Kinh Tế Số Phải Có Nguồn Nhân Lực Số Tương Thích
Có thể bạn quan tâm
- Kết nối start-up và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên AI tạo sinh
- Hà Nội thúc đẩy sử dụng công nghệ trong quản lý tài chính cá nhân
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng
- Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi
- Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng
- [Infographic] Người lao động làm thêm không quá 300 giờ/năm và 60 giờ/tháng
Việt Nam còn có nhiều khoảng trống và bất cập trong quá trình chuyển đổi số với ngành y tế, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu, hành lang pháp lý đối với nguồn nhân lực y tế trong chuyển đổi số. |
Khoảng trống pháp lý, dữ liệu phân mảnh
Dẫn kết quả trong Báo cáo nghiên cứu về "Vấn đề lao động trong chuyển đổi số: Thách thức và giải pháp" công bố ngày 30/3, ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cùng các cộng sự trong nhóm nghiên cứu, đã chỉ ra một số bất cập về chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế. Theo thống kê, Việt Nam có 96.200 bác sỹ vào năm 2019 và số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân là 8,8 người. Lực lượng y tế phân bổ mất cân đối theo vùng, miền, đáng nói hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên có mức thấp nhất.
Nhóm nghiên cứu của CIEM đánh giá, chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế diễn ra không đều giữa vùng, miền, khu vực trong khi quá trình này yêu cầu thay đổi với người lao động ở tất cả các vị trí: nhân lực quản lý, y bác sỹ trực tiếp khám chữa bệnh, đội ngũ cán bộ hỗ trợ chuyển từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Cho nên, một số thách thức nổi lên khi chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, chẳng hạn: thay đổi thói quen làm việc; thiếu nhân lực công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế; đào tạo và phát triển kỹ năng (chuyên môn – công nghệ); sự hưởng ứng của nhân viên; hạ tầng công nghệ thông tin thiếu đồng bộ, kết nối…
Theo ông Khương Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế, Bộ Y tế, hành lang pháp lý cho chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế đang còn nhiều khoảng trống, chưa kể một số bất cập và thách thức khác.
Nhìn lại thực trạng hiện nay, ông Khương Anh Tuấn cho rằng Việt Nam còn có nhiều những khoảng trống và bất cập trong quá trình chuyển đổi số với ngành y tế, đặc biệt là các cơ sở dữ liệu, hành lang pháp lý đối với nguồn nhân lực y tế trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đơn cử, thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế và cũng thiếu sự liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia của những lĩnh vực kinh tế - xã hội khác (dân số, giao thông, phát triển các khu công nghiệp, khu đặc thù kinh tế…). Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan chưa được thể hiện rõ ở bất cứ hoạt động nào. Mặt khác, cũng chưa có các quy định và cơ chế cụ thể trong việc chia sẻ, liên kết dữ liệu cho chuyển đổi số giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Ngoài ra, chúng ta đang thiếu các ưu tiên định hướng chuyển đổi số cụ thể và phù hợp cho từng lĩnh vực của y tế, đặc biệt là nguồn lực cho chuyển đổi số trong đó có nguồn nhân lực (vị trí việc làm công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao năng lực trong ứng dụng, phân tích, sử dụng thông tin).
Trong khi đó, dự thảo Luật Khám chữa bệnh cũng như các quy định hiện hành về phạm vi chuyên môn, quy trình chuyên môn trong ứng dụng y tế từ xa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khám chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức.
Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, ông Khương Anh Tuấn nhận định chuyển đổi số ở các lĩnh vực y tế, ở các cơ sở y tế khá mạnh mẽ và đa dạng nhưng thiếu sự đồng bộ và liên kết có tính hệ thống, ngay cả các phần mềm do các công ty lớn phát triển như Viettel, FPT, VNPT cũng không có sự đồng bộ, liên thông trong hệ thống báo cáo và tương tác có tính hệ thống. Các ứng dụng quản lý sức khỏe cũng phân mảnh, thiếu tương tác với người bệnh cũng như thiếu sự liên kết thông tin giữa các tuyến chăm sóc.
Cấp thiết nâng cao kỹ năng, kiến thức cho người lao động
Chuyển đổi số vừa khiến người lao động mất việc làm nhưng cũng tạo ra việc làm mới. Việc làm mất đi tại các ngành mà công nghệ có thể thay thế con người, nhưng lại có những việc làm mới được tạo ra trong những ngành cần sự bổ trợ tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề. Điều này tạo ảnh hưởng và làm thay đổi lớn về cơ cấu lao động và thị trường lao động.
