Một Năm Không Có Kinh Nguyệt - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không? (NLH)
- Tư vấn của phòng mạch online:
Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 - 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:
(1) Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.
(2) Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.
(3) Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.
Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.
- Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.
- Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp (2) và (3) thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp (1), cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.
Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.
Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Nguyệt 3 Tháng 1 Lần
-
Kinh Nguyệt Thưa ảnh Hưởng Thế Nào Tới Sức Khỏe Sinh Sản? | Vinmec
-
Tình Trạng 2 - 3 Tháng Có Kinh Nguyệt Một Lần Nên Làm Gì?
-
3 Tháng Mới 'có Kinh' Một Lần, Có Gì Nguy Hiểm Không?
-
Chị Em Thận Trọng: Mất Kinh Nguyệt 3 Tháng Liên Tiếp Là Do đâu?
-
Giải đáp: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Rối Loạn Kinh Nguyệt 1 Tháng Có 2 Lần Là Dấu Hiệu Bất Thường
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không đều Có Thai Không? | TCI Hospital
-
Giải đáp Thắc Mắc: Thế Nào Là Một Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?
-
Kinh Nguyệt Thất Thường, Bác Sĩ Khuyên Không Chữa, Vì Sao?
-
Có Kinh Nguyệt 2 Lần Một Tháng Có đáng Lo?
-
2-3 Tháng Có Kinh Một Lần - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Những điều Cần Biết Về Rối Loạn Kinh Nguyệt - Columbia Asia