Tâm đà La Ni Là Gì - Cùng Hỏi Đáp

Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội

Nội dung chính Show
  • Nguồn gốc Chú Đại Bi
  • Các phiên bản Chú Đại Bi
  • Bản dài (quảng bản) được ghi nhận qua các bài
  • Bản ngắn (lược bản) được ghi nhận qua các bài
  • Chú đại bi tiếng Việt
  • Chú đại bi chia theo 84 câu
  • Ý nghĩa những câu Chú Đại Bi
  • Video liên quan

● Là tiếng dịch âm của tiếng Phạn “dharani”, dịch nghĩa ra Hán ngữ là “tổng trì”, là tuệ lực ghi nhớ và gìn giữ vô lượng Phật pháp, không để cho quên mất. Đà-la-ni có công năng gìn giữ tất cả pháp thiện, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng trì”; lại có công năng ngăn ngừa tất cả pháp ác, cho nên cũng được dịch nghĩa là “năng già”. Bồ-tát lấy hạnh lợi tha làm chủ, cho nên, để giáo hóa chúng sinh một cách hữu hiệu, Bồ-tát cần phải đạt được đà-la-ni. Khi đã có được đà-la-ni, Bồ-tát sẽ ghi nhớ vô lượng Phật pháp, ở trước đại chúng sẽ thuyết giảng một cách tự do Tự Tại, không có gì làm cho lo lắng, sợ sệt.

Luận Đại Trí Độ nói rằng: đà-la-ni là một thuật kí ức, nghĩa là ở trong một pháp mà giữ gìn tất cả pháp, ở trong một văn mà giữ gìn tất cả văn, ở trong một nghĩa mà giữ gìn tất cả nghĩa; do ghi nhớ một pháp, một văn, một nghĩa mà có thể liên tưởng đến tất cả pháp, giữ gìn vô lượng Phật pháp không để tản mất. Do vậy, về hình thức, đà-la-ni thường là ngắn, giống như thần chú, cho nên người sau đã lẫn lộn giữa đà-la-ni với thần chú, và gọi thần chú là đà-la-ni. Tuy nhiên, người ta thường y cứ vào câu dài ngắn để phân biệtcâu dài là “đà-la-ni”; câu ngắn là “chân ngôn” (tức thần chú); chỉ một hai chữ thì gọi là “chủng tử” (tức chữ Phạn mà các Hành Giả Mật tông dùng để quán tưởng).

Về chủng loại, theo luận Đại Trí Độ, đà-la-ni có bốn loại:

1) Văn trì đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe sự việc gì đều ghi nhớ hết.

2) Phân Biệt Tri đà-la-ni: người có được đà-la-ni sẽ có khả năng phân biệt rõ ràng tất cả những việc chánh tà, tốt xấu v.v…

3) Nhập âm thanh đà-la-ni: người có được đà-la-ni, nghe tất cả âm thanh ngôn ngữ đều hoan hỉ, không bao giờ sinh tâm buồn giận.

4) Tự nhập môn đà-la-ni: người có được đà-la-ni, khi nghe các mẫu tự (Phạn Ngữ) như a, la, ba, già, na v.v…, liền thể nhập thật tướng các pháp.

Luận Du Già Sư Địa thì ghi bốn loại đà-la-ni như sau:

1) Pháp đà-la-ni: sức ghi nhớ câu kinh, không quên mất.

2) Nghĩa đà-la-ni: sức lí giải nghĩa kinh, không quên mất.

3) Chú đà-la-ni: nương nơi định lực mà phát khởi chú thuật, có thể tiêu trừ khổ ách cho chúng sinh.

4) Nhẫn đà-la-ni: thông đạt thật tướng các pháp, xa lìa ngôn thuyết, an trú nơi pháp tánh.

Trong luận Phật địa quyển thứ năm nói; Đà-la-ni là sức tăng thượng của niệm huệ tức là sức mạnh của ký ức và trí huệ hay giữ gìn không lường Phật pháp, khiến không quên mật.