Theo các chuyên gia CIEM, trong quá trình chuyển đổi số, các hệ thống tự động hóa sẽ dần thay thế cho lao động thủ công, nhưng việc tiếp cận các việc làm mới được tạo ra nhiều hay ít lại bị hạn chế do lực lượng lao động trong nước không được trang bị đủ kỹ năng cần thiết. Các kỹ năng mới cần có thời gian và nguồn lực để đào tạo nên việc tiếp cận được việc làm mới cần có thời gian, trong khi đó việc làm bị mất đi có thể xảy ra ngay lập tức.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng cho chuyển đổi số và lực lượng lao động Việt Nam bị tụt hậu khá xa so với các đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực về các kỹ năng số cũng như các kỹ năng mềm khác.
Do vậy, cần hành động sớm và quyết liệt hơn để giải quyết các vấn đề đang vướng mắc hiện nay của lao động trong chuyển đổi số. Trước tiên, cần tập trung nguồn lực để giải quyết nhu cầu trước mắt về nguồn nhân lực cho các ngành/lĩnh vực ưu tiên đã được xác định tại Quyết định 749/QĐ-TTg, còn về lâu dài cần có chiến lược đào tạo và đào tạo lại để cung cấp đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về trình độ chất lượng lao động ngày một cao của doanh nghiệp về lao động có tay nghề.
Với lĩnh vực y tế, ông Khương Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế khuyến nghị, cần bổ sung giải pháp hoàn thiện và thống nhất bộ chỉ số, bao gồm bộ chỉ số dùng chung trong ngành cũng như bộ chỉ số liên ngành có liên quan đến phát triển y tế. Ngoài việc xây dựng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia của ngành, cần rà soát, thiết lập được quy định về cơ chế trao đổi, liên thông dữ liệu đa ngành có liên quan tới y tế.
Đặc biệt, việc ứng dụng số và công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh cần được thể chế hóa cụ thể trong Luật Khám chữa bệnh một cách thích đáng để quy định rõ trách nhiệm, phạm vi chuyên môn của nhân viên y tế cũng như đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân và quyền giữa bí mật thông tin của người dân, ông Khương Anh Tuấn nêu.
Riêng các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Phó trưởng Ban Nghiên cứu và điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia lưu ý, cần cân nhắc bổ sung thêm các tác động cụ thể hơn của chuyển đổi số tới kỹ năng, vị trí việc làm, loại việc làm trong ngành tài chính - ngân hàng.
Chẳng hạn, giảm số lượng lao động cho các vị trí giao dịch viên, tư vấn khách hàng tại ngân hàng, do sự phát triển của ngân hàng số, nhưng gia tăng vị trí việc làm tại các định chế tài chính phi ngân hàng, như các công ty fintech, mobile money, P2P lending (cho vay ngang hàng), marketing số. Việc chỉ ra các tác động cụ thể và xu hướng nghề nghiệp như vậy sẽ định hướng cho việc cụ thể hóa các đề xuất liên quan tới nội dung, kỹ năng, kiến thức mà người lao động, dịch vụ đào tạo cần thay đổi.
Lời giải cho chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang loay hoay chuyển đổi số, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. #Chuyển đổi số # kinh tế số # nhân lực y tế # fintech # P2P lending Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- VNPT tiên phong siêu công nghệ, kiến tạo cuộc sống số
- “Ngựa ô” của kinh tế số Việt Nam
- 2.000 đại biểu tham dự Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024
- Kết nối start-up và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số dựa trên AI tạo sinh
- Hà Nội đã xử lý hơn 83% kiến nghị hiện trường qua ứng dụng iHaNoi
- Hà Nội thúc đẩy sử dụng công nghệ trong quản lý tài chính cá nhân
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
- Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt Nam
- Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Quốc hội
- Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia - Đề án 06
- Samsung tiếp tục nuôi dưỡng nhân tài công nghệ cho Việt Nam
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 27/11
- 2 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
- 3 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025
- 4 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP
- 5 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Số Là Gì
-
Nâng Cao Nguồn Nhân Lực Số Cho Chuyển đổi Số Trong Tương Lai
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số đáp ứng Yêu Cầu Của Kinh Tế Số
-
Nhân Lực Số - Những Người Lái Con Tầu Chuyển đổi Số Việt Nam
-
Nhân Lực Số | Khoa Học - Công Nghệ
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số: Nhân Tố Tiên Quyết Cho Cuộc Cách ...
-
Khái Niệm Nguồn Nhân Lực - Nguồn Nhân Lực Là Gì?
-
Chú Trọng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số - Báo Người Lao động
-
Nhân Lực Số Những Năm Tới
-
Hình Thành Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Sẵn Sàng đáp ứng ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Các Yếu Tố Tác động đến Phát Triển ...
-
Chuyển đổi Số Gặp Khó Vì Thiếu Nhân Lực Chuyên Môn
-
Nguồn Nhân Lực Là Gì? Khái Niệm, Quy Mô Nguồn Nhân Lực Việt Nam
-
Phương Pháp Luận Phát Triển Nguồn Nhân Lực Thư Viện
-
Chủ động Nguồn Nhân Lực Chuyển đổi Số - Báo Hải Phòng