Kinh Tế Học (P6: Kiểm Soát Giá) | Chiến Lược Sống
Có thể bạn quan tâm
Như chúng ta đã biết bất cứ một chính phủ nào (trừ Bắc Triều Tiên) khi điều hành nền kinh tế đều là sự kết hợp của hai bàn tay 1.Bàn tay vô hình theo quan điểm của Adam Smith và 2.Bàn tay hữu hình theo quan điểm của Keynes.
Chính phủ sử dụng bàn tay hữu hình để đảm bảo sự tăng trưởng, sự phân chia công bằng. Một trong những việc mà chính phủ có thể làm đó là kiểm soát giá (rất hay gặp ở Việt Nam).
1. Chính phủ áp giá trần:
Chính phủ áp giá trần nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng; giá trần sẽ thấp hơn giá cân bằng của thị trường (nếu cao hơn thì không có ý nghĩa gì). Ví dụ như áp giá xăng dầu hiện nay cũng là hình thức áp giá trần.
Trong hình phía dưới P* là giá tại điểm cân bằng; chính phủ áp giá trần là Pc
Nhìn có vẻ lằng nhằng nhưng chúng ta thấy cái hay của mô hình cung cầu là rất trực quan. Ví dụ như tại mức cân bằng E thì có sản lượng Q* và giá P*; Q* x P* chính là tổng giá trị thị trường của hàng hóa đó và nó cũng chính là diện tích hình chữ nhật P*EQ*O (dài nhân rộng)
Thặng dư của người tiêu dùng là số tiền họ sẵn sàng trả trừ đi số tiền họ thực sự phải trả. Nó là diện tích phía dưới của đường cầu và phía trên của đường cung tại mức giá mà bên bán sẵn sàng bán (Trong hình đó là diện tích của phần gạch xanh). Chúng ta thấy P* là điểm mà cung cầu gặp nhau tuy nhiên có một lượng người mà họ sẵn sàng chấp nhận trả giá cao hơn nhưng vì giá dừng lại ở P* nên lượng người này được hưởng lợi.
Thặng dư của nhà sản xuất là số tiền họ thực sự bán được trừ đi số tiền họ có thể bán. Nó là diện tích phần phía trên đường cung, phía dưới đường cầu tại mức giá mà bên mua sẵn sàng mua (diện tích gạch đỏ). Khi giá di chuyển từ B tới E thì càng sát tới E thì lợi nhuận càng cao và càng tiến về B thì lợi nhuận càng giảm cho tới mức sản lượng = 0 (bên bán không còn có khả năng bán nữa do không có lãi).
Tại vị trí cân bằng E, cung và cầu gặp nhau; hàng hóa không có dư thừa mà cũng không có thiếu hụt. Khi chính phủ áp giá trần thì một lượng người bán không sản xuất nữa khiến cho sản lượng giảm xuống Qs; trong khi đó lượng cầu lại tăng lên Qd vì tăng người muốn và có khả năng mua; khiến cho thị trường bị thiếu hụt đi một lượng Qd-Qs và có tổng giá trị thiếu hụt = Pc x (Qd-Qs)
Phúc lợi xã hội là tổng các lợi ích mà cả bên bán và bên mua nhận được nên nó là tổng diện tích hai hình trên. Khi chính phủ áp giá trần sẽ làm cho tổng lợi ích của NSX và NTD bị thiệt một khoản là diện tích EFH.
Như vậy các tác động của việc áp giá trần:
STT | Nội dung | Khi chính phủ không can thiệp (diện tích của hình..) | Khi chính phủ can thiệp (diện tích của hình..) |
1 | Thặng dư tiêu dùng (CS) | AP*E | APcHF |
2 | Thặng dư sản xuất (PS) | BP*E | BPcH |
3 | Phúc lợi xã hội ròng | CS+PS=ABE | CS+PS=ABHF |
2. Chính phủ áp giá sàn:
Chính phủ áp giá sàn là khi chính phủ muốn bảo vệ nhà sản xuất; giá sàn sẽ cao hơn giá cân bằng cung cầu. Ví dụ khi các nsx cạnh tranh nhau giảm giá quá nhiều hay trong thị trường có nsx không thể bán với giá sản lượng cân bằng do chi phí sx quá lớn; nếu cứ như vậy nsx đó có thể bị phá sản. Thị trường mạng viễn thông là một ví dụ.
