Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu - Drugs Of Canada

Contents

  • 1 Kinh thủ thiếu dương tam tiêu bứt đầu từ góc ngoài chân móng ngón 4, xuống mu tay dọc kẽ xương đốt bàn tay 4-5 xuống cổ tay ở phía sau cẳng tay đi giữa xương trụ và xương quay, qua mỏm khuỷu, qua sau ngoài cánh tay xuống vai, vào hố thượng đòn vào phủ tạng.
    • 1.1 Chỉ định chữa bệnh
    • 1.2 Vị trí các huyệt thường dùng

Kinh thủ thiếu dương tam tiêu bứt đầu từ góc ngoài chân móng ngón 4, xuống mu tay dọc kẽ xương đốt bàn tay 4-5 xuống cổ tay ở phía sau cẳng tay đi giữa xương trụ và xương quay, qua mỏm khuỷu, qua sau ngoài cánh tay xuống vai, vào hố thượng đòn vào phủ tạng.

Một nhánh từ ngực ( đản trung) đi lên hố thượng đòn, lên gáy, lên xương chũm, vòng quanh tai đến chỗ trũng ngang trước nhĩ bình rồi đến tận cùng đầu ngoài cung lông mày.

Chỉ định chữa bệnh

  • Tại chỗ theo đường đi của kinh

Đau răng, liệt dây thần kinh VII ngoại biên

Đau khớp vai, đau khớp khuỷu, đau cổ tay, bàn tay

Đau vai gáy, liệt chi trên.

  • Toàn thân

Chữa đau nửa đầu, ù tai, điếc,

Chữa cảm mạo, hạ sốt.

Vị trí các huyệt thường dùng

kinh thủ thái dương tam tiêu

Kinh thủ thái dương tam tiêu có 23 huyệt theo thứ tự: quan xung, dịch môn, trung chữ, dương trì, ngoại quan, chi câu, hội tông, tam dương lạc, tứ độc, thiên tỉnh, thanh lãnh uyên, tiêu lạc, nhu hội, kiên liêu, thiên liêu, thiên dũ, ế phong, khế mạch, lư tức, giác tôn, nhĩ môn, hòa liêu, ty trúc không.

Các huyệt thường dùng

  • Quan xung

Vị trí: ở cách 2 mm góc trong chân móng ngón nhẫn

Tác dụng: chữa đau đầu, viêm màng tiếp hợp, ù tai, viêm họng, đau cẳng tay, sốt cao, đau lưng.

Châm cứu: châm sâu 0,1 thốn hoặc dùng kim tam lăng chích nặn máu, cứu 3-5 phút.

  • Dương trì (huyệt nguyên)

Vị trí: huyệt ở mặt sau nếp gấp cổ tay, giữa gân cơ duỗi chung và gần cơ duỗi riêng ngón út.

Tác dụng: chữa ù tai, điếc, đau cổ tay, cánh tay, sốt rét, miệng họng khô

Châm cứu: châm sâu 0,3 thốn, cứu 5-7 phút.

  • Ngoại quan (huyệt lạc với kinh tâm bào lạc)

Vị trí: ở trên dương trì hai thốn, giữa khe xương trụ và xương quay.

Tác dụng: chữa sốt cao, đau đầu, ù tai, điếc, viêm tuyến mang tai, đau cánh tay, cổ tay.

Châm cứu: châm sâu 0,5 – 0,8 thốn, cứu 5-7 phút.

  • ế phóng

Vị trí: ở chỗ trùng giữa xương chũm và ngành lên xương hàm dưới (huyệt ở phía sau dái tai)

Tác dụng: chữa ù tai, điếc tai, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, viêm tuyến mang tai.

Châm cứu: châm sâu 0,5- 1 thốn, cứu 3-5 phút.

  • Nhĩ môn

Vị trí: chỗ trũng ngang trước trên bình nhĩ

Tác dụng: chữa ù tai, điếc tai, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, viêm tuyến mang tai.

Châm cứu: châm sâu 0,3 thốn, cứu 3-5 phút.

  • Ty trúc không

Vị trí: ở chỗ trũng tận cùng đầu ngoài cung lông mày.

Tác dụng: chữa đau đầu, viêm màng tiếp hợp, liệt dây thần kinh số VII ngoija biên, đau răng, động kinh, chóng mặt.

Châm cứu: châm sâu 0,3 thốn, luồn kim dưới da.

coppy ghi nguồn: https://drugsofcanada.com

link bài viết: kinh thủ thiếu dương tam tiêu

Từ khóa » đường Kinh Tam Tiêu Là Gì