KINH TẾ HỌC SINH THÁI - Phuong-Duy Nguyen
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
KINH TẾ HỌC SINH THÁI
----------- "Kinh tế sinh thái (Ecological Economics) giải quyết mối quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ thống kinh tế theo nghĩa rộng nhất. Những mối quan hệ này là nơi trung tâm để thảo luận những vấn đề cấp bách hiện nay (i.e., tính bền vững, mưa acid, nóng lên toàn cầu, tuyệt chủng các giống loài, phân phối của cải), tuy nhiên những vấn đề này không được bao hàm một cách đầy đủ trong các lĩnh vực/ngành khoa học hiện có. Đối với lĩnh vực kinh tế tài nguyên và môi trường (Environmental and Resource Economics) đang được áp dụng trong hiện tại, nó chỉ bao gồm việc áp dụng quan niệm kinh tế học tân cổ điển (Neo-classical Economics) cho các vấn đề về môi trường và sử dụng tài nguyên. Còn đối với lĩnh vực sinh thái học (Ecology), đôi khi sẽ giải quyết những tác động của con người lên hệ sinh thái, nhưng xu hướng phổ biến hơn hẳn của lĩnh vực này là gắn liền với hệ thống "tự nhiên". Do vậy, kinh tế sinh thái ra đời nhằm mục đích mở rộng những khu vực khiêm tốn và nằm "chồng chéo" lên nhau này. Nó sẽ bao gồm kinh tế học môi trường tân cổ điển, và những nghiên cứu xung quanh tác động về mặt sinh thái như là một tập hợp con trong đó, bên cạnh đó cũng sẽ khuyến khích những lối suy nghĩ mới về mối liên kết giữa các hệ thống sinh thái và kinh tế". Robert Costanza (1989) ----------- Người dịch: Phuong-Duy NguyenKINH TẾ HỌC SINH THÁI LÀ GÌ?
Từ "oikos" trong tiếng Hy Lạp là nguồn gốc của từ "eco" trong cả sinh thái học (ecology) và kinh tế học (economics). Oikos có nghĩa là hộ gia đình (household). Sinh thái học là nghiên cứu về sự chăm lo trong tự nhiên (nature's housekeeping), còn kinh tế học là nghiên cứu về sự chăm lo trong xã hội loài người (human's housekeeping). Sinh thái học có thể được định nghĩa như là nghiên cứu về mối liên hệ của động vật và thực vật tới môi trường hữu cơ và vô cơ; Kinh tế học là nghiên cứu về việc con người kiếm sống như thế nào, và làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của mình ra sao. Kinh tế học sinh thái (sau đây sẽ thống nhất gọi là kinh tế sinh thái) là nghiên cứu về mối quan hệ giữa human's housekeeping và nature's housekeeping. Nói cách khác, đây là về sự tương tác giữa hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế. Con người là một loài động vật, nếu theo nghĩa này thì lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế học là một tập con nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của sinh thái học. Tuy nhiên, con người là một loài động vật đặc biệt, chủ yếu được phân biệt bằng khả năng về tương tác xã hội giữa các cá thể, và hoạt động kinh tế của con người hoàn toàn khác biệt so với những loài động vật khác. Thay vì là một tập con của cái khác, kinh tế học và sinh thái học là những ngành/lĩnh vực có chủ đề thảo luận nằm chồng chéo lên nhau, và kinh tế sinh thái là nơi hai lĩnh vực này giao nhau (xem Hình 1). Hình 2 là bản tóm tắt các yếu tố cần thiết của sự tương tác giữa hệ thống kinh tế và sinh thái. Hình 1 liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình 2 liên quan đến các hệ thống quan tâm (interest). Trong đó, "nền kinh tế" được nghiên cứu như là một hệ thống đơn lẻ, trong khi "môi trường" bao gồm toàn bộ môi trường tự nhiên và cả hành tinh trái đất. Nền kinh tế nằm trong môi trường, và trao đổi năng lượng và vật chất với nó. Để kiếm sống, con người khai thác nhiều thứ có ích ví dụ như dầu mỏ, quặng sắt, gỗ,... từ môi trường. Con người cũng đưa trở lại môi trường các loại chất thải chắc chắn phải phát sinh trong quá trình kiếm sống - sulfur dioxide và carbon dioxide từ việc đốt xăng dầu chẳng hạn. Môi trường cho nhân loại, trái đất, và bản thân nó cũng là môi trường, đó là phần còn lại của vũ trụ. Môi trường của chúng ta trao đổi