Kinh Tế Việt Nam Dự Kiến Tăng Trưởng Khoảng 4,8% Năm 2021: WB
Có thể bạn quan tâm
- Who We Are
- Tin tức
- Trang này bằng: VI dropdown
- English
- Tiếng Việt
- English
- In
- Tweet
- Share
- Share
-
- Digg
- 人人网
- Stumble Upon
- Delicious
- 新浪微博
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2021 — GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm. Dự báo này, thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm Ngân hàng Thế giới đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế.
Dự báo trên được đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Điểm lại – là báo cáo cập nhật kinh tế sáu tháng về tình hình kinh tế Việt Nam được ra mắt hôm nay – trong đó chỉ ra những nỗi đau kinh tế liên quan đến đợt dịch COVID-19 bùng phát gần đây. Các biện pháp hạn chế đi lại của Chính phủ nhằm kiềm chế đại dịch đã có ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Trong tháng 07, doanh số bán lẻ giảm 19,8% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 04 năm 2020, trong khi Chỉ số sức mua hàng (PMI) cũng giảm đáng kể. Về kinh tế đối ngoại, cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển sang thâm hụt trong vài tháng qua, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phần nào thể hiện sự thận trọng. Các chuỗi cung ứng và các khu công nghiệp bị gián đoạn do dịch COVID-19 tái bùng phát diện rộng dường như đã buộc các đơn vị xuất khẩu phải tạm thời đóng cửa nhà máy hoặc đình hoãn sản xuất.
“Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch COVID-19 bùng phát hiện nay, hiệu quả triển khai vắc-xin, và hiệu suất của các biện pháp tài khóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình bị ảnh hưởng, và để kích thích phục hồi,” theo lời ôngRahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. “Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.”
Báo cáo khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý những hệ quả xã hội của khủng hoảng COVID-19 bằng cách cải thiện chiều sâu và hiệu quả của các chương trình an sinh xã hội. Các cấp chính quyền cũng cần cảnh giác với rủi ro gia tăng ở khu vực tài chính, cụ thể là cần quan tâm đến nợ xấu. Chính sách tài khóa cũng cần được quan tâm hơn nữa vì các nhà hoạch định chính sách cần tìm cách cân đối cho phù hợp giữa nhu cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế và nhu cầu duy trì nợ công ở mức bền vững.
Bên cạnh phân tích về những xu hướng gần đây của nền kinh tế, ẩn phẩm kỳ này, dưới tiêu đề "Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai", đi sâu vào những gì Việt Nam cần thực hiện để đạt được tham vọng trở thành một trong những nền kinh tế số tiên tiến nhất trên thế giới. Khủng hoảng COVID-19 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số của nền kinh tế trong nước khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cung cấp dịch vụ trực tuyến. Chính phủ cũng tăng cường số hóa các thủ tục và cơ sở dữ liệu của mình.
Báo cáo cho rằng cũng giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số hay không sẽ không phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo ra những đột phá về công nghệ mà được quyết định bởi năng lực khai thác được nhiều nhất những công nghệ số được phát triển ở các quốc gia khác.
Ngoài hạ tầng hiện đại, có ba giải pháp được đề ra nhằm xây dựng năng lực số cho quốc gia với Chính phủ đóng vai trò trung tâm. Các nhà hoạch định chính sách cần khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động có được những kỹ năng phù hợp để tận dụng quá trình chuyển đổi số, bồi dưỡng năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp thông qua cạnh tranh và hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp và nhân tài trong nước, đồng thời thúc đẩy khả năng truy cập, chất lượng và an ninh thông tin. Ba định hướng chính sách đó đòi hỏi Chính phủ phải can thiệp khéo léo và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân theo hướng minh bạch đầy đủ để tránh bị lạm dụng bởi lợi ích nhóm cả ở khu vực công và tư nhân.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ: 2022/011/EAPLiên lạc
Hà Nội
Lê Thị Quỳnh Anh (+84-24) 3937-8362 ale5@worldbank.orgLIÊN QUAN
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI- TẢI BÁO CÁO
- XEM ĐỒ HỌA TÓM TẮT
- TẢI BÀI TRÌNH BÀY
Từ khóa » Tốc độ Tăng Gdp Của Nhật Bản Duy Trì ở Mức Hai Con Số Trong Giai đoạn
-
Kinh Tế Nhật Bản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Không Có Tiêu đề
-
GDP Tăng 5,64%: Phản ánh Sát Thực Bức Tranh Kinh Tế 6 Tháng đầu ...
-
Kinh Tế Nhật Bản Tăng Trưởng Quý Thứ Tám Liên Tiếp - Tin Bộ Tài Chính
-
Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Của Nhật Bản Và Những Khuyến Nghị ...
-
Một Số Nét Chính Về Tình Hình Kinh Tế Việt Nam - Embassy Japan
-
[DOC] Xã Hội 10 Năm 2011-2020, Xây Dựng Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Phấn đấu Năm 2025, GDP Bình Quân đầu Người đạt Khoảng 4.700 ...
-
Kinh Tế Việt Nam 2021 Và Covid-19: Lạc Quan, đau Thương Rồi Hy Vọng
-
TTWTO VCCI - Quy Mô Thị Trường Đức
-
[PDF] Việt Nam Cần Những Gì để đạt được Khát Vọng Tăng Trưởng Dài Hạn?
-
Tổng Cục Thống Kê: Kinh Tế 5 Thành Phố Lớn Tăng Trưởng Không ...
-
Sức Sống Và Triển Vọng Kinh Tế Việt Nam 2022 - Tạp Chí Ngân Hàng
-
Một Số Thành Tựu Nổi Bật Sau 35 Năm đổi Mới đất Nước
-
Tình Hình Phát Triển Kinh Tế - Chi Tiết Tin - Quảng Trị - Cổng Thông Tin
-
Tổng Quan Kinh Tế Thế Giới Quý IV Và Năm 2021
-
Hội Thảo đánh Giá Kinh Tế Việt Nam Năm 2020, Triển Vọng Năm 2021