'Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Thuộc Nhóm Cao Nhất Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội sáng 20-5 - Ảnh: THQH
"Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta đạt mức 7,08%, cao nhất kể từ năm 2008 và thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới", Phó thủ tướng Trương Hoà Bình nói.
GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD
Theo phó thủ tướng, tình hình kinh tế - xã hội quý 4 chuyển biến tích cực, góp phần mang lại kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của năm 2018 - năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
"Chúng ta đã đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,08% - cao nhất kể từ năm 2008, thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. GDP bình quân đầu người đạt 2.590 USD", ông Trương Hòa Bình nói.
"Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách nhà nước vượt 8% so với dự toán, bội chi ngân sách 3,46% GDP, nợ công ở mức 58,4% GDP. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đạt nhiều kết quả quan trọng".
Cùng với đó, công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng được triển khai quyết liệt; xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, được dư luận xã hội quan tâm, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường; uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
Về kết quả của những tháng đầu năm 2019, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua. Tăng trưởng kinh tế GDP quý I đạt 6,79%. Tổng thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm tăng 13,9%, đạt 36,7% dự toán năm.
Công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được đẩy mạnh; tình hình thị trường, giá cả ổn định, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, không để thiếu hàng, sốt giá trong những dịp lễ, tết. Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, xăng dầu, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Các đại biểu Quốc hội hát quốc ca trong phiên khai mạc - Video: THQH
7 giải pháp then chốt
Với những kết quả đã đạt được, Phó thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng trong thời gian tới, tình hình kinh tế thế giới, khu vực dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; nhất là xung đột thương mại, điều chỉnh chính sách giữa các nước lớn và những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế; cạnh tranh ngày càng gay gắt trên nhiều mặt.
Trong khi đó, nền kinh tế nước ta còn những hạn chế, yếu kém. Nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuối năm 2019 và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ là rất nặng nề. Từ đây, Chính phủ đưa ra 7 giải pháp cho thời gian tới.
Bảy giải pháp này bao gồm: Kiên định mục tiêu củng cố nền tảng vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng; Thực hiện quyết liệt cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Chủ động đẩy mạnh thông tin và truyền thông; tăng cường công tác phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể.
Biến lời nói thành hành động, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp sáng 20-5 - Ảnh: THQH
Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân, cùng cộng đồng doanh nghiệp phải nỗ lực phấn đấu cao nhất, nêu cao tinh thần đoàn kết, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, biến lời nói thành hành động, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đặt ra trong năm 2019.
Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7: Bức xúc gian lận thi cử, lo lắng TNGTTTO - 9h sáng nay 20-5, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7. Báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của MTTQ Việt Nam cho thấy cử tri lo lắng trước nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa qua, nhất là tệ nạn lái xe dùng rượu, bia, ma túy...
Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Qua Các Năm
-
Xã Hội 10 Năm 2011-2020, Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
-
Tổng Quan Về Việt Nam - World Bank
-
Kinh Tế Việt Nam 2020: Một Năm Tăng Trưởng đầy Bản Lĩnh
-
Tăng Trưởng GDP Trong 10 Năm Qua Của Việt Nam
-
(Interactive) GDP Của Việt Nam Qua 35 Năm đổi Mới
-
Vị Thế Và Cơ đồ Kinh Tế Việt Nam 12/01/2021 08:51:00 - Chi Tiết Tin
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Năm 2020 Và Triển Vọng Năm 2021 (18 ...
-
Kinh Tế Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
WB: Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam đạt 5,5% Năm 2022
-
Thế Giới ấn Tượng Với Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam - Báo Lao động
-
Kinh Tế Việt Nam đang Trở Lại Quỹ đạo Tăng Trưởng Nhanh
-
Tăng Trưởng GDP Kỳ Vọng Cả Năm - Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam ...
-
Dự Báo Tăng Trưởng GDP Của Việt Nam Phục Hồi Mạnh Trong Năm ...
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Việt Nam Có Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Số Cao
-
Tiềm Năng To Lớn Của Nền Kinh Tế Số Việt Nam
-
Phấn đấu Tốc độ Tăng Trưởng Kinh Tế Cao Hơn Mức Bình Quân Của 5 ...
-
Một Số Nét Kinh Tế Việt Nam