Kinh Tế Việt Nam 2020: Một Năm Tăng Trưởng đầy Bản Lĩnh
Có thể bạn quan tâm
Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD[1], vượt Xin-ga-po (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4[2] trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
TỐC ĐỘ TĂNG GDP GIAI ĐOẠN 2010-2020
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá đã đưa tốc độ tăng của khu vực này đạt 2,68%, cao hơn năm 2019 (2,01%). Đối mặt với tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, biến đổi khí hậu, thẻ vàng EC trong khai thác thủy sản chưa được gỡ bỏ, đặc biệt là dịch Covid-19 nhưng khu vực này đã gặt hái được kết quả tăng trưởng khả quan với nỗ lực vượt bậc thông qua các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% và ngành thủy sản tăng 3,08% (tốc độ tăng tương ứng của các ngành trong năm 2019 là 0,61%; 4,98% và 6,30%). Đặc biệt, kết quả xuất khẩu nông sản tăng mạnh trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu gạo lần đầu tiên đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2019; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12.323,3 tỷ USD, tăng 15,7%. Trái ngược với ngành lâm sản, bức tranh xuất khẩu thủy sản lại ảm đạm hơn khi kim ngạch xuất khẩu năm 2020 chỉ đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8% so với năm trước.
Trong tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ tăng cao nhất với 3,98%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm. Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành như sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất kim loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học… tăng khá với tốc độ tăng tương ứng là 27,1%; 14,4%; 11,4% và 11,3%, góp phần đưa ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
Đối với khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,2% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng sau đó đã phục hồi rõ rệt với tốc độ tăng 6 tháng cuối năm đạt 6,2%, đưa lĩnh vực thương mại trong nước cả năm tăng 2,6%. Tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2020 không thể không nhắc đến đó là xuất khẩu vượt khó trong tình hình dịch bệnh, duy trì tăng trưởng dương; xuất siêu hàng hóa đạt mức cao kỷ lục (19,1 tỷ USD) và cán cân thương mại duy trì xuất siêu 5 năm liên tiếp (Kim ngạch xuất siêu hàng hóa các năm trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: 1,6 tỷ USD; 1,9 tỷ USD; 6,5 tỷ USD; 10,9 tỷ USD; 19,1 tỷ USD). Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Năm 2020, xuất khẩu sang EU đạt 34,8 tỷ USD; đáng chú ý, sau 5 tháng được thực thi (từ 01/8/2020), tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 15,4 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước[3]. Điều này phản ánh năng lực sản xuất trong nước tăng trưởng cao, môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh được tạo thuận lợi và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khu vực EU suy giảm nghiêm trọng và tiếp tục đối mặt với dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh kết quả tăng trưởng đạt được trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. Dịch Covid-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp… Do vậy, nước ta cần tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới”; đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2021.
[1] Theo quy mô GDP năm 2020 được đánh giá lại.
[2] Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 ngày 13/10/2020 của IMF.
[3] Nguồn: Bộ Công thương.
Từ khóa » Tốc độ Tăng Gdp 2020
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
GDP Năm 2020 Tăng 2,91% - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế (GRDP) Năm 2020 Tăng 6,23%
-
Năm 2020, Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Nằm Trong Mức Cao ...
-
GDP Năm 2020 đạt 2,91%: Tăng Trưởng Thuộc Nhóm Cao Nhất Thế Giới
-
GDP Việt Nam Năm 2020 Tăng 2,91%, Thuộc Nhóm Tăng Trưởng Kinh ...
-
Việt Nam Thuộc Nhóm Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Nhất Thế Giới
-
GDP Năm 2020 Tăng 2,91% - VnExpress Kinh Doanh
-
[DOC] Xã Hội 10 Năm 2011-2020, Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
-
Tốc độ Tăng Trưởng GDP Quý 2/2022 Cao Nhất Một Thập Kỷ
-
Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Hơn Mức Bình Quân Của 5 ...
-
GDP Năm 2021 Tăng 2,58% So Với Cùng Kỳ Do Tác động Từ Dịch ...
-
Những Nhân Tố đóng Góp Vào điểm Sáng Tăng Trưởng Kinh Tế Việt ...
-
Danh Sách Quốc Gia Theo Tốc độ Tăng Trưởng GDP Thực Tế - Wikipedia
-
Tới 2020, GDP Bình Quân đạt 3.200-3.500 USD: Cần Nỗ Lực Lớn
-
GDP Quý II/2022 Tăng Trưởng 7,72%, Cao Nhất Trong Hơn 10 Năm
-
[PDF] Tăng Trưởng Kinh Tế Trong đại Dịch Covid 19 Tại Việt Nam - OSF