Kinh Thánh Nói Gì Về Sự Tức Giận?
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách ...
Dành vĩnh hằng với Thiên Chúa
Nhận sự tha thứ từ Thượng Đế
Câu hỏi Kinh thánh nói gì về sự tức giận? Trả lời Kiềm chế cơn giận là một chủ đề quan trọng. Theo báo cáo của những nhà tâm vấn Cơ Đốc thì có 50% người đến tư vấn về những vấn đề có liên quan đến sự tức giận. Sự tức giận có thể phá hủy sự giao tiếp và làm đỗ vỡ các mối liên hệ và hủy hoại cả niềm vui và sức khỏe của nhiều người. Đáng buồn là con người có khuynh hướng biện minh cho cơn giận của họ thay vì nhận lấy trách nhiệm về nó. Mọi người đều tranh đấu với sự tức giận ở nhiều cấp độ khác nhau. Cảm tạ Chúa, Lời Ngài chứa đựng nhiều nguyên tắc về việc làm thế nào để kiềm chế cơn giận một cách tin kính Chúa và cách để chiến thắng cơn giận tội lỗi. Sự tức giận không phải lúc nào cũng là tội. Có một loại tức giận mà Kinh thánh chấp nhận thường được gọi là “sự phẫn nộ chính đáng”. Đức Chúa Trời tức giận (Thi thiên 7:11; Mác 3:5) và tín đồ phải kiềm chế cơn giận (Ê-phê-sô 4:26). Hai chữ Hy Lạp được sử dụng trong Tân Ước là chữ “con giận” trong tiếng Anh. Một có nghĩa là “cảm xúc mạnh mẽ, sức mạnh” và một có nghĩa là “kích động, sôi sục”. Theo Kinh thánh, cơn giận là sức mạnh Chúa ban để giúp chúng ta giải quyết những vấn đề. Những ví dụ về sự tức giận trong Kinh thánh bao gồm sự đối đầu của Phao-lô với Phi-e-rơ vì tấm gương xấu của Phi-e-ơ trong Ga-la-ti 2:11-14, sự khó chịu của vua Đa-vít khi nghe tiên tri Na-than chia sẻ về sự bất công (II Sa-mu-ên 12), và sự tức giận của Chúa Giê-xu về việc một số người Do Thái đã làm ô uế sự thờ phượng tại đền thờ của Chúa ở Giê-ru-sa-lem (Giăng 2:13-18). Chú ý ở đây rằng không có một ví dụ nào trong số những ví dụ về sự tức giận này có liên quan đến sự tự vệ, nhưng mà là sự phòng ngự của người khác hay là của một nguyên tắc. Sự tức giận biến thành tội lỗi khi nó có động cơ ích kỷ (Giăng 1:20), khi mục đích của Chúa bị xuyên tạc (I Cô-rinh-tô 10:31), hay khi cứ giữ sự tức giận trong lòng (Ê-phê-sô 4:26-27). Thay vì sử dụng sức mạnh được tạo ra bởi sự tức giận để tấn công vấn đề trước mắt, thì chính người sử dụng lại là người bị tấn công. Ê-phê-sô 4:15-19 nói rằng chúng ta phải nói lẽ thật bằng tình yêu thương và sử dụng lời nói của chúng ta gây dựng người khác, không cho phép những lời nói khó chịu hay tiêu cực ra từ miệng chúng ta. Không may thay, lời nói có độc này là đặc điểm chung của người sa ngã (Rô-ma 3:13-14). Sự tức giận trở thành tội lỗi khi nó được phép tuôn tràn ra mà không kiềm chế, dẫn đến một viễn cảnh mà trong đó sự tổn thương nhân lên gấp bội (Châm ngôn 29:11), để lại sự phá hủy ngay sau nó, mà thường là những hậu quả không thể sửa lại được. Sự tức giận cũng trở thành tội lỗi khi người tức giận khước từ sự nguôi ngoai, cứ nắm giữ sự oán giận hay để nó ở trong lòng (Ê-phê-sô 4:26-27). Điều này có thể gây ra sự trầm cảm và cáu gắt với những điều nhỏ nhặt mà thường là những điều không có liên quan đến vấn đề gây ra sự tức giận. Chúng ta có thể kiềm chế cơn giận theo Kinh thánh bằng cách nhận ra và thừa nhận sự tức giận ích kỷ hay là cách xử lý sai cơn giận của chúng ta là tội lỗi (Châm ngôn 28:13; I Giăng 1:9). Sự thú nhận này nên được xưng ra trước Chúa và cả những người đã bị tổn thương bởi cơn giận của chúng ta. Chúng ta không nên đánh giá thấp tội lỗi này bằng cách biện hộ hay đổ lỗi cho người khác cách sai lầm. Chúng ta có thể kiềm chế cơn giận theo Kinh thánh bằng cách nhìn Chúa trong thử thách. Điều này đặc biệt quan trọng khi người nào đó đã làm điều gì đó xúc phạm chúng ta. Gia-cơ 1:2-4, Rô-ma 8:28-29 và Sáng thế ký 50:20 đều chỉ ra sự thật rằng Chúa là Đấng có toàn quyền và hoàn toàn điều khiển trên mọi hoàn cảnh và con người bước vào cuộc sống của chúng ta. Không có điều gì xảy ra với chúng ta mà Ngài không khiến hay không cho phép. Và theo những câu Kinh thánh này (Thi thiên 145:8,9,17) thì Chúa là Đức Chúa Trời tốt lành, là Đấng cho phép mọi điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta vì sự tốt lành của chúng ta và sự tốt lành của người khác. Hãy suy gẫm lẽ thật này cho đến khi nó chuyển từ tâm trí chúng ta đến tấm lòng của chúng ta sẽ biến đổi cách chúng ta phản ứng lại với những người làm tổn thương chúng ta. Chúng ta có thể kiềm chế cơn giận theo Kinh thánh bằng cách nhường chỗ cho cơn thạnh nộ của Chúa. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong những trường hợp bất công, khi mà con người “tội lỗi” đối xử không công bằng với người “vô tội”. Sáng thế ký 50:19 và Rô-ma 12:19 đều nói rằng chúng ta không được đóng vai Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng công bình và chúng ta có thể tin cậy Ngài là Đấng biết hết mọi điều và nhìn thấy mọi điều để hành động cách công bình (Sáng thế ký 18:25). Chúng ta có thể kiềm chế cơn giận theo Kinh thánh bằng cách đừng quay lại với tội lỗi vì sự tốt lành (Sáng thế ký 50:21; Rô-ma 12:21). Đây là điểm mấu chốt để biến đổi cơn giận của chúng ta thành tình yêu thương. Như hành động của chúng ta xuất phát từ tấm lòng thì cũng vậy tấm lòng của chúng ta có thể được biến đổi bởi hành động của chúng ta (Ma-thi-ơ 5:43-48). Nghĩa là chúng ta có thể thay đổi cảm xúc của chúng ta đối với người khác bằng cách thay đổi cách chúng ta chọn để hành động đối với người đó. Chúng ta có thể kiềm chế cơn giận theo Kinh thánh bằng cách giao tiếp để giải quyết vấn đề. Có bốn nguyên tắc cơ bản của sự giao tiếp được chia sẻ trong Ê-phê-sô 4:14, 25-32: 1) Nói cách thành thật (Ê-phê-sô 4:13,25). Con người không thể đọc được suy nghĩ của nhau. Chúng ta phải dùng tình yêu thương nói ra lẽ thật. 2) Giữ bình tĩnh (Ê-phê-sô 4:26-27). Chúng ta không được để cho điều đang khiến chúng ta bực mình phát triển thêm lên cho đến khi chúng ta mất kiểm soát. Quan trọng là chúng ta phải xử lý và chia sẻ điều đang khiến chúng ta bực mình trước khi nó bùng phát. 3) Hãy tấn công vấn đề chứ không phải con người (Ê-phê-sô 4:29,31). Thêm vào đó, chúng ta phải nhớ tầm quan trọng của việc giữ cho âm lượng của giọng nói chúng ta thấp (Châm ngôn 15:1). 4) Hành động chứ không phản ứng lại (Ê-phê-sô 4:31-32). Bởi vì bản chất sa ngã của chúng ta cho nên sự thôi thúc đầu tiên của chúng ta thường là sự thôi thúc tội lỗi (câu 31). Khoảng thời gian trong việc “đếm đến 10” nên được sử dụng để suy nghĩ cách phản ứng đẹp lòng Chúa (câu 32) và nhắc nhở chính mình rằng làm thế nào để giải quyết sự tức giận chứ không phải tạo ra những vấn đề khác lớn hơn. Cuối cùng, chúng ta phải hành động để giải quyết phần vấn đề của chúng ta (Công vụ 12:18). Chúng ta không thể điều khiển cách người khác hành động hay phản ứng, nhưng chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi bằng cách thay đổi từ phía chúng ta. Vượt qua được tâm trạng tức giận không phải là chuyện một sớm một chiều mà làm được. Nhưng thông qua sự cầu nguyện, học Kinh thánh, và tin cậy vào Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì có thể vượt qua được cơn giận không tin kính. Khi chúng ta đã cho phép cơn giận xâm chiếm vào trong cuộc sống của mình như một thói quen thì chúng ta cũng phải tiến hành đối phó lại nó một cách nghiêm túc cho đến khi điều đó trở thành một thói quen. English Trở lại trang chủ tiếng Việt Kinh thánh nói gì về sự tức giận? Chia sẻ trang này: © Copyright Got Questions MinistriesTừ khóa » Con Giận Hay Giận
-
Làm Gì Nếu Trẻ Hay Cáu Giận? | Vinmec
-
Cơn Giận Dữ Khủng Khiếp - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Con Hay Cáu Giận Chứng Tỏ Cha Mẹ Không Biết Kiểm Soát Cảm Xúc
-
Cha Mẹ Nên Làm Gì Khi Con Giận Dữ? - Manulife
-
7 Bí Quyết đối Phó Với Bé Hay Giận Dỗi - Hello Bacsi
-
Con Trai Hay Giận Dỗi Là Người Như Thế Nào? - Cool Mate
-
Trẻ Sơ Sinh Có Biết Giận Không? - MarryBaby
-
Tại Sao Trẻ Hay Nóng Tính, Tính Nóng Giận, Bực Bội Có Di Truyền
-
Làm Thế Nào để Kiềm Chế Cơn Giận Với Con? - Kiengurubrand
-
Dạy Trẻ Cách đối Phó Với Những Cơn Tức Giận Thường Ngày - YouMed
-
Chứng Bệnh "nổi điên" Bất Thường
-
Kiểm Soát Cơn Giận Thông Minh Và Những Bài Học Từ Cơn Thịnh Nộ
-
Hiểu Về Cơn Giận Dỗi ở Trẻ - Vinschool