Kinh Phí Công đoàn Năm 2021 - Chi Tiết đối Tượng Và Mức đóng Phí ...

Công đoàn là tổ chức chính trị được thành lập trong doanh nghiệp nhằm mục bảo vệ quyền lợi và phản ảnh các tâm tư nguyện vọng của người lao động. Vậy kinh phí công đoàn được lấy từ đâu và những lợi ích mà công đoàn mang lại cho người lao động là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Tổ chức công đoàn được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động

1.Công đoàn là gì?

Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vai trò của Công đoàn gồm:

1) Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

2) Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,

3) Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;

3) Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tổ chức công đoàn duy trì các hoạt động dựa trên nguồn kinh phí công đoàn do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp.

1.1 Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

- Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.

- Quản lý và phát triển công đoàn.

Kinh phí công đoàn được nộp vào tài khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp kinh phí công đoàn vào tài khoản của Liên đoàn Lao động cấp quận (bao gồm quận, huyện) nơi doanh nghiệp/ tổ chức/ đơn vị có trụ sở hoạt động.

Thời hạn nộp kinh phí công đoàn là hàng tháng một lần, cùng thời điểm mà người lao động và người sử dụng lao động phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1.2 Quyền lợi khi tham gia công đoàn

Khi tham gia công đoàn, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

- Được bảo vệ quyền lợi cá nhân hợp pháp, chính đáng khi bị vi phạm bởi công đoàn.

- Được phản ánh tâm tư, nguyện vọng với công đoàn để được giúp đỡ giải quyết.

- Được học tập, truyền đạt những hiểu biết về lợi ích chính đáng của mọi công dân.

- Được tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn tổ chức gắn liền với quyền lợi và đời sống của mình.

- Được tham gia xây dựng, cho ý kiến, thông qua hoặc không thông qua các nội quy, quy chế có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động (như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế thưởng, thang bảng lương).

- Được cho ý kiến, tham gia tổ chức, lãnh đạo về việc đình công tại doanh nghiệp.

- Nếu tích cực, công dân ưu tú được công đoàn giới thiệu để tổ chức cơ sở Đảng xem xét, kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan Đảng (nếu là Đảng viên) của nhà nước và các đoàn thể.

2. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về đối tượng đóng kinh phí công đoàn quy định tại Khoản 2, Điều 26, Luật công đoàn như sau:

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1) Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

3) Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

4) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6) Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7) Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy người lao động không thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn mà chỉ tham gia đóng đoàn phí công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

3. Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn

Mức đóng quỹ công đoàn được quy định cụ thể căn cứ vào quỹ tiền lương của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

Căn cứ vào Điều 5, Nghị định 191/2013/NĐ-CP mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Lưu ý: Quỹ tiền lương dùng làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

Đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thì quỹ tiền lương dùng làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Quy định về mức đóng kinh phí công đoàn

Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp không đóng kinh phí công đoàn hoặc không đóng đủ, đóng chậm sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 01/3/2020. Mức xử phạt cho các vi phạm sẽ từ 12% - 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (không vượt quá 75.000.000 đồng).

3.1 Phương thức đóng kinh phí công đoàn

Tùy từng đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có phương thức đóng kinh phí công đoàn khác nhau. Cụ thể các phương thức đóng được quy định tại Điều 6, Nghị định 191/2013/NĐ-CP trong từng trường hợp như sau:

Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên áp dụng đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ mới nhất về công đoàn và kinh phí công đoàn năm 2023. Bảo hiểm xã hội điện tử eBH mong rằng có thể mang lại cho bạn những thông tin hưu ích nhất.

Từ khóa » đóng Kinh Phí Công đoàn Bao Nhiêu