Chúng ta biết phẩm thứ 26 được gọi là phẩm Đà-La-Ni (Dh€rani). Dh€rani có nghĩa là tổng kỳ.  Đà-La-Ni Môn là một cánh cửa cũng nhắm tới việc thiết lập sự thông cảm giữa mình và các bậc đại nhân, tức là Bụt và Bồ Tát để tiếp nhận năng lượng của các vị này.  Chúng ta ai cũng phải trông cậy vào thầy, vào bạn và vào những người đồng tu.  Tu học, chúng ta không thể nào tu học một mình.  Do đó, Đà-La-Ni Môn là cánh cửa mở ra cho ta, giúp ta tiếp nhận được năng lượng của những người lớn hơn chúng ta, đi trước chúng ta, những người có thể yểm trợ cho chúng ta.

Đà-La-Ni là những câu nói, những âm thanh phát ra trong khi thân, khẩu và ý của chúng ta hợp nhất. Khi thân, khẩu, ý hợp nhất thì tự nhiên chúng ta có sức mạnh.  Chúng ta an trú trong tam muội.  Và từ trạng thái tam muội đầy dẫy những năng lượng đó, những âm thanh ta phát ra đều có một tác dụng làm chuyển hóa.  Nếu người kia nhiếp ba nghiệp thanh tịnh hợp nhất để nghe và để lặp lại những âm thanh đó, thì người kia sẽ tiếp nhận được năng lượng của ta.  Điều này cũng không khó hiểu lắm.  Tôi đang giảng Pháp Hoa.  Nếu tôi giảng Pháp Hoa bằng thân, ngữ, ý hợp nhất, thanh tịnh và có định lực, thì tôi đang phát ra một nguồn năng lượng rất lớn.  Nếu có một vị, hai vị, hay nhiều vị ở trong giảng đường này mà tâm, thân, và khẩu hợp nhất, an trú được trong định để tiếp nhận những điều tôi nói, thì vị đó sẽ tiếp nhận được nguồn năng lượng mầu nhiệm ấy.  Nghe kinh như vậy thì mình thấy trong người mình chuyển hóa liền.  Vì nghe ở đây không phải chỉ là nghe âm thanh mà qua âm thanh đó còn có năng lượng.  Ngược lại nếu có người hoặc vì tối hôm qua không ngủ đủ, hoặc đang có việc buồn phiền lo lắng trong lòng, chỉ nghe bằng nửa lỗ tai, thân khẩu ý không hợp nhất, thì dù tôi có phát ra rất nhiều năng lượng, vị đó cũng chẳng tiếp nhận được gì, nghe chữ được chữ mất và sẽ không có nhiều cơ hội để có sự chuyển hóa trong lòng.  Điều này giúp ta hiểu được thế nào là Đà-La-Ni Môn.

Bụt và Bồ Tát là những người có định lực lớn.  Trong những giây phút các vị ấy an trú trong tam muội lớn, đầy dẫy tinh lực của trí tuệ, của từ bi, thì những điều họ nói ra, phát âm ra nó trở thành những Đà-La-Ni.  Nếu chúng ta tiếp nhận những câu nói kia, những âm thanh kia với tâm trạng tỉnh thức, với thân, khẩu, ý hợp nhất, thì ta sẽ tiếp nhận được tinh lực của Bụt và của các vị Bồ Tát. Dh€rani không hẳn phải bằng tiếng Phạn.  Bất cứ âm thanh nào, ngôn ngữ nào được phát ra trong trạng thái định lực lớn, đều có một ảnh hưởng lớn, có thể chuyển đổi được người nghe.  Điều này phải từ hai phía, không phải từ một mà được.