năng lượng với môi trường của nó. Hoạt động kinh tế của nhân loại luôn gắn liền với sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường (xem Hình 2). Hình 1: Vị trí của kinh tế sinh thái Hình 2: Nền kinh tế trong môi trường Con người sẽ không thể nào thỏa mãn được nhu cầu của mình mà không tương tác với thiên nhiên. Trong suốt lịch sử loài người, do có quá ít người nên mức độ tương tác không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng của môi trường, ngoại trừ ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, trong ba thế kỷ vừa qua, cường độ của những tương tác này đã bắt đầu gia tăng nhanh chóng. Với quy mô toàn cầu của những hoạt động kinh tế hiện tại đã làm ảnh hưởng đến cách thức vận hành của môi trường thông qua các hoạt động khai thác và can thiệp. Nền kinh tế và môi trường tự nhiên có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau - những gì xảy ra trong nền kinh tế khi tác động lên môi trường tự nhiên, thì sẽ ảnh hưởng ngược lại nền kinh tế. Nói cách khác, nền kinh tế và môi trường tự nhiên là một hệ thống chung. Một ví dụ về điều này là vai trò của carbon dioxide (CO2) trong biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch được khai thác từ môi trường tự nhiên và đốt trong nền kinh tế, dẫn đến việc phát thải CO2 vào trong khí quyển. CO2 là một trong những loại "Khí nhà kính". Sự trao đổi năng lượng giữa môi trường (environment) và chính môi trường của nó (its environment), trình bày trong Hình 2, bị ảnh hưởng bởi lượng khí CO2 hiện diện trong khí quyển, nồng độ ngày càng cao hơn của các loại khí nhà kính này có nghĩa là môi trường, trái đất đang trở nên ấm dần lên. Do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng trong hai trăm năm qua, điều này đã làm tăng lượng CO2 trong khí quyển. Các chuyên gia đồng thuận rằng điều này là làm trái đất ấm lên và còn tiếp tục ấm hơn nữa. Mức độ ấm lên dự kiến vào năm 2100 sẽ không được biết với bất kì mức độ chính xác nào. Tuy nhiên với sự đồng thuận của các chuyên gia rằng điều này đủ để gây nên những tác động vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế và sự thỏa mãn nhu cầu - mong muốn của con người. Sau năm 2100, các tác động này có thể là một thảm họa.LỊCH SỬ VẮN TẮT CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRONG KINH TẾ HỌC
Một cách để giới thiệu kinh tế sinh thái là nhìn vào cách mà môi trường tự nhiên đã xuất hiện trong kinh tế học thông qua lịch sử của môn học này. Kinh tế học là một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, bắt đầu từ năm 1776 khi nhà kinh tế học Adam Smith (1723-1790) xuất bản cuốn sách "The Wealth of Nations" (Bản chất của Của cải của các quốc gia). Sự tìm tòi trên phạm vi rộng này về bản chất và nguyên nhân của tiến bộ kinh tế hiện đang nổi tiếng với học thuyết Smith về thuyết "bàn tay vô hình" (The Invisible Hand). Ý tưởng này, trong hoàn cảnh phù hợp, hàng hóa xã hội sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách để các cá nhân tự do theo đuổi sở thích nhỏ nhen của họ. Smith là thành viên trong một nhóm được biết đến với cái tên "Những nhà kinh tế học cổ điển", những người này có ý tưởng thống trị kinh tế học cho đến nửa cuối của thế kỷ XIX. Kinh tế học cổ điển (Classical Economics), được biết đến với cái tên rộng rãi là "khoa học ảm đạm" (The dismal science), chủ yếu là do quan điểm của nó. Đặc biệt, Thomas Malthus (1766-1834) cho rằng triển vọng lâu dài để cải thiện mức sống còn kém. Quan điểm này dựa trên sự cố định được giả định của việc cung cấp đất nông nghiệp, cùng với xu hướng gia tăng dân số của loài người. Môi trường tự nhiên, đối với các nhà kinh tế học cổ điển, đặt ra giới hạn cho việc mở rộng các hoạt động kinh tế, do đó khuynh hướng dài hạn sẽ là để tiền lương của công nhân bị đẩy xuống dưới mức sinh hoạt phí. Như một dự báo, điều này đã không được khả quan. Trong