có một lần thì đương nhiên số lần rụng trứng cũng như vậy, nên khả năng thụ thai thấp hơn.
Trường hợp của bạn kinh nguyệt vài tháng mới có, mỗi lần lại đau bụng, ra máu đen, đóng cục... Sở dĩ các bác sĩ tây y khuyên bạn không nên khám ngay bởi vì thuốc nội tiết tây y là con dao 2 lưỡi. Tuy nó tác dụng nhanh, có kết quả ngay nhưng dùng lâu dài sẽ có hại, ngưng thuốc thì vấn đề vẫn không được giải quyết. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân không nên chữa vội mà đợi đến lúc lấy chồng mới chữa là vì thế.
Còn phương pháp chữa của đông y thường mất vài tháng (cá biệt có trường hợp cả năm) uống thuốc kinh nguyệt mới đi vào ổn định. Nó giải quyết được tận gốc vấn đề lại không gây tác dụng phụ... Vì thế mới khuyên bạn nên chữa ngay vì đợi đến lúc lấy chồng, khó có con mới chữa thì nó rất mất thời gian và đòi hỏi phải kiên trì.
Chúc bạn khỏe.
Thạc sĩ đông y đa khoa Vũ Quốc Trung
- 'Kinh nguyệt thất thường không nên dùng thuốc tránh thai'
- 10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Nguyệt 3 Tháng 1 Lần
-
Kinh Nguyệt Thưa ảnh Hưởng Thế Nào Tới Sức Khỏe Sinh Sản? | Vinmec
-
Tình Trạng 2 - 3 Tháng Có Kinh Nguyệt Một Lần Nên Làm Gì?
-
3 Tháng Mới 'có Kinh' Một Lần, Có Gì Nguy Hiểm Không?
-
Chị Em Thận Trọng: Mất Kinh Nguyệt 3 Tháng Liên Tiếp Là Do đâu?
-
Giải đáp: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần Là Dấu Hiệu Bất Thường
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không đều Có Thai Không? | TCI Hospital
-
Giải đáp Thắc Mắc: Thế Nào Là Một Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?
-
Có Kinh Nguyệt 2 Lần Một Tháng Có đáng Lo?
-
Một Năm Không Có Kinh Nguyệt - Tuổi Trẻ Online
-
2-3 Tháng Có Kinh Một Lần - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt - Columbia Asia