Khi một vị Bụt hay một vị Bồ Tát an trú trong đại định, có tình thương lớn, thì một câu nói, một lời tuyên bố như ở trong kinh Pháp Hoa hay trong kinh Bát Nhã, đều trở thành những Đà-La-Ni.  Ví dụ trong kinh Bát Nhã:

Bồ Tát Quán Tự Tại, Khi quán chiếu thâm sâu, Bát Nhã Ba La Mật, Tức diệu pháp trí độ, Bỗng soi thấy năm uẩn, Đều không có tự tánh. Thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả Mọi khổ đau ách nạn. Lúc đó trong người Ngài tràn đầy tinh lực, cho nên tất cả các câu nói mà Bồ Tát Quán Tự Tại nói ra sau đó đều là Đà-La-Ni cả.  Chúng phát xuất ra từ một cái thấy vĩ đại, từ một nguồn tinh lực vĩ đại:

Xá Lợi Tử, nghe đây: Thể mọi Pháp đều không, Không sanh cũng không diệt, Không nhơ cũng không sạch, Không thêm cũng không bớt, Vì cái thấy đó mà:

Bát Nhã Ba La Mật, Là linh chú đại thần, Là linh chú đại minh, Là linh chú vô thượng, Là linh chú tuyệt đĩnh, Là chân lý bất vọng, Có năng lực tiêu trừ, Tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy cho nên Tâm kinh Bát Nhã là một Đà-La-Ni. Đà-La-Ni đó do ai phát ra?  Do Bồ Tát Quán Thế Âm phát ra.  Khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh với thân, khẩu, ý hợp nhất thì chúng ta tiếp nhận được năng lượng của Bồ Tát Quán Thế Âm.  Còn nếu tụng chỉ như hát một bản nhạc thì chúng ta không tiếp nhận được gì cả mà chỉ trôi nổi bồng bềnh theo câu kinh tiếng kệ.

Phẩm Đà-La-Ni là một lời nhắn nhủ, rằng các vị Bụt và Bồ Tát luôn luôn có mặt ở đó, luôn luôn phát ra tinh lực để yểm trợ cho tất cả những người hành trì Pháp Hoa.  Vì vậy chúng ta hãy có niềm tin ở nơi các bậc đàn anh, nơi các bậc thầy đang có mặt khắp nơi.  Chúng ta hãy cứ đi tới, cứ thực tập và hành trì kinh Pháp Hoa, và chúng ta sẽ được sự yểm trợ của các vị Bụt và Bồ Tát.

  • Trang chủ
  • Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni

Hiện tại link video đã hỏng, chúng tôi đang khắc phục, cập nhật trong thời gian nhanh nhất. Xin quý vị hoan hỷ nghe các bài giảng khác

Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva).

Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni

Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.

Nguồn gốc Chú Đại Bi

Chú Đại Bi được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, con có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.

Các phiên bản Chú Đại Bi

Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Nìlakantha Avalokite’svara Bodhisatva) chủ yếu do hai ngài Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn:

Bản dài (quảng bản) được ghi nhận qua các bài

Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch. Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni, Kim Cương Trí dịch. Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Chỉ Không dịch.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, Kim Cương Trí dịch.

Bản ngắn (lược bản) được ghi nhận qua các bài

Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch. Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không dịch.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Già Phạm Đạt Ma dịch.

Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni của Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đai Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.

Chú đại bi tiếng Việt

Đây là bản Chú đại bi tiếng Việt được sử dụng trong các nghi thức tụng niệm phổ thông, có hướng dẫn tụng của thầy Thích Trí Thoát:

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần). Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. o Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần khi trì biến cuối cùng)

Chú đại bi nằm trong Kinh Đại bi tâm đà la ni. Phật nói Chú đại bi là thần chú quảng đại viên mãn, thần chú vô ngại đại bi, thần chú cứu khổ. Trí chú này thì diệt vô lượng tội, được vô lượng phước và chết thì sinh Cực Lạc. Thần chú này do Quan Thế Âm bồ tát nói. Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.