thực tế, cho đến nay thì quan điểm này đã sai lầm. Đối với nền kinh tế của Tây Âu và cách nhánh của họ, đặc điểm chính của những điều trải qua kể từ đầu thế kỷ XIX đã là sự gia tăng dân số nhanh chóng và mức sống tăng. Một giải thích chuẩn mực về lý do tại sao Malthus lại mắc phải sai lầm là rằng ông đã phớt lờ đi tiến trình phát triển công nghệ. Malthus và các nhà kinh tế học cổ điển khác đã giả định công nghệ không đổi, trong khi trên thực tế nó đang thay đổi rất nhanh sau sự thức tỉnh của cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các nền kinh tế Tây Âu không hoạt động với nguồn cung cố định đất nông nghiệp trong suốt giai đoạn này - thực phẩm được nhập khẩu nhiều hơn vào các nền kinh tế này từ những vùng đất mới ('new' land) ở Châu Mỹ và Châu Đại Dương, mà các nền kinh tế này đưa người sang. Thất bại đã được dự đoán trước này là một yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của kinh tế học cổ điển. Bắt đầu khoảng năm 1870, kinh tế học chính thống bắt đầu được phát triển từ kinh tế học cổ điển theo hướng mà ngày nay được gọi là Kinh tế học tân cổ điển (Neo-classical Economics). Đến năm 1950, ý tưởng của các nhà kinh tế học cổ điển được dạy cho sinh viên như là một phần của lịch sử môn học. Trong khi môi trường tự nhiên, cụ thể là ở dạng có thể sử dụng của đất đai, là mối quan tâm chính của các nhà kinh tế học cổ điển; thì các nhà kinh tế học tân cổ điển, vào khoảng những năm 1950, phần lớn đều bỏ qua mối quan hệ giữa "human's housekeeping" và "nature's housekeeping". Trong những năm 1950 và 1960, các nhà kinh tế học đã phát triển những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, trong đó, môi trường tự nhiên đơn giản là không xuất hiện. Những lý thuyểt này ngụ ý rằng nếu quản lý kinh tế đúng đắn, mức sống có thể gia tăng vô thời hạn. Việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế trở thành mục tiêu áp đảo trong chính sách kinh tế. Một nguyên nhân quan trọng cho điều này là tăng trưởng kinh tế dường như mang đến triển vọng giảm nghèo theo một cách tương đối không đau đớn. Kinh tế học tân cổ điển hoàn toàn không hề "ảm đảm". Bắt đầu từ những năm 1970, kinh tế học tân cổ điển bắt đầu cho thấy sự đổi mới khi quan tâm đến môi trường tự nhiên và hiện tại nó bao gồm hai chuyên ngành quan trọng, hoặc sub-disciplines: Kinh tế môi trường (Environmental Economics) và Kinh tế tài nguyên thiên nhiên /hoặc thường gọi là Kinh tế tài nguyên/ (Natural Resource Economics). Theo Hình 2, kinh tế môi trường chủ yếu liên quan đến những can thiệp (chèn thêm) của nền kinh tế vào trong môi trường tự nhiên, và với những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Kinh tế tài nguyên thiên nhiên thì quan tâm đến những khai thác của nền kinh tế từ môi trường tự nhiên, và với những vấn đề liên quan đến việc sử dụng "tài nguyên thiên nhiên". Nhiều chương trình giảng dạy kinh tế hiện tại cung cấp các khóa học ở bậc cao hơn trong một hoặc cả hai chuyên ngành này. Các khóa học bắt buộc trong hầu hết các chương trình kinh tế hầu như không dành quá nhiều sự quan tâm cho mối tương tác kinh tế - môi trường. Có thể được xem như là một nhà kinh tế học và chỉ biết rất ít về kinh tế tài nguyên và môi trường. Mặc dù các nhà kinh tế học tân cổ điển không phớt lờ môi trường tự nhiên, nhưng họ không nghĩ rằng thực sự cần thiết để dạy cho các nhà kinh tế học về các mối liên hệ giữa nền kinh tế và môi trường (như Hình 2). Các nhà kinh tế sinh thái lại cho rằng một sự hiểu biết như vậy là một phần thiết yếu trong việc giáo dục kinh tế học. Kinh tế sinh thái được dựa trên ý tưởng rằng nghiên cứu riêng biệt về "cách con người kiếm sống" phải được bao gồm cả nghiên cứu về mối quan hệ của con người với môi trường hữu cơ và vô cơ của nó. Trong khi đó kinh tế học tân cổ điển coi nghiên cứu về nền kinh tế - môi trường tự nhiên