KINH PHÁP HOA - PHẨM ĐÀ LA NI - Thiền Viện Thường Chiếu
Có thể bạn quan tâm
KINH PHÁP HOA - PHẨM ĐÀ LA NI
- TỔNG KẾT VỀ KINH PHÁP HOA - 29/02/2012 13:16
- KINH PHÁP HOA - PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT - 22/02/2012 14:19
- KINH PHÁP HOA - PHẨM DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ - 13/02/2012 13:24
- KINH PHÁP HOA - PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN - 20/01/2012 00:16
- KINH PHÁP HOA - PHẨM DIỆU ÂM BỒ TÁT - 05/01/2012 11:08
- KINH PHÁp HOA - PHẨM DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT BỔN SỰ - 26/12/2011 13:48
- KINH PHÁp HOA - PHẨM CHÚC LỤY - 18/12/2011 13:40
- KINH PHÁP HOA- PHẨM NHƯ LAI THẦN LỰC - 08/12/2011 14:14
CHÁNH VĂN:
Lúc bấy giờ, Ngài Dược Vương Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo bày vai hữu chắp tay hướng Phật mà bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn hay thọ trì được kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc tụng thông lẹ, hoặc biên chép quyển kinh, đặng bao nhiêu phước đức?".
Phật bảo Ngài Dược Vương: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn cúng dường tám trăm muôn ức na do tha hằng hà sa các đức Phật, ý ông nghĩ sao? Người đó đặng phước đức có nhiều chăng?". Thưa Thế Tôn! Rất nhiều. Phật nói: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn ở nơi kinh này có thể thọ trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu đọc tụng giải nghĩa, đúng như lời mà tu hành thời công đức rất nhiều". Lúc đó, Ngài Dược Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Con nay sẽ cho người nói kinh Pháp Hoa chú đà la ni để giữ gìn đó. Liền nói chú rằng. (bài chú - không giải nghĩa). GIẢNG: Bồ Tát Dược Vương nói chú, kế Bồ Tát Dõng Thí nói chú, tới bài chú của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, bài chú của Trì Quốc Thiên Vương, sau cùng là bài chú của các vị La sát nữ và quỷ Tử Mẫu. Đến đây mấy vị này nói chú hộ trì gia bị cho người trì tụng kinh Pháp Hoa. Chú thì không cho phép giải nghĩa, giải nghĩa thì hết còn là chú. Trước là phá sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm tới đây là phá hành ấm. Hành ấm là những niệm nghĩ ngợi, niệm thầm kín, nó vi tế sanh diệt khó thấy. Tưởng thì quí vị dễ thấy rồi, còn cái niệm nó nghĩ ngợi âm thầm trong này làm sao thấy? Như vậy, muốn phá nó phải sao? Rất là khó, phải niệm niệm luôn luôn miên mật, luôn luôn âm thầm gìn giữ, không để cho gián đoạn tri kiến Phật thì mới phá nổi nó. Nghĩa là giữ gìn luôn luôn không để cho ý nghĩ nào nó xen vào, nếu có hở chút là ma có dịp thuận tiện liền. Do đó ở đây nói chú để gia bị. Đồng thời để cắt đứt những ý nghĩ kia đây. Quí vị đọc chú nghĩ gì được trong đó?