Chú đại bi chia theo 84 câu

  • Tụng chú đại bi tiếng việt
  • Nghe tụng chú đại bi tiếng phạn

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần ) Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

1. Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da 2. Nam Mô A Rị Da 3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da 4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da 5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da 6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da 7. Án 8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ 9. Số Đát Na Đát Tỏa 10. Nam Mô Tất Kiết Lật Đỏa Y Mông A Rị Da 11. Bà Lô Yết Đế Thất Phật Ra Lăng Đà Bà 12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì 13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế 14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng 15. A Thệ Dựng 16. Tát Bà Tát Đa (Na Ma Bà Tát Đa) Na Ma Bà Già 17. Ma Phạt Đạt Đậu 18. Đát Điệt Tha 19. Án A Bà Lô Hê 20. Lô Ca Đế 21. Ca Ra Đế 22. Di Hê Rị 23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa 24. Tát Bà Tát Bà 25. Ma Ra Ma Ra 26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng 27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông 28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế 29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế 30. Đà Ra Đà Ra 31. Địa Rị Ni 32. Thất Phật Ra Da 33. Giá Ra Giá Ra 34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra 35. Mục Đế Lệ 36. Y Hê Y Hê 37. Thất Na Thất Na 38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi 39. Phạt Sa Phạt Sâm 40. Phật Ra Xá Da 41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra 42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị 43. Ta Ra Ta Ra 44. Tất Rị Tất Rị 45. Tô Rô Tô Rô 46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ 47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ 48. Di Đế Rị Dạ 49. Na Ra Cẩn Trì 50. Địa Rị Sắc Ni Na 51. Ba Dạ Ma Na 52. Ta Bà Ha 53. Tất Đà Dạ 54. Ta Bà Ha 55. Ma Ha Tất Đà Dạ 56. Ta Bà Ha 57. Tất Đà Du Nghệ 58. Thất Bàn Ra Dạ 59. Ta Bà Ha 60. Na Ra Cẩn Trì 61. Ta Bà Ha 62. Ma Ra Na Ra 63. Ta Bà Ha 64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da 65. Ta Bà Ha 66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ 67. Ta Bà Ha 68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ 69. Ta Bà Ha 70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ 71. Ta Bà Ha 72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Dà Ra Dạ 73. Ta Bà Ha 74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ 75. Ta Bà Ha 76. Nam Mô Hắc Ra Đát na Đa Ra Dạ Da 77. Nam Mô A Rị Da 78. Bà Lô Yết Đế 79. Thước Bàn Ra Dạ 80. Ta Bà Ha 81. Án Tất Điện Đô 82. Mạn Đà Ra 83. Bạt Đà Dạ 84. Ta Bà Ha

(Lặp lại 3 lần từ câu Chú 81 đến 84 khi quý vị trì biến cuối cùng)