có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như một phần thêm vào tùy chọn, nhưng đối với kinh tế sinh thái thì nó là nền tảng. Nó bắt đầu với thực tế là hoạt động kinh tế diễn ra trong môi trường (Hình 2, sẽ xem xét bảng chi tiết hơn ở các Phần sau của cuốn Ecological Economics: An Introduction [2], và đây là điểm khởi hành của kinh tế học sinh thái). Kinh tế sinh thái là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối mới, mang tính xuyên ngành. Trong ba thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã nhận thấy rõ rằng hoạt động kinh tế của con người có tác động gây hại cho môi trường tự nhiên và điều này có tác động mang tính kinh tế cho các thế hệ sau này. Được thành lập vào năm 1989, Hiệp hội Quốc tế về Kinh tế Sinh thái (International Society for Ecological Economics) đã được thúc đẩy bởi sự kiên định, và một phần là từ các học giả từ nhiều ngành/lĩnh vực, rằng việc nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế và môi trường tự nhiên và những hàm ý của nó đòi hỏi phải có một cách tiếp cận đa ngành, bao gồm các phần từ những lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của khoa học về kinh tế và sinh thái học. Cần giải thích việc sử dụng thuật ngữ xuyên ngành (transdisciplinary) ở đây, và nó khác với các thuật ngữ liên ngành (interdisciplinary) và đa ngành (multidisciplinary). Đối với các tiền tố ở đây, từ điển cho kết quả tham khảo ý nghĩa sau đây: Multi- nhiều (many), nhiều hơn hai (more than two). Inter- giữa (among, between), lẫn nhau, chung (mutual, mutually) Trans- xuyên qua (through), qua (across, over), ngoài (beyond), về phía xa của (on the far side of). Liên quan đến các ngành học và nghiên cứu, các tiền tố được sử dụng theo những cách hơi khác nhau bởi những người khác nhau. Tuy nhiên, những ghi nhận sau đây là ý nghĩa được hầu hết mọi người thừa nhận. Nghiên cứu đa ngành cố gắng tập hợp kiến thức từ nhiều ngành khác nhau - vấn đề được nghiên cứu trong nhiều ngành/lĩnh vực. Sự hiểu biết về vấn đề được cải thiện bởi cách tiếp cận đa ngành, và những hiểu biết thu được từ sự phản hồi vào trong sự phát triển của những ngành đóng góp (contributing disciplines). Nghiên cứu liên ngành ngụ ý thêm rằng các đại diện của ngành/lĩnh vực đều tham gia vào việc xác định vấn đề, làm việc để tập làm quen với những khái niệm và công cụ từ những ngành/lĩnh vực khác, hiểu và chấp nhận những kết quả từ những ngành/lĩnh vực khác, và tất cả đều tham gia vào trong việc trình bày kết quả. Nghiên cứu xuyên ngành là tập trung quan tâm đến vấn đề cụ thể, liên ngành, và bao gồm các bên liên quan về ý tưởng cũng như những nhà khoa học từ các ngành liên quan. Khi chúng ta xem xét kinh tế sinh thái là lĩnh vực xuyên ngành, chúng ta không chỉ đơn thuần hàm ý rằng nó liên quan đến các hiện tượng kinh tế và sinh thái và dựa trên các ngành kinh tế học và sinh thái học. It is and it does, but more is involved. Quan điểm về "trans-", trong sự tương quan với kinh tế sinh thái, là có những hiện tượng và vấn đề vượt qua, hoặc vượt xa ngoài ranh giới của ngành/lĩnh vực. Nghiên cứu những hiện tượng và vấn đề như vậy đòi hỏi không chỉ một nhà kinh tế học làm việc chung với một nhà sinh thái học, dùng những quan điểm và công cụ riêng của họ. Nó đòi hỏi một quan điểm chung, "vượt qua" cả những tiêu chuẩn chung của hai ngành. Khi nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế và môi trường tự nhiên, những quan điểm truyền thống của kinh tế học cần phải được sửa đổi để hiểu và chấp nhận nền tảng cơ sở vật chất cho hoạt động kinh tế và thực tế là con người cũng là một loài động vật. Quan điểm truyền thống của sinh thái học cần phải nhận ra vai trò của con người như một loài trong việc thực hiện chức năng của tất cả các hệ sinh thái. Với những thay đổi về quan điểm này, dẫn đến việc thừa nhận tính hữu ích của các công cụ và phương pháp phân tích