Nguồn Nhân Lực Là Gì? Khái Niệm, Quy Mô Nguồn Nhân Lực Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, con người là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Trong bất kỳ lĩnh vực nào, con người cũng đứng ở vị trí trung tâm. Do đó, quan tâm đến sự phát triển của con người sẽ đảm bảo cho sự phát triển đất nước vì quá trình phát triển nguồn nhân lực là thước đo đánh giá sự phát triển về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về khái niệm nguồn nhân lực là gì cũng như các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, bạn đọc hãy cùng Luận Văn 2S theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Nguồn nhân lực là gì?
Khái niệm nhân lực là gì?
Nhân lực được hiểu là sức lực của con người, tồn tại bên trong con người và làm cho họ có khả năng hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển tỷ lệ thuận với sự phát triển của cơ thể con người đến một mức độ nhất định nào đó, con người sẽ có đủ điều kiện để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Nhân lực của mỗi người sẽ bao gồm ba yếu tố cơ bản: Thể lực, trí lực và nhân cách.
Hiểu theo nghĩa đen, nhân lực chỉ bao gồm sức người, trong đó sức người ở đây bao hàm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Không nên hiểu sức người chỉ ở mặt tài mà bao hàm cả mặt đức, đó là cái gốc của con người.
Khái niệm nguồn nhân lực là gì?
Nguồn nhân lực hay còn được biết đến với tên gọi khác là nguồn lực con người. Khái niệm nay xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước khi có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động.
Theo Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực được định nghĩa là kiến thức, năng lực và trình độ lành nghề của của con người có liên quan ñến sự phát triển xã hội. Với cách nhìn này, khái niệm nguồn nhân lực được xem xét dựa trên các phương diện chất lượng, sức mạnh và vai trò của con người đối với sự phát triển của xã hội.
Còn theo định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người đang trong độ tuổi lao động và đồng thời có khả năng tham gia lao động. Khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận theo hai nghĩa:
- Xét theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực về con người cho sự phát triển. Vì vậy, nguồn nhân lực là toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
- Xét theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực chỉ khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và nguồn lực này có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội. Nghĩa là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động đáp ứng đầy đủ các yếu tố về thể lực, trí lực và kỹ năng nghề nghiệp để huy động vào quá trình lao động.
Theo Bộ Luật Lao động Việt Nam, khái niệm nguồn nhân lực trong xã hội bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động và cả những người đã ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng hoặc sẽ tham gia lao động.
Như vậy, nói tóm lại ta có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người bao gồm thể lực, trí lực và nhân cách của con người đáp ứng sự đòi hỏi của một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định.
Khái niệm nguồn nhân lực là gì?
Xem thêm:
Quản trị nguồn nhân lực là gì? Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực
Các mặt cơ bản của Nguồn nhân lực trong tổ chức
Nguồn nhân lực trong một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân độc lập, có vai trò riêng biệt liên kết với nhau nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của tổ chức. Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm các mặt cơ bản như sau
Số lượng nguồn nhân lực trong tổ chức
Số lượng nguồn nhân lực trong tổ chức là số lượng thành viên trong một tổ chức, chỉ số này thể hiện quy mô của một tổ chức. Tổ chức có số lượng nhân viên càng đông đảo, quy mô của tổ chức đó càng lớn mạnh và ngược lại, số lượng nhân viên càng ít thì quy mô của tổ chức đó càng nhỏ.
Cơ cấu nguồn nhân lực trong tổ chức
Xét theo khả năng và mức độ tham gia hoạt động kinh tế, nguồn nhân lực gồm:
- Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động: Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động, được quy định bởi pháp luật lao động của một quốc gia. Dân số trong độ tuổi lao động gồm 2 nhóm là dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia hoạt động kinh tế và dân số trong độ tuổi lao động không hoạt động kinh tế vì các lý do khác nhau. Dân số trong độ tuổi lao động là thành phần chính tạo ra nguồn nhân lực và được sử dụng để tính tỷ lệ phụ thuộc của dân số. Ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động trong dân số có tỷ lệ cao, thường là trên 50%. Ở Việt Nam, độ tuổi lao động đủ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi (đối với nữ giới) và 60 tuổi (đối với nam giới).
- Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế: Là bộ phận năng động nhất của nguồn nhân lực, bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc, những người trên độ tuổi lao động đang làm việc và những người trong độ tuổi lao động không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.
- Bộ phận nguồn nhân lực dự trữ: Là một phần của nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia hoạt động kinh tế và khi cần có thể huy động được. Bộ phận này bao gồm: Những người làm công việc nội trợ, người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học, những người không có nhu cầu làm việc hay lực lượng vũ trang.
Cơ cấu nguồn nhân lực là gì?
Chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức là gì?
Về khái niệm, chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu một cách đơn giản là năng lực của nhân lực trong cuộc sống và trong công việc. Chất lượng nguồn nhân lực thường được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản là:
- Trí lực: Trí lực bao gồm tất cả các yếu tố thuộc về trí tuệ, năng lực, khả năng sử dụng chuyên môn trong công việc, tinh thần và và phẩm chất của các thành viên trong tổ chức.
- Thể lực: Bao gồm các yếu tố thể chất, sức khỏe, sức chịu đựng áp lực và xử lý căng thẳng trong công việc của nhân viên.
- Đạo đức: Bao gồm các yếu tố thể hiện tư tưởng, lối sống, thái độ, tình cảm, và phong cách đối xử giữa các thành viên trong tổ chức, với mọi người trong xã hội.
Bạn chuẩn bị thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về chủ đề nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… và cần sự hỗ trợ về lựa chọn đề tài, số liệu phân tích hay bạn không có thời gian viết luận văn? Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê luận văn trọn gói & từng phần uy tín số 1 tại Luận Văn 2S. |
Vai trò của nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực giúp đảm bảo nguồn lực sáng tạo: Chỉ có con người mới có thể sáng tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ và con người cũng là yếu tố duy nhất có thể kiểm tra được quá trình sản xuất và kinh doanh. Tài nguyên con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, khi nguồn nhân lực làm việc hiệu quả khi tổ chức mới có thể phát triển và đạt được mục tiêu.
Nguồn nhân lực là nguồn lực có tính chiến lược: Xã hội đang chuyển mình sang nền kinh tế tri thức nên những yếu tố liên quan đến tri thức con người ngày càng được chú trọng và đề cao. Đặc biệt, hiện nay xã hội đang đánh giá cao nguồn nhân lực có tính năng động, linh hoạt và sáng tạo với việc vận dụng trí óc vào công việc.
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội ngày càng phát triển thì nguồn nhân lực cũng là một nguồn lực vô tận, nếu biết cách khai thác nguồn lực này một cách phù hợp sẽ tạo ra nhiều của cải, vật chất cũng như thỏa mãn các nhu cầu của con người.
Nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội: Có thể nói, nguồn nhân lực giúp tạo ra sức mạnh để chế ngự thiên nhiên và thêm nguồn động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế 4.0 như hiện nay, kinh tế đất nước phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa học, kỹ thuật thì nhân tố con người ngày càng được coi trọng như đội ngũ lao động có trình độ cao, các chuyên gia,…
Vai trò của nguồn nhân lực là gì?
Nguồn nhân lực Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Quy mô nguồn nhân lực
Thứ nhất, quy mô nguồn nhân lực lớn và có xu hướng tăng. Việt Nam là nước có quy mô dân số vào loại lớn và tỷ lệ tăng dân số cao trong nhiều thập kỷ đã tác động đến gia tăng nhanh dân số trong độ tuổi lao động. Tiềm năng về nguồn lực con người lớn của nước ta là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhưng cần biến tiềm năng trở thành hiện lực và phát triển nguồn lực này trở thành tính năng động, tính hiệu quả xã hội.
Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn nhân lực. Lao động trẻ (15-34 tuổi) là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, có vai trò gánh vác trách nhiệm xung kích trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Sự tham gia của lực lượng này vào hoạt động quản lý, điều hành công ty, kinh tế trang trại,… đang ngày càng gia tăng đóng góp cho sự phát triển của kinh tế đất nước.
Quy mô nguồn nhân lực theo vùng, ngành, thành thị - nông thôn có sự biến động dưới tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động: Tốc độ phân bố lại nguồn nhân lực nước ta theo vùng, ngành, thành thị- nông thôn chịu tác động của nhiều nhân tố như tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật,… Thị trường lao động càng phát triển càng tác động đến phân bố nguồn lực. Đặc biệt, nguồn nhân lực lành nghề sẽ được thu hút vào các vùng, ngành phát triển nhanh và thu hút vào các thành phố.
Các biểu hiện trên đều mang tính tích cực, có tác động nâng cao tính năng động và chất lượng nguồn nhân lực, vì khuynh hướng này khuyến khích người lao động ở các độ tuổi khác nhau tham gia hoạt động kinh tế, tham gia vào đào tạo lâu hơn để nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của công việc và thị trường lao động.
Nguồn nhân lực Việt Nam
Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nguồn nhân lực Việt Nam
Thứ nhất, công nghiệp hóa- hiện đại hóa với sự phát triển mạnh của khoa học, công nghệ đã đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Do đó, cần tăng cường đào tạo lao động có chuyên môn các cấp trình độ như cao đẳng, đại học,… Để thực hiện yêu cầu này, giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng nên cần mở rộng quy mô giáo dục để có cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao.
Thứ hai, tính cạnh tranh sản phẩm và lao động nâng cao ở phạm vi toàn cầu đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải được đổi mới, đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Do đó, hệ thống giáo dục và đào tạo phải cung ứng được cho thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Thứ ba, để thực hiện lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng và Nhà nước xác định, nhiệm vụ đặt ra cho hệ thống giáo dục, đào tạo là phải đáp ứng được nguồn nhân lực chuyên môn - kỹ thuật cao cho phát triển các ngành kinh tế trọng yếu của đất nước.
Nguồn nhân lực có vai trò đặt biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vì vậy, đầu tư cho nguồn nhân lực luôn được các quốc gia quan tâm. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm nguồn nhân lực là gì đề cập trong bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về nội dung của Nguồn nhân lực cũng như đặc điểm của nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn hiện nay. Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề cần hỗ trợ trong quá trình thực hiện luận văn, hãy liên hệ với Luận Văn 2S nhé!
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Số Là Gì
-
Nâng Cao Nguồn Nhân Lực Số Cho Chuyển đổi Số Trong Tương Lai
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số đáp ứng Yêu Cầu Của Kinh Tế Số
-
Nhân Lực Số - Những Người Lái Con Tầu Chuyển đổi Số Việt Nam
-
Nhân Lực Số | Khoa Học - Công Nghệ
-
Kinh Tế Số Phải Có Nguồn Nhân Lực Số Tương Thích
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số: Nhân Tố Tiên Quyết Cho Cuộc Cách ...
-
Khái Niệm Nguồn Nhân Lực - Nguồn Nhân Lực Là Gì?
-
Chú Trọng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Số - Báo Người Lao động
-
Nhân Lực Số Những Năm Tới
-
Hình Thành Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Sẵn Sàng đáp ứng ...
-
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Các Yếu Tố Tác động đến Phát Triển ...
-
Chuyển đổi Số Gặp Khó Vì Thiếu Nhân Lực Chuyên Môn
-
Phương Pháp Luận Phát Triển Nguồn Nhân Lực Thư Viện
-
Chủ động Nguồn Nhân Lực Chuyển đổi Số - Báo Hải Phòng