Ta thấy khi chính phủ áp giá sàn thì thặng dư của nhà sản xuất tăng lên vì họ có thể bán giá trên giá cân bằng còn thặng dư của người tiêu dùng lại giảm xuống vì họ phải mua với mức giá cao hơn giá cân bằng.
Thị trường dư thừa một lượng là Qs-Qd do với giá cao hơn người bán mụốn bán tới Qs ngược lại người mua lại chỉ mua Qd. Số lượng dư thừa này nhà nước thường sẽ mua.
Các ảnh hưởng của giá sàn:
STT | Nội dung | Khi chính phủ không can thiệp (diện tích của hình..) | Khi chính phủ can thiệp (diện tích của hình..) |
1 | Thặng dư tiêu dùng (CS) | AP*E | APfF |
2 | Thặng dư sản xuất (PS) | BP*E | BPfFH |
3 | Phúc lợi xã hội ròng | CS+PS=ABE | CS+PS=ABHF |
Thị trường lúa gạo hàng năm vận hành theo kiểu này. Khi được mùa thì cung nhiều hơn cầu khiến cho giá cân bằng bị giảm xuống tới mức mà người nông dân không còn có lãi. Vì vậy chính phủ áp giá sàn và chính phủ mua lượng dư thừa với giá sàn để tích trữ. Hoặc chính phủ hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo để họ mua tích vào kho.
Những ngày này ta thấy nông dân Thái Lan đang biểu tình chỉ vì lý do chính phủ thu mua hàng nông sản với giáo cao nhằm đẩy giá nông sản lên. Trường hợp này chính phủ không đưa ra giá sàn mà trực tíếp can thiệp vào bên cầu nhằm đẩy giá lên. Tuy nhiên do không đủ tiền mua nông sản của nông dân nên nông dân mới biểu tình đòi chính phủ phải mua nông sản của mình với giá mà chính phủ đã cam kết.
Tóm lại ta thấy khi chính phủ thò bàn tay hữu hình vào điều chỉnh thị trường thì đều làm thiệt hại một khoản phúc lợi xã hội EFH nhưng bù lại là giúp phân chia thu nhập một cách công bằng hơn. Mục đích thì rất tốt nhưng là con dao hai lưỡi vì tốt cho bên này thì sẽ tệ cho bên kia.
Bài viết liên quan
- Kinh tế học (P3: Cung cầu)
- Kinh tế học (P4:Các hàm kinh tế quan trọng)
- Kinh tế học (P5: Chỉ số kinh tế vĩ mô trong dài hạn)
- Kinh tế học (P7: Co giãn của cung và cầu)
- Kinh tế học (P8: Mô hình tổng cung – tổng cầu)
- Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường)
- Lý do Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Thông minh tài chính (P15 : Giá và thao túng giá trên thị trường)
Comments
comments
Từ khóa » Phần Dư Thừa Là Gì
-
PHẦN DƯ THỪA - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Sản Xuất Dư Thừa Là Gì? Nguy Cơ Lãng Phí Từ Sản Xuất Dư Thừa
-
Từ điển Việt Anh "phần Dư Thừa" - Là Gì?
-
Phần Dư Thừa Tiếng Nhật Là Gì?
-
"phần Dư Thừa" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Trần Minh Trí
-
Chương 2 - Bài Tập Số 11: Tác động Của Chính Sách Giá Sàn
-
Lãng Phí Do Sản Xuất Dư Thừa – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Loại Bỏ
-
Thị Trường – Lý Thuyết Cung Cầu Và Giá Cả
-
Nghĩa Của Từ Surplus - Từ điển Anh - Việt