của các ngành/lĩnh vực khác trong quá khứ. Hai điểm nữa. Đầu tiên, nghiên cứu riêng biệt về sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế và môi trường tự nhiên bao gồm nhiều hơn chỉ kinh tế sinh thái như đã mô tả, mà là bao gồm nhiều ngành/lĩnh vực có liên quan cao. Tuy nhiên, kinh tế sinh thái chỉ là điểm khởi đầu. Thứ hai, có nhiều hiện tượng và vấn đề liên quan đến các nền kinh tế và hệ sinh thái có thể được xử lý trong phạm vi của những ngành/lĩnh vực truyền thống. Nếu bạn chỉ muốn nghiên cứu về cách hoạt động của thị trường chứng khoán, bạn không cần thiết phải lấy gì từ sinh thái học; nếu bạn chỉ quan tâm đến chuỗi thức ăn trong một hồ nước vắng, bạn không cần thiết phải suy nghĩ quá nhiều đến kinh tế học. Tuy nhiên, nếu bạn muốn hiểu được nền kinh tế toàn cầu như là một hệ thống cho việc làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người, hoặc sự vận hành của hệ sinh thái toàn cầu trong sự phân bố và phong phú của các loài sinh vật, lúc này bạn phải vượt qua những biên giới của hai ngành. Trong suốt chiều dài lịch sử của kinh tế học, cũng như nghiên cứu cách con người hiện tại thực sự kiếm sống, các nhà kinh tế học đã đưa ra lời khuyên về cách họ nên kiếm sống như thế nào. Một trong những lý do khiến nhiều người bị thu hút vào nghiên cứu kinh tế là vì vai trò ra lệnh (prescriptive) của nó. Ban đầu, Adam Smith khuyến khích sự tín nhiệm nhiều hơn vào thị trường và ít sự can thiệp của nhà nước vào trong các vấn đề kinh tế, hơn là trường hợp thực sự vào thời điểm mà ông viết. Từ thời của ông, những quan điểm của các nhà kinh tế học về nhiều vấn đề của chính sách công luôn là "miếng trầu là đầu câu chuyện" về những tranh luận chính trị. Các nhà kinh tế học không, và chưa bao giờ mang tai tiếng về bất kỳ vấn đề chính sách nào. Có sự khác biệt trong hàng ngũ của những nhà kinh tế học tân cổ điển, cũng như giữa các nhà kinh tế tân cổ điển với kinh tế sinh thái. Để chuẩn bị nền tảng cho việc giới thiệu về mối quan hệ giữa kinh tế sinh thái và tân cổ điển, chúng ta cần xem xét nguồn gốc của sự khác biệt về chính sách. ...........CÒN TIẾP -------------------------------------------------------------------- [1] Costanza, R. (1989). What is Ecological Economics?. Ecological Economics, 1, 1-7. [2] Common, M. and Stagl, S. (2005). Ecological Economics: An Introduction. UK: Cambridge University Press. -------------------------------------------------------------------- Đây là BẢN DỊCH từ quyển sách "Ecological Economics: An Introduction" của hai tác giả Michael Common và Sigrid Stagl, được xuất bản bởi Cambridge University Press ©. --------------------------------------------------------------------Nhận xét
- Nặc danhlúc 02:38 15 tháng 4, 2023
cảm ơn bạn đã giải thích bài này một cách cụ thể, bạn đã giúp mình rất nhiều trong môn học này của mình.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Đăng nhận xét
mdcounty.blogspot.com Truy cập hồ sơDanh mục các bài đăng
- thg 91
- thg 121
- thg 11
- thg 81
- thg 42
Nhãn
- General
- Theory
- Translate
Welcome to my blog!
Từ khóa » Ecological Sinh Thái
-
Sinh Thái Xã Hội (Social Ecology) Là Gì? - VietnamBiz
-
Ổ Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngưỡng Sinh Thái – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ecological Systems - Hệ Sinh Thái Hỗ Trợ Cá Nhân, Gia đình Thay ...
-
Ecology/ Hệ Sinh Thái
-
Ổ Sinh Thái Là Gì? Chi Tiết Về Ổ Sinh Thái Mới Nhất 2021 | LADIGI
-
Sinh Thái Học Là Gì?
-
(PDF) Forest Ecological Stratification In Viet Nam - ResearchGate
-
Khu Bảo Tồn Sinh Thái Longkeng
-
[PDF] Studying Socio-economic And Ecological Transformations In Vietnam
-
Khu Du Lịch Sinh Thái Phú Hữu (Phu Huu Ecological Tourist Area)
-
[PDF] Application Of The Principles Of Ecological Philosophy In Vietnam ...
-
Ecology | Translate English To Vietnamese - Cambridge Dictionary