ù Không có chỗ động niệm được. Nếu giữ được miên mật như vậy, mỗi cử chỉ, mỗi hành động mình mới đều thể nhập trong tri kiến Phật và thể nhập mới sâu xa, muốn vậy, mỗi cử chỉ mỗi hành động đều có câu chú hết. Luôn luôn sống miên mật không có kẽ hở, nếu một cử chỉ nào thiếu câu chú thì có kẻ hở, có kẻ hở là có dịp tạp niệm nó xen vào, mà đây gọi là có ma, ma có cơ hội. Vì vậy khi nói chú gia bị thì mình sống được trong đó. Thể nhập được trong tri kiến Phật đó thì nhập mà không thấy mình có nhập gì. Vì đây là sức nó thầm thầm gia bị thôi, không còn thấy có mình nhập, nếu còn thấy có mình nhập lại bị mắc kẹt, đó là ý nghĩa phá hành ấm. Thứ hai nữa, khi phá tưởng ấm hết, thì nó lặng lẽ. Lặng lẽ quá không khéo mình chết trong cái lặng lẽ đó. Mấy vị tu diệt tận định, khi diệt thọ, diệt tưởng rồi rất lặng lẽ, ngồi suốt hàng ngàn năm. Đây phải nhờ sức Phật, sức Bồ Tát gia trì để nhắc nhở, để vươn lên, phát khởi cái diệu dụng, khiến cho nó sáng khắp chớ không mắc kẹt trong chỗ lặng. Làm sao mọi động dụng, mọi cử chỉ đều hiện tri kiến Phật, chớ không phải chỉ âm thầm lặng lẽ đó thôi. Như vậy lặng lẽ mà sáng ngời không mê, tri kiến Phật mới sáng khắp, mà không có kẽ hở nào động niệm, nếu chỗ lặng giữ được, chỗ động không giữ được, là có kẻ hở rồi. Trì Pháp Hoa mà trì tới chỗ này mới tinh diệu. Bởi vậy nói chú thì không cho giải nghĩa, giải nghĩa là có suy nghĩ, là có hiểu được, thì thức tình nó xen vào. Thiền Sư Trì Bát ở Việt Nam, khi sắp tịch Sư nói bài kệ,: Có tử ắt có sanh Có sanh ắt có tử Tử là người đời buồn Sanh là người đời vui Buồn vui hai không cùng Chợt vậy thành kia đây Đối sanh tử chẳng để lòng Án tố rô tố rô tất rị. **** Âm: ( Hữu tử tất hữu sanh Hữu sanh tất hữu tử Tử vi thế sở bi Sanh vi thế sở hỉ Bi hỉ lưỡng vô cùng Hốt nhiên thành bỉ thử Ư sanh tử bất quan hoài, Án tố rô tố rô tất rị ). Tức là người đời mê lầm theo cái sanh tử, buồn vui thay đổi luôn luôn đó, thành ra có kia đây, bây giờ đối với sanh tử chẳng bận lòng, vì Thiền sư có chỗ sống của mình, là chỗ nào? Án tố rô, tố rô tất rị. Chỗ này là chỗ sắp tịch. Cuối cùng niệm chú là bặt niệm sanh tử, không chỗ xen hở, không chỗ để thấy gì hết, Ngài ra đi, đi như vậy là đi không chỗ thấy để đi. Đó là phần nói chú, phá hành ấm.
Tin mới
Các tin khác
Từ khóa » Chú đà La Ni Là Gì
-
Đà-la-ni Và Xu Hướng Xóa Tội | Giác Ngộ Online
-
Tự điển - đà La Ni - .vn
-
ĐÀ LA NI - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Phẩm 26: Đà La Ni - Làng Mai
-
Tịnh Không Giảng Giải Ký - Ý NGHĨA CỦA CHÚ NGỮ, CHÚ ĐÀ-LA-NI!
-
Chú Đại Bi Hay Đại Bi Tâm Đà La Ni - Ý Nghĩa 84 Câu Chú
-
Đà La Ni - Pháp Thí Hội
-
Chú Đà La Ni Thiên Chuyển Bồ Tát Quán Thế Âm - Pháp Bảo Phật ...
-
Đà Ra Ni - Tạng Thư Phật Học
-
Tâm đà La Ni Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
-
Kinh Da La Ni
-
“Hộ Chú” (parittam), Chân Ngôn (mantra) Cũng Gọi Là Đà-la-ni ...
-
Pháp Hội 2: Vô Biên Trang Nghiêm Đà La Ni - Kinh đại Bảo Tích - Tập 1
-
Kinh Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni - YouTube