Kinh Tế Việt Nam đang Trở Lại Quỹ đạo Tăng Trưởng Nhanh
Có thể bạn quan tâm
Trở lại trang chủ
Tiêu điểmPhát biểu khai mạc tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Tình hình đã đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
HỘI NHẬP SÂU RỘNG, HIỆU QUẢ
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định quan điểm "Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại".
"Để đạt được những thành tựu trên, nhân tố then chốt là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế."
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.
Vừa qua, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ, nhiều lãnh đạo và học giả Hoa Kỳ đã đánh giá rất cao nội dung phát biểu trao đổi của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Theo đó, quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới.
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên thành trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp định hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
"Để đạt được những thành tựu trên, nhân tố then chốt là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế", Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh thừa nhận năng lực tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc hoặc tác động bên ngoài còn yếu. Khả năng tự chủ của nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là một nền kinh tế thâm dụng vốn và gia công, lắp ráp là chủ yếu.
Trong những năm qua, mặc dù xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo có sự cải thiện nhưng các yếu tố nền tảng còn ở mức thấp. Năng lực tự chủ của ngành công nghiệp còn ở mức thấp với việc nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu chính cho sản xuất công nghiệp… Nền kinh tế Việt Nam hội nhập cao, có độ mở lớn nhưng lại tập trung vào một số ít thị trường và cơ cấu thiếu bền vững dẫn đến bị phụ thuộc.
KINH TẾ DẦN PHỤC HỒI, TĂNG TRƯỞNG
Những bất cập trên đã làm cho tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu chiến lược đề ra; thu nhập bình quân đầu người gia tăng với tốc độ chậm và vẫn nằm ở mức thấp, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu; yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức; năng suất lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển…
Thực tiễn nêu trên cho thấy để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Kết quả cho thấy, Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, phục hồi nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Kinh tế quý 1/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P vừa nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023.
“Những kết quả về phát triển kinh tế xã hội rất đáng khích lệ trong những tháng đầu năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch. Tuy nhiên, tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột tại Ukraine đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá.
VIỆT NAM ĐANG CÓ VỊ TRÍ RẤT TỐT, TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG
Phát biểu thảo luận, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhận định thế giới đang trải qua một giai đoạn đầy rủi ro, bất trắc, đang cấu trúc lại. Trong bối cảnh đó, những phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ về nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập thực chất, hiệu quả đã cho thấy nhiều bài học lớn.
“Để Việt Nam trụ hạng trong bối cảnh "giông bão" vừa qua, Chính phủ đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, năng lực điều hành "dĩ bất biến, ứng vạn biến", linh hoạt, nhạy bén, quyết đoán trong chính sách và quyết liệt hành động”, TS. Trần Đình Thiên khẳng định.
Chuyên gia kinh tế này cũng đánh giá khá tích cực về thời điểm mà chương trình phục hồi và phát triển mà Chính phủ đang triển khai, đó không chỉ có ý nghĩa sau đại dịch mà còn trong thời điểm Việt Nam có thể tận dụng thời cơ để bứt lên. Khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện cuộc chuyển đổi mạnh mẽ về phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải giải quyết những lo ngại về lạm phát đồng thời với việc bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế; thúc đẩy giải ngân hiệu quả đầu tư công…
"Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng, với các chiến lược, mục tiêu, chính sách tốt đã có và việc thực thi là vấn đề mấu chốt".
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia ADB) tại Việt Nam.
Theo ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, tầm quan trọng của việc duy trì nợ công ở mức quản lý được và chính sách tài khóa phù hợp của Việt Nam và khẳng định Việt Nam đang có vị trí rất tốt, tương lai tươi sáng, với các chiến lược, mục tiêu, chính sách tốt đã có và việc thực thi là vấn đề mấu chốt.
Ông Yoshiki Takeuchi, Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đánh giá cao các chính sách quản lý dịch bệnh rất linh hoạt, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới đã duy trì được tăng trưởng dương năm 2020. Đánh giá Việt Nam đang tích cực và cơ bản thực hiện hiệu quả các khuyến nghị quản lý rủi ro của OECD. Qua đó, OECD đề cập một số vấn đề như cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách… để Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kiên cường và bền vững hơn nữa trong thời gian tới.
Khá thận trọng, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright) nhận định: Kinh tế Việt Nam đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, bên cạnh rất nhiều cơ hội. Việt Nam đang giữ được trạng thái ổn định trong một thế giới biến động, như "một vịnh tránh bão trong cơn biển động". Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, thế giới bất ổn nhưng Việt Nam vẫn ổn định, kể cả những cuộc khủng hoảng năm 1997-1998 và 2008-2009.
Từ khoá: Thủ tướng Phạm Minh ChínhViện trưởng Viện Kinh tế Việt Namkinh tế việt namXây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mớiTrưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anhquỹ đạo tăng trưởngxây dựng nền kinh tế độc lậpTrưởng Ban Kinh tế Trung ươngĐại hội XIII của Đảngnguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt NamNgân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt NamNgân hàng Phát triển châu Á (ADB)Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)Trường Chính sách công và Quản lý (Đại học Fulbright)Nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phục hồi, phát triển bền vững
05/06/2022Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022
01/06/2022Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 sẽ diễn ra tại TP.HCM
31/05/2022Phó chủ tịch VAFI: "Với tiềm lực kinh tế Việt Nam, Vn-Index hoàn toàn có thể lên 2.000 điểm"
26/05/2022VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể đạt 6,2%
22/05/2022IMF vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
04/05/2022Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Bàn về thiết kế gói giải pháp tài khóa và tiền tệ để phục hồi và phát triển kinh tế
02/12/2021 Tiêu điểmViệt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số
1Tiêu điểmĐón đọc Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 49-2024
2Tiêu điểmTừ ngày 1/7/2025: Cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 200 triệu đồng/năm mới phải nộp thuế VAT
3Tiêu điểmChính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2025
4Tiêu điểmHội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18
5Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Qua Các Năm
-
Xã Hội 10 Năm 2011-2020, Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Kinh Tế Việt Nam 2020: Một Năm Tăng Trưởng đầy Bản Lĩnh
-
Tăng Trưởng GDP Trong 10 Năm Qua Của Việt Nam
-
(Interactive) GDP Của Việt Nam Qua 35 Năm đổi Mới
-
Vị Thế Và Cơ đồ Kinh Tế Việt Nam 12/01/2021 08:51:00 - Chi Tiết Tin
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
WB: Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam đạt 5,5% Năm 2022
-
Thế Giới ấn Tượng Với Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam - Báo Lao động
-
Tăng Trưởng GDP Kỳ Vọng Cả Năm - Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam ...
-
Dự Báo Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Phục Hồi Mạnh Trong Năm ...
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Việt Nam Có Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Số Cao
-
'Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Thuộc Nhóm Cao Nhất Thế ...
-
Tiềm Năng To Lớn Của Nền Kinh Tế Số Việt Nam
-
Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Hơn Mức Bình Quân Của 5 ...
-
Một Số Nét Kinh Tế Việt Nam