Ý nghĩa những câu Chú Đại Bi

  • Xem pháp âm video Ý nghĩa chú đại bi

1. Nam Mô Hắt Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da: Bổn thân Quan-Âm Bồ-Tát hóa hiện tướng hành giả cầm chuỗi lễ tụng cầu Bồ-Tát cảm ứng. 2. Nam Mô A Rị Da: Quan-Âm hóa hiện tướng tay bưng Như-Ý Pháp-Luân. Hành giả y giáo phụng hành. 3. Bà Lô Yết Đế Thước Bát Ra Da: Quán-Âm hóa hiện tướng Quán-Tự-Tại trì bát. Hành giả quán tưởng khiến chúng sanh được trường thọ. 4. Bồ Đề Tát Đỏa Bà Da: Quan Âm hiện thân Bất Không Quyên Sách Bồ Tát tự giác giác tha, phổ độ chúng sanh. 5. Ma Ha Tát Đỏa Bà Da: Quan Âm hiện tướng tụng chú, theo pháp tu trì, được thiện giải thoát. 6. Ma Ha Ca Lô Ni Ca Da: Quan Âm hóa hiện tướng Mã-Minh Bồ Tát tự giác giác tha, tự đô tự tha. 7. Án: Quan Âm hóa hiện tướng các Thần Quỷ Vương chắp tay tụng chú. Chư Phật quán tưởng chữ Án thành chánh giác. 8. Tát Bàn Ra Phạt Duệ: Quan Âm hóa hiện tướng Tứ Đại Thiên Vương dùng lục độ hoá độ chúng ma. 9. Số Đát Na Đát Tỏa: Quan Âm hóa hiện tướng Bộ-Lạc Tứ Đại Thiên Vương khiến cải ác theo thiện. 10. Nam Mô Tất Cát Lật Đỏa Y Mông A Rị Da: Quan Âm hiện tướng Long Thọ Bồ Tát hộ trì người tu hành, hàng phục tất cả ma oán. 11. Bà Lô Kiết Đế: Quan Âm hiện tướng Phật Viên Mãn báo Thân Lô Xá Na rộng độ vô lượng chúng sanh. 12. Nam Mô Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Phật Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na gia hộ chúng sanh an lạc. 13. Hê Rị Ma Ha Bàn Đa Sa Mế: Quán Âm hiện tướng Dương Đầu Thần Vương hộ trì hành giả xa lìa loài ác thú. 14. Tát Bà A Tha Đậu Du Bằng: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Cam Lộ Vương tay cầm cành dương, tay cầm bình ngọc cam lộ độ chúng sanh. 15. A Thệ Dựng: Quán Âm hiện tướng Phi Đằng Dạ Xoa Thiên Vương tuần sát bốn phương khuyến thiện ngừng ác. 16. Tát Bà Tát Đa Na Ma Bà Tát Đa Na Ma Bà Già: Quán Âm hiện tướng Thần Vương Bà Già Bà Đế độ chúng sanh có duyên. 17. Ma Phạt Đạt Đậu: Quan Âm hiện tướng Quân Tra Lợi Bồ Tát mặt có ba con mắt cảm hóa ác nhơn hướng thiện. 18. Đát Điệt Tha: Quán Âm hiện tướng A La Hán thuyết pháp độ chúng sanh. 19. Án A Bà Lô Hê: Quan Âm hiện tướng Quan Âm Bồ Tát từ bi vô lượng cứu khổ ban vui. 20. Lô Ca Đế: Quan Âm hiện tướng Đại Phạm Thiên Vương ở trong mười phương thế giới độ thoát chúng sanh. 21. Ca Ra Đế: Quan Âm hiện tướng Đế Thần ở trong mười phương thế giới thường cứu chúng sanh. 22. Di Hê Rị: Quan Âm hóa hiện tướng Thiên Thần Ma Hê Đầu La thống lãnh thiên binh độ chúng sanh. 23. Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa: Quan Âm dùng tâm nguyện thanh tịnh, từ bi vô ngã cảm ứng độ người chân thật tu hành. 24. Tát Bà Tát Bà: Quan Âm hiện thân Bồ Tát Hương Tích điều phục năm phương chúng quỷ theo hầu cứu giúp chúng sanh. 25. Ma Ra Ma Ra: Quan Âm hiện Bạch Y Bồ Tát tay mặt cầm Như Ý, tay trái dắt đồng tử khiến chúng sanh được trường thọ. 26. Ma Hê Ma Hê Rị Đà Dựng: Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà khiến chúng sanh khi hết thân nầy đồng sanh Cực Lạc quốc. 27. Cu Lô Cu Lô Yết Mông: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Không Thân hàng phục vạn ức thiên binh, hóa độ vô lượng chúng sanh. 28. Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Đế: Quan Âm hóa thân Bồ Tát Nghiêm Tuấn áp lãnh man binh Khổng Tước Vương hàng phục các ma oán. 29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế: Quan Âm hóa hiện Đại Lực Thiên Tướng tay cầm Bảo Xử hộ trì chúng sanh, tinh tấn tu hành. 30. Đà La Đà La: Quan Âm hiện tướng trượng phu tu khổ hạnh khiến chúng sanh phá trừ ngã chấp pháp chấp. 31. Địa Rị Ni: Quan Âm hiện tướng Sư Tử Vương xét nghiệm người tụng chú khiến chúng sanh tiêu trừ tai họa. 32. Thất Phật Ra Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Thích Lịch tay cầm Kim Xử hàng phục các ma và quyến thuộc của chúng. 33. Giá Ra Giá Ra: Quan Âm hiện thân Bồ tát Tồi Toái tay cầm Kim Luân hóa độ oán ma điều phục tùng. 34. Mạ Mạ Phạt Ma Ra: Quan Âm hiện thân Đại Hàng Ma Kim Cang tay cầm Kim Luân hộ trì chúng sanh đắt đại cát tường. 35. Mục Đế Lệ: Quán Âm hiện tướng chư Phật, Bồ Tát chắp tay lắng lòng nghe tụng thần chú, hành giả phụng trì chứng đắt Phật quả. 36. Y Hê Y Hê: Quan Âm hiện thân Ma Hê Thủ La Thiên Vương cảm triệu nhơn thiên thuận tùng. 37. Thất Na Thất Na: Quán Âm hiện thân Ca Na Ma Tướng Thiên Vương, hóa lợi chư Thiên, không gây tai hại nhân gian. 38. A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi: Quan Âm hiện tướng tay cầm khiên, tay cầm cung tên kính tụng thần chú đắc pháp tự tại. 39. Phạt Xa Phạt Xâm: Quan Âm hiện thân Kim Khôi Đại Tướng cầm linh thuận thời giáo hóa độ chúng sanh. 40. Phật Ra Xá Da: Quan Âm hiện tướng Phật A Di Đà, chúng sanh tưởng niệm thì hiện tiền tương lai sẽ thấy Phật. 41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra: Quán Âm Hiện Tướng Bát Bộ Thần Vương chắp tay niệm từ bi hàng phục chúng ma. 42. Hô Lô Hô Lô Hê Rị: Quan Âm hiện tướng Tứ Tý Tôn Thiên tay bưng Nhật Nguyệt chiếu sáng hóa độ nhơn thiên. 43. Ta Ra Ta Ra: Quan Âm hóa độ Phổ Đà Sơn hiển linh bất khả tư nghì, có ý nghĩa Ta-Bà khổ như núi non hiểm trở. 44. Tất Rị Tất Rị: Quán Âm hiện tướng mạo từ bi tay cầm cành dương, tay cầm tịnh bình rưới nước cam lồ cứu khổ độ sanh. 45. Tô Rô Tô Rô: Quán Âm hóa tướng lá cây rụng, chúng sanh nghe tiếng được bốn lợi ích: quán đảnh, mát thân, tâm vui, đầy đủ. 46. Bồ Đề Dạ Bồ Đề Dạ: Quan Âm hiện tướng diện mạo từ bi thân cận trẻ con giáo hóa lợi ích chúng sanh. 47. Bồ Đà Dạ Bồ Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng A Nan tôn giả tay cầm bình bát hóa độ chúng sanh. 48. Di Đế Rị Dạ: Quan Âm hiện tướng Di Lặc Bồ Tát chỉ dạy chúng sanh tu hạnh đại bi, được chơn giác ngộ an lạc. 49. Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Địa Tạng Bồ Tát khai ngộ chúng sanh tỉnh giác mê chấp, được thoát khổ ác đạo. 50. Địa Rị Sắc Ni Na: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Bảo Tràng tay kiết ấn, tay cầm Kim Xoa làm lợi ích chúng sanh. 51. Ba Dạ Ma Na: Quan Âm hiện tướng Bảo Kim Quang Tràng Bồ Tát cầm Bạt Chiết La Xử lợi ích độ sanh. 52. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng ba đầu Viên-Tịch Thắng-Nghĩa lợi ích độ sanh. 53. Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng tôn giả Xá Lợi Phất tay kiết ấn Liêm Thủ thông đạt tất cả pháp. 54. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Hằng Hà Sa đứng trên đầu rồng, dùng tâm cát tường hóa độ chúng sanh. 55. Ma Ha Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Phóng-Quang tay cầm tràng phan báu lợi ích độ sanh. 56. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Mục Kiền Liên tay cầm tích trượng, bình bát dứt trừ tai ương, cứu độ chúng sanh. 57. Tất Đà Du Nghệ: Quan Âm hiện Tây Phương Cực Lạc, tất cả chư Thiên, Bồ Tát vân tập thính thọ pháp hỷ, hóa độ thập phương nhơn thiên. 58. Thất Bàn Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Thiên Nữ Tự Tại Viên Mãn 59. