Kinh Tế Xây Dựng - UTT

Kinh tế xây dựng

  • 15-03-2016 15:09
  • Ngành Kinh tế
Chia sẻ

Tại sao chúng tôi chọn ngành Kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng là ngành học có kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, quản lý. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp rất đa dạng, có thể đảm nhiệm được nhiều vị trí với vai trò khác nhau.

Sinh viên tiêu biểu Sinh viên Khóa 65 Ngành Kinh tế xây dựng

Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

1. Nền tảng chương trình

Sinh viên ngành kinh tế xây dựng của trường Đại học công nghệ GTVT được trang bị những kiến thức trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về cơ sở kỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ xây dựng, kiến thức về tài chính, kinh tế và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có:

1) Trình độ lý luận, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

2) Hiểu biết về kết cấu; trình tự, biện pháp tổ chức thi công các công trình xây dựng.

3) Kiến thức về tài chính- kế toán trong doanh nghiệp và ứng dụng để thực hành các nghiệp vụ về quản lý tài chính và kế toán trong doanh nghiệp xây lắp.

4) Kiến thức khoa học về kinh tế, quản lý và ứng dụng vào việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng, hiệu quả kinh tế của các giải pháp thiết kế, công nghệ kỹ thuật thi công xây dựng công trình.

5) Khả năng thu thập thông tin, gia công, sử lý phân tích thông tin nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo triển vọng về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp xây dựng.

6) Khả năng tiếp cận các kiến thức về công nghệ cần thiết cho công tác tư vấn, giám sát, quản lý dự án xây dựng.

7) Năng lực thiết kế và tổ chức điều hành một hệ thống, một thành tố của hệ thống hay một quá trình sản xuất, có khả năng phối hợp để làm việc theo nhóm có hiệu quả.

7) Sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng như kế toán, dự toán, quản lý dự án...

8) Khả năng sử dụng ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu của công việc chuyên môn.

9) Năng lực tiếp thu, cập nhật kiến thức, có kỹ năng để thích nghi với sự biến động của môi trường hoạt động, sự phát triển của Khoa học- Công nghệ trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

10) Ý thức công dân, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

2. Chương trình học toàn khóa

Cấu trúc chương trình đào tạo

I. Kiến thức Giáo dục đại cương:

Học phần bắt buộc

1.Những nguyên lý cơ bản của CN Mác Lênin

5.Tiếng Anh

2.Tư tưởng Hồ Chí Minh

6.Toán cao cấp

3.Đường lối cách mạng của Đảng CSVN

7. Lý thuyết xác suất thống kê

4.Pháp luật Việt Nam đại cương

8.Tin học đại cương

Học phần tự chọn (2 học phần/4 học phần)

1.Môi trường trong GTVT

3.Soạn thảo văn bản

2.Phương pháp nghiên cứu khoa học

4.Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

II. Kiến thức cơ sở ngành

Học phần bắt buộc

Học phần tự chọn theo nhóm ngành

1. Vẽ kỹ thuật

Nhóm 1: Giao thông

Nhóm 2: DD – CN

2. Cơ kỹ thuật

1. Thiết kế Đường

1.Kiến trúc DD và CN

3. Địa kỹ thuật

2. Xây dựng Đường

2 .Kết cấu nhà DD- CN

4. Trắc địa

3. Thiết kế Cầu

3. Cấp thoát nước

5. Kinh tế học

4. Xây dựng Cầu

4. Kỹ thuật thi công

6. Vật liệu xây dựng

Tự chọn khác (2/4 học phần)

7. Kết cấu thép và Bê tông cốt thép

1. Quản trị học

8. Máy xây dựng

2. Luật xây dựng

9. Nguyên lý kế toán

3. Thiết kế Đường sắt

10. Kinh tế lượng

4. Công trình Cảng – Đường thủy

III. Kiến thức chuyên ngành

Học phần bắt buộc

1. Tiếng Anh chuyên ngành

11. Định giá sản phẩm xây dựng

2. Thống kê xây dựng

12. Đồ án dự toán xây dựng công trình

3. Định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng

13. Tổ chức và quản lý thi công công trình XD

4. Đồ án định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng

14. Đồ án lập hồ sơ dự thầu XD công trình

5. Kế toán xây dựng cơ bản

15. Phân tích hoạt động KT của DN xây dựng

6. Đồ án kế toán xây dựng cơ bản

16. Đồ án phân tích HĐKT của DN xây dựng

7. Tài chính doanh nghiệp xây dựng

17. Thực tập nghiệp vụ 1( Tại doanh nghiệp)

8. Kinh tế xây dựng

18. Thực tập nghiệp vụ 2( Tại doanh nghiệp)

9. Kinh tế đầu tư

19. Thực tập tốt nghiệp( Tại doanh nghiệp)

10. Quản trị dự án đầu tư

20. Đồ án tốt nghiệp

Các học phần tự chọn ( 2/5 học phần)

1. Tin học ứng dụng

4. Hệ thống thông tin quản lý

2. Quản trị kinh doanh xây dựng

5. Điều tra qui hoạch xây dựng

3. Giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp
  • Khả năng nghiên cứu độc lập, tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
  • Chuyên gia tư vấn lập dự án, dự toán; thẩm tra thuyết minh dự án, dự toán thiết kế;
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành kinh tế xây dựng.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
  • Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư kinh tế xây dựng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, các công ty tư vấn xây dựng, các ban quản lý dự án, các doanh nghiệp xây lắp, các tổ chức ngân hàng, kho bạc, kiểm toán. Cụ thể là:

    1) Quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản: Quản lý thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng cơ bản; lập, thẩm định dự án đầu tư, lập các kế hoạch triển khai dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, kiểm soát ngân sách và chi phí thực hiện dự án tại các ban quản lý dự án của các cơ quan quản lý Nhà nước, của các tổ chức, doanh nghiệp, các công ty tư vấn.

    2) Lập kế hoạch dự thầu, dự toán dự thầu, kiểm soát chi phí và thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán chi phí phí xây dựng, quản lý tài chính, vật tư, kỹ thuật, tham gia tổ chức và điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp, các đơn vị thi công xây dựng.

    3) Thẩm định dự án đầu tư xây dựng, kiểm toán xây dựng tại các cơ quan kiểm toán, ngân hàng, kho bạc.

    4) Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý trong xây dựng tại các cơ quan nghiên cứu.

Tổ hợp môn xét tuyển

Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
Kinh tế xây dựng 7580301

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán, Vật lí, Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Toán,Hóa học,Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh/Tiếng Pháp

Từ khóa » Nguyên Lý Kinh Tế Và Quản Lý Xây Dựng