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả A-Xà-Na hoan hỷ bưng cao bình bát tăng trưởng tâm lợi ích độ sanh. 60. Na Ra Cẩn Trì: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Sơn Hải Huệ tay cầm kiếm vàng hóa độ thánh-giả Tiểu-thừa. 61. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Chiên Đà La quảy nón lá vô trụ thắng nghĩa độ hóa chúng sanh. 62. Ma Ra Na Ra: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Bảo Ấn Vương tay cầm búa vàng Như Ý kiểm nghiệm tâm hạnh chúng sanh. 63. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Câu Hy La mang giầy cỏ đạp trên sóng nước phát sanh tiếng hải triều cảnh giác tâm chúng sanh. 64. Tất Ra Tăng A Mục Khê Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Dược Vương tay cầm dược thảo trừ bịnh khổ chúng sanh. 65. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Viên Mãn Bồ Tát thân mặc y đỏ chấp tay tâm viên mãn an lạc chúng sanh. 66. Ta Bà Ma Ha A Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Dược Thượng Bồ Tát tay cầm bình ngọc giải trừ tật khổ chúng sanh. 67. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Xá Lợi Phất tay cầm chơn kinh cứu cánh thắng nghĩa hóa đạo chúng sanh quy Tịnh Độ. 68. Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Thần Hổ gầm, tay cầm búa kiên định tâm hàng phục ma oán. 69. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng chư Thiên Ma Vương tay cầm Xà Thương hóa đạo chúng sanh giải trừ tâm oán hận. 70. Ba Đà Ma Yết Tất Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng Linh Hương Thiên Bồ Tát bưng lư Như Ý hộ trì chúng sanh. 71. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Tán Hoa Thiên Bồ Tát tay cầm bảo liên ngàn cánh thành tựu chúng sanh lợi ích an lạc. 72. Na Ra Cẩn Trì Bàn Già Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Tôn Giả Phú Lâu Na tay bưng bình bát cứu độ chúng sanh lìa tai nạn. 73. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Đà La Ni Từ tay bưng trái tươi bố thí độ sanh chân thật tu hành rõ pháp tánh không. 74. Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Tam Ma Thiền Na kiết già trên bánh xe, tay bưng đèn ngọc sáng khắp pháp giới. 75. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tôn giả Đại Ca Diếp tay trái cầm chuỗi, tay mặt cầm thiền trượng chỉ dẫn chúng sanh tu hành. 76. Nam Mô Hắc Ra Đa Ra Dạ Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Hư Không Tạng cầm hoa ngồi trên đá khiến cho chúng sanh kiên định tín tâm dõng mãnh tinh tấn. 77. Nam Mô A Rị Da: Quan Âm hiện tướng Bồ Tát Phổ Hiền kiết già thiền tọa trên Hương Tượng khiến chúng sanh viên mãn công hạnh. 78. Bà Lô Kiết Đế: Quan Âm hóa thân Bồ Tát Văn Thù ngồi trên sư tử tay chỉ hư không khến chúng sanh khai ngộ. 79. Thước Bàn Ra Dạ: Quan Âm hiện tướng hoa sen ngàn cánh giải trừ chúng sanh ái sắc trần hư vọng, thấy tự tánh không. 80. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng buông thõng hai tay giải trừ nhĩ căn phân biệt thanh trần hư vọng, nghe tự tánh không. 81. Án Tất Điện Đô: Quan Âm hiện tướng mở hai bàn tay đoạn tỳ căn ái nhiễm hương trần, tự giác tánh không. 82. Mạn Đà Ra: Quan Âm hiện tay Đâu La Miên đoạn trừ căn ái nhiễm vị trần hư vọng, tự giác tánh không. 83. Bạt Đà Dạ: Quan Âm hiện tướng tay bưng bát hương giải trừ tham ái chạm xúc, khiến chúng sanh đoạn thân căn xúc trần hư vọng, tự giác tánh không. 84. Ta Bà Ha: Quan Âm hiện tướng tay cầm tràng phan giải trừ phân biệt các pháp, khiến chúng sanh đoạn ý căn chấp pháp trần hư vọng, biết tự tánh không.

Từ khóa » Chú đà La Ni Là Gì